![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cả một thời tuổi trẻ vất vả lo kinh tế để chồng rảnh rang theo đuổi học hành, khi chồng công tác trên thành phố thì một tay chăm mẹ già, quán xuyến gia đình và nuôi dạy 2 con nhỏ...
Sự hi sinh của bà Hằng cho chồng, cho con biết bao nhiêu mà kể xiết. Ai cũng bảo chỉ thời gian ngắn nữa thôi bà sẽ tha hồ mà hưởng phúc bởi người tử tế như ông Lâm khi nghỉ hưu sẽ phải bù đắp cho vợ nhiều lắm. Vậy mà khi ông vừa trở về bên bà chưa được bao lâu thì ngã bệnh hiểm nghèo.
Những ngày cuối đời của ông, bà hết lòng chăm sóc. Vậy mà một hôm, ông Lâm nắm chặt tay vợ xin lỗi bà rồi thú nhận lâu nay mình đã có vợ bé con riêng bên ngoài. Bà Hằng choáng váng nhưng rồi cuối cùng cũng chấp nhận cho ông thỏa ước nguyện cuối đời là cho vợ bé, con riêng về nhận họ hàng.
Ảnh minh họa.
Tôi đem chuyện kể với mẹ chồng, cứ nghĩ bà cũng sẽ giống tôi oán trách ông Lâm và chỉ trích sự bao dung “dại dột” của bà Hằng. Không ngờ mẹ chồng tôi tiết lộ một bí mật khác: Chuyện chồng có vợ bé thực ra bà Hằng đã biết từ rất lâu. Cuộc hôn nhân cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy của ông bà lâu nay gắn kết bằng cái nghĩa vợ chồng chứ không phải bằng tình yêu nữa. Chính vì bà Hằng là người vợ đảm đang hết lòng vì chồng con, là cô con dâu hiếu nghĩa với nhà chồng không có gì chê trách được mà ông Lâm không thể bội nghĩa, dứt tình với bà.
Trước đây, khi ổn định công việc trên thành phố, ông Lâm cũng đã về quê bàn với bà đưa con cái ra đó sống. Nhưng bà thấy trách nhiệm với cha mẹ hai bên còn nặng, bản thân cũng không thích hợp với cuộc sống phố xá nên đã kiên quyết ở lại quê. Vậy là ông Lâm đành sống cảnh gối chiếc chăn đơn một mình nơi thành phố. Một lần ông Lâm về quê thăm vợ con với dáng vẻ tươm tất khác thường, bà Hằng đã nhận ra sự thay đổi ở chồng. Rồi những lần về sau đó, con người ông toát lên niềm hạnh phúc viên mãn, bà lờ mờ đoán được sự việc.
Mẹ chồng tôi kể, ngày ấy thay vì ghen tuông, đau khổ, bà Hằng lại cảm thấy yên tâm vì cuộc sống của ông bớt thiệt thòi. Đối với bà, ông chẳng ngược đãi, ruồng bỏ, vẫn đối xử tốt, giữ cho bà một gia đình không xáo trộn, con cái được lớn lên trưởng thành trong gia đình bình yên, thế là đủ. Những ngày cuối đời, ông vẫn tìm về bên bà, vẫn xem gia đình này là bến bờ duy nhất. Người phụ nữ bên ngoài kia bao nhiêu năm nay đã thay bà chăm sóc ông mà không đòi hỏi danh phận, cũng chẳng lúc nào có suy nghĩ tìm về giành giật tài sản với mẹ con bà. Ước nguyện cuối đời của ông là để đứa con riêng biết được gốc gác, tổ tông họ hàng của mình. Đó cũng là quyền chính đáng của mỗi đứa trẻ, bà nỡ lòng nào từ chối.
Đó cũng là sự lựa chọn của bà bao năm nay cũng như việc đón nhận và tha thứ lỗi lầm của ông Lâm.
Chị Ngọc xách giỏ, dắt xe đi chợ, miệng lẩm bẩm một câu quen thuộc:
- Riết rồi chẳng biết ăn cái gì!
Chị Ngọc không phải là bà nội trợ vụng về, ngược lại là đằng khác. Người ngoài nhìn vào mâm cơm nhà chị không khỏi trầm trồ. Dinh dưỡng đầy đủ, màu sắc phong phú, thơm ngon. Bữa cơm nhà chị lúc nào ít nhất cũng phải ba món, không có chuyện trùng lặp thực đơn. Vốn khéo tay, chịu khó dành thời gian học hỏi cùng với đam mê nấu nướng, tay nghề chị ngày càng khá hơn. Đi đâu tụ họp bạn bè, chị đều được mọi người ngưỡng mộ và khen ngợi vì biết nấu nhiều món, trình bày đẹp mắt.
Ảnh minh họa.
Nhớ hồi mới quen, anh làm công nhân quèn, ăn tô mì gói không rau không trứng chị làm, cũng vui vẻ kêu ngon đáo để. Cuộc sống ngày càng dễ thở hơn, chị cũng “tăng đô” cho bữa cơm gia đình, nhưng sự hào hứng của chồng con dường như ngày càng tỷ lệ nghịch. Ăn gì cũng kêu ngán. Dọn gì cũng uể oải lấy lệ. Có người nội tướng nào mà chẳng thấy muốn tắt bếp cho xong!
Chị Ngọc chán nản than, chồng mình “vọng ngoại”, chỉ thích quán xá nhà hàng. Bao người mơ một bữa cơm canh nóng sốt, nhiều rau ít béo, đơn giản mà ngon còn không có. Đằng này, chị quan tâm tới bao tử cả nhà, để ý từng sở thích nhỏ trong ăn uống, mà vẫn không đủ sức làm cho mấy cha con hài lòng.
Hôm rồi có bạn rủ qua nhà chơi, tới bữa chồng bạn về, bạn vô tư bảo, anh coi có gì ăn tạm dùm, em bận khách rồi. Chồng bạn vui vẻ xuống bếp, lục đục nấu nướng. Bạn bảo: “Ông chán lắm bà ơi, chẳng biết thưởng thức gì cả, cho gì ăn nấy, không bao giờ ý kiến ý ve. Tui có bày biện nấu nướng gì thì cũng như không, ông buông đũa đứng lên là quên ngay mình vừa được xơi món gì. Có chồng như thế, chả muốn vô bếp chi cho nhọc...”.
Chị Ngọc tần ngần nghĩ, chẳng biết, giữa một ông chồng thờ ơ với chuyện cơm nước, mặc kệ vợ muốn nuôi sao cũng được, với một quý ông cái gì cũng chê bai cấm cảu như chồng mình thì bà vợ nào khổ hơn. Hay đàn bà, vốn chỉ thích loay hoay tự làm khổ mình? Đường đến trái tim đàn ông phải đi qua bao tử, câu ấy quen thật, nhưng muốn làm vừa khẩu vị của chồng cũng không dễ dàng gì. Huống hồ bây giờ là thời của cơm hàng cháo chợ, mở cửa ra là gặp hàng ăn, từ cơm bụi bình dân đến nhà hàng mát rượi…