Cuộc lột xác oanh tạc cơ Tu-160 hoàn thành vào năm 2019

(Kiến Thức) - Công việc hiện đại hóa máy bay ném bom Tu-160 cho Không quân Nga tại Nhà máy Kazan, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2019.

Theo Giám đốc Trung tâm thiết kế thuộc Nhà máy sản xuất máy bay Kazan Boris Naishuler cho biết hôm 26/5, một cuộc đại tu lớn đối với các máy bay ném bom Tu-160 sẽ được hoàn thành vào năm 2019.
“Giai đoạn đầu tiên của cuộc hiện đại hóa đã hoàn thành; giai đoạn thứ hai có liên quan tới việc thay thế gần như tất cả các thiết bị vô tuyến điện tử trên bảng điều khiển của máy bay Tu-160 có thể được hoàn thiện trong năm 2019”, Naishuler nói với hãng thông tấn TASS.
Theo vị giám đốc này, quá trình hiện đại hóa đã bắt đầu bằng việc thay thế thiết bị được cài đặt trên các máy bay đã có từ thời Liên Xô.
Cuoc lot xac oanh tac co Tu-160 hoan thanh vao nam 2019
Chiếc Tu-160 hiện đại hóa dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2019.
“Các máy bay đã có các thiết bị được sản xuất trong thời kỳ Liên Xô. Quá trình hiện đại hóa nhằm thay thế tất cả các thiết bị như vậy, bao gồm cả các hệ thống định vị và thiết bị thông tin liên lạc, bằng công nghệ của Nga hiện nay”, Naishuler nói.
Không quân Nga đang vận hành khoảng 15 chiếc máy bay ném bom Tu-160. Chúng đang được hiện đại hóa bắt đầu từ năm 2012. Theo đó, các Tu-160 còn được trang bị loại động cơ cải tiến NK-32 sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga vào cuối năm 2016.
Không chỉ thế, Nga còn đang phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược mới có biệt danh là PAK DA. Loại máy bay này cũng dự kiến sẽ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2019 và hoạt động trong Không quân Nga trong giai đoạn 2023-2025.
Trước đó, vào cuối tháng 4/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã yêu cầu cấp dưới thực hiện tái sản xuất các máy bay ném bom chiến lược Tu-160 tại Nhà máy sản xuất máy bay Kazan.
Đây là một nhà máy được hình thành vào năm 1927, là một công ty con của Hãng Tupolev. Nơi đây đang sản xuất một loại máy bay sử dụng cho những mục đích đặc biệt dựa trên máy bay Tu-214. Đồng thời cũng đang sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay ném bom.
Bên cạnh đó, nhà máy còn sản xuất và cung cấp các linh kiện và lắp ráp khung máy bay với các nhà máy khác thuộc Tập đoàn Máy bay thống nhất Nga. Chẳng hạn như việc chuẩn bị sản xuất cánh và đuôi cung cấp cho các máy bay Il-476.

Nga trúng đậm, Ai Cập mua 46 tiêm kích MiG-29

(Kiến Thức) - Ai Cập đã đồng ý mua 46 tiêm kích đánh chặn MiG-29 từ Nga, đây được xem là hợp đồng máy bay MiG lớn nhất thời hậu Liên Xô.

Thông tin mới này đã được tờ báo Vedomosti dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp hàng không Nga cho biết và được tờ Sputniknews dẫn lại hôm 25/5.
Theo đó, Nga đã đồng ý phê duyệt một hợp đồng chuyển 46 tiêm kích đánh chặn MiG-29 (được NATO định danh là Fulcrum) cho Ai Cập. Thương vụ này dự kiến sẽ được ký kết trong thời gian sớm nhất, với số tiền ước tính 2 tỉ USD.

Nga tái sản xuất máy bay ném bom siêu âm Tu-160?

(Kiến Thức) - Nga sẽ tái sản xuất máy bay siêu âm ném bom chiến lược Tu-160 Blackjact và thêm cả khả năng mang tên lửa mới.

“Ngày nay để giải quyết nhiệm vụ duy trì và hiện đại hóa lực lượng không quân hoạt động tầm xa, chúng tôi cũng phải sản xuất các máy bay ném bom Tu-160”, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu khi tới thăm Nhà máy Hàng không Kazan vào hôm 29/4.
Nga tai san xuat may bay nem bom sieu am Tu-160?
Tu-160 sẽ được tái sản xuất và có khả năng mang theo tên lửa hành trình.
Ông Shoigu còn cho biết, Tu-160 là một máy bay ném bom hoàn hảo, dẫn đầu trong nhiều năm và thậm chí tới ngày nay nó vẫn không mất đi vai trò quan trọng của mình. Máy bay còn được các phi công Liên Xô và Nga đặt cho biệt danh là “Thiên Nga trắng”.

Tận mắt tàu đổ bộ siêu tốc JHSV-6 của Mỹ

(Kiến Thức) - Nhà máy đóng tàu Austal USA mới hạ thủy tàu đổ bộ siêu tốc JHSV-6 (tàu thứ 6) có thể mang 600 tấn thiết bị cùng binh sĩ cho Hải quân Mỹ.

Tan mat tau do bo sieu toc JHSV-6 cua My
Buổi lễ tổ chức hạ thủy tàu đổ bộ siêu tốc JHSV-6 mới đã được tổ chức tại cảng Mobile, Ala, nhà máy đóng tàu Austal USA vào hôm 20/5. Con tàu mới có tên là Brunswick (JHSV-6). Dự kiến con tàu sẽ được chuyển cho Bộ tư lệnh Hải vận quân sự (MSC) vào cuối năm nay.
Tan mat tau do bo sieu toc JHSV-6 cua My-Hinh-2
 Việc hạ thủy này cũng có nghĩa rằng, JHSV6 lần đầu tiên xuống nước để sẵn sàng cho các cuộc thử nghiệm. Đây cũng là dấu mốc cho thấy hoạt động của nhà máy Austal USA khá bận rộn và đang tiến gần tới sự hoàn thiện hợp đồng đóng tàu đổ bộ siêu tốc cho Hải quân Mỹ.