Kỳ lạ thị trấn dát 72.000 tấn kim cương tàng hình

Ở Nördlingen, thị trấn “dát” 72.000 tấn kim cương ở bang Bavaria của Đức, người ta thường hay đùa rằng du khách tới đây chỉ cần hít thở thôi cũng đủ giàu rồi.

Thị trấn Nördlingen, tại bang Bavaria của Đức, trở nên nổi tiếng khi phát hiện khối lượng 72.000 tấn kim cương ẩn giấu dưới các tòa nhà. Do đó, Nördlingen được mệnh danh là thị trấn “dát” 72.000 tấn kim cương.
Tạp chí Smithsonian cho biết, lượng kim cương ở đây bao phủ khắp thị trấn, chúng xuất hiện từ khoảng 15 triệu năm trước. Lúc đó có một tiểu hành tinh di chuyển với tốc độ khoảng gần 25km/giây va chạm với Trái Đất và tạo ra hàng triệu hạt kim cương, vương vãi khắp khu vực mà nay là thị trấn Nördlingen.
Ky la thi tran dat 72.000 tan kim cuong tang hinh
Lượng kim cương bao phủ khắp thị trấn Nördlingen, chúng xuất hiện từ khoảng 15 triệu năm trước. 
Các nhà địa chất học ước tính kích thước của tiểu hành tinh nói trên là vào khoảng 1km, đạt khối lượng gần 3 tỷ tấn. Khi tiểu hành tinh tiếp xúc với Trái Đất đã tạo ra sức nóng và áp suất cực lớn, tạo thành một loại đá hạt thô có tên là Suevite, gồm thủy tinh, tinh thể pha lê và kim cương.
Năm 898 sau Công nguyên, khi con người lần đầu tiên đến đây định cư, họ đã dùng loại đá hạt thô có sẵn ở thị trấn này để xây dựng nhà cửa và nhiều công trình khác. Họ không hề biết rằng vùng đất mình đang ở có trữ lượng kim cương cao hơn bất cứ đâu trên hành tinh.
Ky la thi tran dat 72.000 tan kim cuong tang hinh-Hinh-2
 Một số công trình tại thị trấn làm từ đá suetive chứa hàng triệu hạt kim cương nhỏ xíu không thấy được bằng mắt thường. Nguồn: Malashocks.
Cho tới năm 1960, người dân Nördlingen mới biết rằng mình đang sống cùng rất nhiều kim cương và chúng tới từ một tiểu hành tinh chứ không phải do núi lửa phun trào.
Ngày nay, thị trấn này đều đã biết mình đang "ngồi" trên một kho báu khổng lồ. Đến Nördlingen, bạn sẽ thấy những tòa nhà hay con phố dường như đều tỏa sáng lấp lánh. Người dân cũng xây dựng những công trình kiến trúc nổi tiếng bằng chất liệu quý giá, điển hình là Nhà thờ Thánh George. Chỉ tính riêng lượng kim cương dùng cho Nhà thờ này đã lên tới 5.000 carat – một con số thật không thể tưởng tượng nổi.
Ky la thi tran dat 72.000 tan kim cuong tang hinh-Hinh-3
Nhà thờ Thánh George dùng tới 5.000 carat kim cương để xây dựng. 
Ngoài nhà thờ St. Georgs, tòa tháp Horst Lenner được “dát” kim cương cũng là một trong những công trình cổ xưa còn sót lại. “Tòa bộ khu tháp được bọc bằng những viên kim cương siêu nhỏ. May mắn là chúng có kích thước rất nhỏ, nếu không công trình chẳng tồn tại được đến bây giờ”, một người trông coi tòa tháp chia sẻ.
Mặc dù cả thị trấn được bao phủ bởi kim cương nhưng chúng có đường kính chưa đến 0.3 mm, quá nhỏ nên cũng không có giá trị kinh tế.
Người dân ở Nördlingen đã quen với việc sống cùng kim cương nhưng chẳng thể khai thác. Đối với họ, những viên đá lấp lánh cũng chẳng có gì là đặc biệt. Tuy vậy, họ quyết định phát triển du lịch cho thị trấn nhỏ của mình.
Rất nhiều du khách trên thế giới đã ghé tới đây để tham quan vùng đất lấp lánh này. Ngoài những viên kim cương của thị trấn thì Bảo tàng miệng núi lửa Ries cũng là một điểm đến thu hút nhiều vị khách.
Ở Nördlingen, người ta thường hay đùa rằng du khách tới đây chỉ cần hít thở thôi cũng đủ giàu rồi.

Mỹ: Người mẫu bị đuổi khỏi siêu thị vì mặc quá nóng bỏng

Người mẫu Brazil Iara Ferreira cho biết cô bị nhân viên bảo vệ mời ra khỏi siêu thị vì "ăn mặc mát mẻ" khi đang đi mua sắm ở Miami, Mỹ.

Iara Ferreira được yêu cầu rời khỏi siêu thị do "ăn mặc mát mẻ" và cô ấy phải đối mặt với "định kiến chỉ vì quá nóng".
Nữ người mẫu Brazil nói rằng tình huống xấu hổ xảy ra ở Miami, Mỹ. Iara cho biết cô ấy mặc quần áo thiếu vải chỉ vì trời "nóng" và ở quê nhà, cô cũng ăn mặc tương tự như vậy.

Thị trấn ma biến mất suốt 64 năm bất ngờ xuất hiện trở lại

Thị trấn Rockport ở Utah (Mỹ) được cho là đã biến mất hoàn toàn vào năm 1957, bất ngờ xuất hiện trở lại sau một trận hạn hán nghiêm trọng.

Một thị trấn cổ đã bất ngờ xuất hiện trở lại sau 64 năm chìm trong biển nước, tưởng chừng như đã bị lãng quên. Nền móng của thị trấn này nổi lên sau một trận hạn hán nghiêm trọng tại Utah, Mỹ.
Thi tran ma bien mat suot 64 nam bat ngo xuat hien tro lai
Tàn tích của thị trấn Rockport bất ngờ xuất hiện sau trận hạn hán nghiêm trọng 
Những hình ảnh mới nhất về “thị trấn ma” được ghi lại khi phi công Devon Dewey đang thử nghiệm máy bay không người lái. Ngay sau đó, anh chia sẻ thông tin về thị trấn cổ này trên mạng xã hội Twitter. 

Đột nhập thị trấn “ma” ở Mỹ bị bỏ hoang suốt 60 năm

(Kiến Thức) - Thị trấn Centralia ở Mỹ từng là nơi sinh sống của hơn 1.000 người. Tuy nhiên, nơi này đã bị bỏ hoang suốt gần 60 năm qua vì đám cháy ở mỏ than vẫn âm ỉ dưới lòng đất.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam
 Theo Business Insider, 58 năm trước, thị trấn khai thác than Centralia ở bang Pennsylvania, Mỹ, vẫn đông đúc với hơn 1.000 người sinh sống. Tuy nhiên, vụ cháy tại một bãi rác vào năm 1962 đã lan xuống các mỏ than trong thị trấn Centralia, tạo ra "địa ngục khổng lồ" dưới lòng đất.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-2
Khói độc bao trùm Centralia buộc chính quyền phải mua lại nhà của người dân trong thị trấn này để họ đi sơ tán do không dập tắt được đám cháy ở mỏ than. 

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-3
 Trong suốt 58 năm qua, ngọn lửa trong mỏ than vẫn âm ỉ và khiến Centralia bị bỏ hoang không khác gì thị trấn "ma" ở Mỹ. Tuy nhiên, một vài người vẫn quyết "bám trụ" tại thị trấn này.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-4
 "Đây là ngôi nhà duy nhất mà tôi từng sở hữu, và tôi muốn giữ nó", người đứng đầu thị trấn Centralia từng nói trong cuộc phỏng vấn hồi năm 2006.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-5
 Theo các nhà chức trách, ngọn lửa trong mỏ than ở Centralia có thể cháy trong ít nhất 100 năm nữa.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-6
 Chính phủ Mỹ đã quyết định sơ tán người dân ra khỏi thị trấn này vào thập niên 1980 và phá huỷ nhiều tòa nhà trong thị trấn. Theo ước tính, chính quyền đã dùng 42 triệu USD để mua nhà của những cư dân trong thị trấn này và tái định cư cho họ. Trước đó, chính quyền cũng bỏ ra 7 triệu USD để dập tắt đám cháy nhưng không thành công.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-7
 Biển cảnh báo nguy hiểm được đặt cạnh đường cao tốc trong thị trấn Centralia.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-8
 Một đoạn đường 61 chạy qua thị trấn này đã bị đóng cửa vĩnh viễn vì chi phí tu sửa quá tốn kém.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-9
 Tính đến năm 2018, chỉ còn lại 6 người trong thị trấn Centralia.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-10
 "Người dân gọi nó là thị trấn ma. Hiện giờ, nó toàn cây chứ không đông người như trước. Thực ra thì, tôi thích nhiều cây hơn là đông người", John Comarnisky, một giáo viên 53 tuổi, chia sẻ.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-11
 Ông Mervine, người đứng đầu thị trấn, đã qua đời tại bệnh viện vào tháng 1/2010.

Dot nhap thi tran “ma” o My bi bo hoang suot 60 nam-Hinh-12
 Thị trấn Mỹ này hiện giờ trở thành một địa điểm thu hút khách du lịch.