Cuộc sống người dân vùng đất hai tháng liền không Mặt Trời

Utqiagvik, hay còn được biết đến với cái tên Barrow là một thị trấn nằm ở bang Alaska, thuộc cực bắc của nước Mỹ, có cuộc sống vô cùng khắc nghiệt vào mùa đông.

Do vị trí nằm cách xa đường xích đạo về phía bắc, Utqiagvik cũng giống như các thành phố khác trong Vòng Bắc Cực phải chịu cảnh thiếu mặt trời suốt thời gian khá dài, hay cụ thể là 64 ngày liên tiếp.
Cuoc song nguoi dan vung dat hai thang lien khong Mat Troi
 Utqiagvik, thị trấn có ban đêm kéo dài trong suốt 2 tháng.
Vào ngày 19/11, hơn 5.000 cư dân của thị trấn này đã tận hưởng ánh hoàng hôn cuối cùng của năm 2022, và họ sẽ bắt đầu một cuộc sống không có Mặt Trời cho đến tận ngày 23/1/2023.
Sẽ như thế nào nếu 64 ngày, 1536 giờ không nhìn thấy mặt trời?
Việc thiếu hụt nguồn năng lượng tự nhiên từ Mặt Trời khiến cho nhiệt độ ở vùng này cũng như các vùng khác có cùng vị trí địa lý bị giảm đáng kể. Nền nhiệt tại Utqiagvik thấp hơn 0 độ C vào khoảng 160 ngày trong năm.
Phần lớn cư dân ở đây là người Iñupiat Alaska bản địa. Họ đã sinh sống ở vùng cực suốt hàng nghìn năm qua. Trong lịch sử, người Iñupiat đã chịu đựng và sống sót bất chấp khí hậu khắc nghiệt nhờ vào việc săn bắt cá voi, tuần lộc, hải cẩu và các loài chim. 
Cư dân của thị trấn Utqiagvik thường làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau với mục đích chung là để phục vụ cho công tác khai thác mỏ dầu ở gần đó. Việc ăn uống hằng ngày thường phải dựa vào các nguồn thực phẩm tự cung tự cấp do vị trí hẻo lánh của họ. Mùa xuân hàng năm, cộng đồng dân cư lại tụ tập để kỷ niệm mùa săn cá voi thành công.
Tuy nhiên, việc khí hậu bị biến đổi đã khiến cho quá trình săn bắn trở nên khó khăn hơn. Băng không còn nhiều nên người dân địa phương không còn thấy một số loài như hải cẩu, hải mã, gấu Bắc Cực xuất hiện thường xuyên nữa.
So với các bang còn lại của nước Mỹ, phần lớn cư dân ở Utqiagvik có cuộc sống tách biệt. Tuy du lịch đã phát triển hơn trong những năm gần đây, nhưng tổng số nhà hàng trong thị trấn chỉ dừng lại ở con số 5.
Ông Myron và vợ mình, bà Susan McCumber đang kinh doanh một nhà nghỉ 12 phòng tại thị trấn. Khách của họ chủ yếu là những đoàn du lịch đến từ Brazil. Nói về cuộc sống ở Alaska, ông cho biết người dân tại đây có suy nghĩ khá độc lập: "Dù thuộc nước Mỹ nhưng cuộc sống nơi đây khá tách biệt".
Cuoc song nguoi dan vung dat hai thang lien khong Mat Troi-Hinh-2
 Hoạt động kinh doanh gặp nhiều thách thức do điều kiện thiếu sáng.
Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ở Utqiagvik cũng đi kèm với những thách thức riêng. Cụ thể là giá cả thực phẩm. Vì quá trình vận chuyển hàng hoá đến đây tốn rất nhiều công sức, đặc biệt là trong thời điểm bóng tối đang bao trùm như hiện tại, nên giá cả hàng hoá thường sẽ bị tăng lên gấp nhiều lần khi đến được với tay người tiêu dùng.
Chẳng hạn, một chai nước khoáng bình thường được mua ở Walmart có giá 6 USD (khoảng 147.000 đồng), thì ở đây được bán với giá 48 USD (hơn 1,1 triệu đồng), tương đương tăng gấp 8 lần. Hộp sữa có thể tích 4 lít được bán với giá 14 USD (khoảng 345.000 đồng), và một túi bột giặt giá 98 USD (khoảng 2,4 triệu đồng).
Với mức chi phí và cách sống như thế, bạn nghĩ mình có thể sống sót trong 2 tháng mà không có Mặt Trời và nhiệt độ dưới mức đóng băng hay không?

Kỳ lạ thị trấn dát 72.000 tấn kim cương tàng hình

Ở Nördlingen, thị trấn “dát” 72.000 tấn kim cương ở bang Bavaria của Đức, người ta thường hay đùa rằng du khách tới đây chỉ cần hít thở thôi cũng đủ giàu rồi.

Thị trấn Nördlingen, tại bang Bavaria của Đức, trở nên nổi tiếng khi phát hiện khối lượng 72.000 tấn kim cương ẩn giấu dưới các tòa nhà. Do đó, Nördlingen được mệnh danh là thị trấn “dát” 72.000 tấn kim cương.
Tạp chí Smithsonian cho biết, lượng kim cương ở đây bao phủ khắp thị trấn, chúng xuất hiện từ khoảng 15 triệu năm trước. Lúc đó có một tiểu hành tinh di chuyển với tốc độ khoảng gần 25km/giây va chạm với Trái Đất và tạo ra hàng triệu hạt kim cương, vương vãi khắp khu vực mà nay là thị trấn Nördlingen.

Thị trấn kỳ lạ chỉ có một cư dân duy nhất sinh sống

Bà Elsie Eiler, 88 tuổi, hiện nay là cư dân duy nhất còn sinh sống tại thị trấn Monowi, bang miền trung Nebraska (Mỹ). Đồng thời, bà cũng là thị trưởng, thủ quỹ, thư kí, kiêm nhân viên thu quỹ ở nơi này.

Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song

Monowi ở bang Nebraska, là thị trấn hợp pháp duy nhất ở Mỹ chỉ có một người sinh sống. Cư dân duy nhất tại thị trấn Monowi là bà Elsie Eiler. Đồng thời, bà cũng là thị trưởng, thủ quỹ, thư kí, kiêm nhân viên thu quỹ ở nơi này.

Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-2
Theo điểu tra dân số vào năm 2000, thị trấn Monowi có 2 người gồm bà Eiler và ông Rudy, chồng bà. Khi ông Rudy qua đời vào năm 2004, bà Eiler trở thành cư dân duy nhất ở thị trấn.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-3
Monowi từng là thị trấn sầm uất với hơn 150 hộ gia đình vào những năm 1930. Nơi này có các chuyến tàu chạy qua mỗi ngày, có các nhà hàng, cửa hiệu tạp hóa và thậm chí có cả nhà tù. Cuộc sống ở đây đã từng rất nhộn nhịp và đông vui.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-4
Nhưng khi Thế chiến II kết thúc, nông nghiệp suy giảm, ngày càng nhiều người bỏ thị trấn ra đi, bưu điện, tạp hóa lần lượt đóng cửa, trường học cũng ngừng hoạt động. Người dân kéo nhau đến các thành phố lớn khác của Mỹ sinh sống và không quay về. 
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-5
Hai người con của bà Eiler cũng rời khỏi thị trấn vào năm 1980. Dân số của thị trấn thời điểm đó còn khoảng 18 người. Đến năm 2000, chỉ còn vợ chồng bà Eiler sinh sống. Khi chồng qua đời, Eiler chính thức trở thành công dân duy nhất ở Monowi.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-6
Tất cả các công việc trong thị trấn đều do cụ bà 88 tuổi kiêm nhiệm. Theo bà Eiler, thị trấn này có đủ giấy tờ như những thành phố khác ở Mỹ. Bà vẫn sống ở căn nhà cũ và kinh doanh cửa hàng mang tên Monowi.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-7
Để duy trì sự hỗ trợ từ chính phủ liên bang mỗi năm, bà Eiler cũng là người lên kế hoạch tu bổ đường sá. Bà phải đóng thuế 500 USD để tu sửa ba cột đèn điện và đường dẫn nước sạch để không biến thành thị trấn chết.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-8
Ngoài quán rượu, thị trấn chỉ có một cư dân này vẫn còn một thư viện đang hoạt động. Đây là nơi lưu trữ bộ sưu tập sách của ông Rudy, chồng bà Eiler. Bà và các con đã đóng giá sách rộng 30m2 để chứa 5.000 cuốn sách và tạp chí. 
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-9
Tuy chỉ có một mình nhưng cuộc sống của bà Eiler không hề nhàm chán hay cô độc, thậm chí bà còn rất bận rộn. Mỗi ngày, bà mở quán rượu từ 9h đến 12h để phục vụ những vị khách thân thiết từ nơi khác ghé đến.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-10
Bà Eiler đã gặp gỡ và trò chuyện với hàng trăm người khách đến từ khắp nơi trên thế giới trong suốt hàng chục năm sống một mình.
Thi tran ky la chi co mot cu dan duy nhat sinh song-Hinh-11
Cụ bà 88 tuổi đã có 4 cuốn sổ đầy ắp chữ kí của du khách, và bà cảm thấy hạnh phúc vì mọi người quan tâm đến thị trấn Monowi bé nhỏ này. Ảnh: AP, IT.