Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung: Vạn kế 've sầu thoát xác' né thuế của Trung Quốc

Giảm giá, chuyển sản xuất ra nước ngoài, tạo ra thị trường mới trong nước và thậm chí thay đổi cả thương hiệu hàng hóa, đó mới là một số chiêu thức trong hàng vạn kế 've sầu thoát xác' mà các công ty xuất khẩu của Trung Quốc đang vắt óc nghĩ ra hòng né thuế quan của Mỹ.

Trên con đường sinh tồn trong cuộc chiến thương mại với Mỹ, các công ty xuất khẩu của Trung Quốc không có cách gì khác ngoài việc thay đổi chính mình để trở thành 'muôn hình vạn trạng', theo một bài viết trên AFP.
Cuoc chien thuong mai My-Trung: Van ke 've sau thoat xac' ne thue cua Trung Quoc
 Các doanh nghiệp Trung Quốc đang đau đầu nghĩ các chiêu để 'né' thuế quan của Mỹ. Ảnh AFP
Các nhà máy dọc bờ biển phía Đông Trung Quốc, các nhà xuất khẩu nước ép trái cây ở miền Trung và nông dân ở miền Nam Trung Quốc đã buộc phải thay đổi mô hình kinh doanh kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động cuộc chiến thuế quan, tăng thuế nhập khẩu đối với mọi sản phẩm của Trung Quốc vào nước Mỹ, từ xe máy đến các thiết bị, máy móc MRI.
Nhưng bất kể chiến thuật sinh tồn được áp dụng là gì đi nữa, giờ là thời khắc khó khăn và mọi thứ còn đang tồi tệ đi hơn nữa khi cả Trung Quốc và Mỹ thi nhau ăn miếng trả miếng đưa ra các mức thuế quan mới cho hàng hóa xuất khẩu của cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
"Nó ảnh hưởng lên tất cả các nhà xuất khẩu của chúng tôi. Giờ thì chúng tôi buộc phải tính thêm cả các khoản thuế phải trả vào tờ báo giá mới", một giám đốc bán hàng của nhãn hiệu nước ép hoa quả Shaanxi Hengtong nói với AFP.
Xuất khẩu nước ép táo của Trung Quốc tới Mỹ đã giảm tới 93% trong nửa đầu năm nay sau khi ông Trump nâng mức thuế nhập khẩu lên mặt hàng này kể từ tháng 9 năm ngoái.
Cuoc chien thuong mai My-Trung: Van ke 've sau thoat xac' ne thue cua Trung Quoc-Hinh-2
Táo xuất khẩu của Trung Quốc. Ảnh AFP 
Công ty nước ép trái cây Shaanxi Hengtong xuất khẩu hầu hết sản phẩm của mình ra nước ngoài, do vậy một số công ty con đã buộc phải cầm cố hết số cổ phiếu đang có làm tài sản thế chấp cho một khoản vay khác của họ vào năm ngoái.
Không chỉ vậy, ngành công nghiệp chế biến cá của Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng nặng nề của các mức thuế quan mới mà Mỹ áp đặt.
Trung Quốc là nhà cung cấp chính rô phi đông lạnh cho thị trường Mỹ, nhưng những mặt hàng xuất khẩu này cũng đã giảm đáng kể trong năm nay và các nông dân nuôi cá đang buộc phải trở lại với thị trường nội địa.
"Hoa Kỳ đang hưởng lợi từ lợi thế thị trường và 'bắt nạt' các nhà cung cấp cá rô phi nhỏ lẻ", Liên minh vì sự bền vững của cá rô phi tỉnh Hải Nam viết trên tài khoản WeChat.
"Cuộc chiến thương mại là cú đấm cuối cùng khiến ngành công nghiệp này bị 'đo ván'.
Nhóm liên minh thương mại này đã vắt óc suy nghĩ để tìm cách gia tăng doanh thu tại thị trường trong nước. Nhưng thị hiếu khác nhau đã khiến cho sản lượng buộc phải cắt giảm.
"Mặt hàng cá rô phi được bán rất chạy ở Mỹ bởi nó được tẩm bột và chế biến, nhưng thịt của nó lại khá nhạt nhẽo. Trong khi đó người Trung Quốc lại thích cá tươi và đậm vị cá hơn", Even Pay, một nhà phân tích nông nghiệp tại Công ty Tư vấn Trung Quốc cho biết.
Công ty chế biến cá lớn Evergreen Aquatic ở thị trấn Triệu Khánh thì buộc điều chỉnh lại nhà máy của mình trong mùa đông tới để tập trung đưa ra sản phẩm phục vụ thị trường nội địa, theo thông tin trên tờ Undercurrent News.
Những công ty khác trong ngành công nghiệp đang gặp khó này khi chưa nghĩ ra kế sách gì mới thì buộc phải gồng mình đương đầu với 'nỗi đau thuế quan'.
Một số công ty Trung Quốc đã chuyển sản xuất ra nước ngoài đến các nước như Indonesia, Việt Nam và Malaysia để né thuế quan Mỹ áp dụng đối với các sản phẩm đến từ Trung Quốc.
Tập đoàn dệt may Jasan Group, đơn vị chuyên cung cấp nguyên liệu cho Nike và Adidas, nhà sản xuất phụ tùng xe đạp HL Corp, và nhà sản xuất sợi công nghiệp Zhejiang Hailide New Material đã buộc phải chuyển các cơ sở sản xuất của mình sang Việt Nam.
Cuoc chien thuong mai My-Trung: Van ke 've sau thoat xac' ne thue cua Trung Quoc-Hinh-3
Công nhân một nhà máy sản xuất linh kiện ô tô, xe máy của Trung Quốc. Ảnh AFP 
Nhưng cuộc chiến thương mại, nhìn ở một bình diện khác lại có tác dụng tích cực, giúp đỡ một số ngành khác ở Trung Quốc.
"Mức thuế trả đũa của chính phủ (Trung Quốc) đã giúp chúng tôi trồng nhiều đậu tương hơn, nhờ sự trợ giá của chính phủ, thu nhập của chúng tôi đã gia tăng", Sun Changhai, một nông dân thuộc một hợp tác xã nông nghiệp ở khu vực phía Bắc Nội Mông cho biết.
Mặc dầu được chính phủ trợ giá nhưng sản lượng đậu tương của Trung Quốc vẫn còn thấp và 85% lượng tiêu thụ đậu tương hằng năm vẫn buộc phải đến từ nhập khẩu, trong đó không ít đến từ các nhà sản xuất hàng đầu của Mỹ.
"Chúng tôi buộc phải giảm giá để hỗ trợ phần nào giúp các nhà nhập khẩu Mỹ bớt trả thuế", Andy Zhou thuộc công ty Anytone, một trong những nhà sản xuất thiết bị thu thanh của Trung Quốc nói.
Lượng xuất khẩu thiết bị thu thanh sang Mỹ đã giảm xuống còn 33 triệu USD trong 6 tháng đầu năm 2019 so với con số 230 triệu USD của năm ngoái.
Ông Zhou cũng đang tìm kiếm các thị trường khác ở châu Á và châu Âu để khỏa lấp lỗ hổng doanh thu mà công ty đang phải hứng chịu.
Một số nhà sản xuất thiết bị vô tuyến cấp thấp buộc phải tính đến các biện pháp quyết liệt để tránh né thuế quan của Mỹ, thậm chí bằng cách hoán đổi mã hải quan để không bị áp thuế khi vào Mỹ.

Chiêu trò trốn thuế của giới nhà giàu Trung Quốc

Từ 1/1/2019, Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách thuế nhằm giảm gánh nặng thuế lên tầng lớp thu nhập thấp và trung bình bằng cách buộc người giàu trả nhiều hơn. Kết quả là giới nhà giàu Trung Quốc đã tìm cách giấu tài sản và thu nhập trong các quỹ ủy thác ở nước ngoài.

Quỹ tín thác ở quần đảo Virgin

Mỹ gọi Trung Quốc "hành xử côn đồ", Bắc Kinh nói Washington "tư duy băng đảng"

Sau khi một quan chức Mỹ mô tả Bắc Kinh là "chế độ côn đồ", Trung Quốc đáp trả bằng cách cáo buộc Washington áp dụng "logic băng đảng xã hội đen".

Theo Văn phòng Đại diện Bộ Ngoại giao Trung Quốc tại Hong Kong, phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus cũng bị coi là phỉ báng.

Thảm cảnh cuộc sống trong “địa ngục trần gian” Kashmir

Một tuần thiết quân luật đã biến Kashmir thành "địa ngục sống" kinh hoàng. Người dân bị buộc ở trong nhà và có thể bị đánh đập nếu ra đường, điều tồi tệ nhất họ từng trải qua.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir
 Trên đường phố Srinagar, thành phố lớn nhất Kashmir, các nhân viên an ninh buộc khăn rằn đen trên đầu, lăm lăm khẩu súng bên mình và canh giữ phía sau các chốt kiểm soát. Người dân từ bên trong các ngôi nhà khóa kín cửa liếc ra ngoài cửa sổ, họ sợ bước ra ngoài. Nhiều người phải tuyệt thực và bị đói.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-2
 Một cảm giác đe dọa bao trùm thành phố bị cách ly với thế giới và khu vực rộng lớn hơn hôm 10/8, một ngày sau cuộc biểu tình biến thành xung đột giữa người Kashmir và lực lượng an ninh Ấn Độ.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-3
 Các cửa hàng đóng cửa im ỉm, những cây ATM rỗng ruột, Internet, điện thoại di động, thậm chí cả điện thoại cố định - mọi sợi dây kết nối với thế giới bên ngoài - đều bị cắt đứt. Kết quả là hàng triệu người không thể liên lạc với người thân.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-4
 Phóng viên của New York Times đã ghi lại những hình ảnh đầu tiên về cuộc sống bị cô lập ở Kashmir, sau khi chính phủ Ấn Độ tiến hành thiết quân luật và xóa bỏ quyền tự trị tại khu vực do họ kiểm soát. Những người dân bị bao vây, họ bối rối, sợ hãi và tức giận bởi các "sự kiện chấn động" trong tuần vừa qua.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-5
Những người mạo hiểm ra ngoài nói rằng họ phải cầu xin các sĩ quan cho đi qua các chốt chặn và bị nhìn chằm chằm bằng ánh mắt sắc lẹm. Vài người cho biết họ đã bị lực lượng an ninh đánh đập chỉ vì cố gắng mua nhu yếu phẩm như sữa. 

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-6
 Ngày 5/8, Ấn Độ nhanh chóng và đơn phương quyết định hủy bỏ quyền tự trị của Kashmir, làm gia tăng căng thẳng nghiêm trọng với nước láng giềng Pakistan. Pakistan và Ấn Độ đều tuyên bố chủ quyền với toàn bộ Kashmir, và mỗi bên kiểm soát thực tế một phần của khu vực này.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-7
 Lãnh thổ nằm giữa hai quốc gia "quốc gia hạt nhân" đã trở thành một trong những nơi nguy hiểm nhất, là điểm nóng quân sự trong nhiều thập kỷ của châu Á. Hai bên từng trải qua hai cuộc chiến tại Kashmir kể từ khi độc lập từ Anh vào năm 1947.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-8
 Ấn Độ nói quyết định xóa bỏ quyền tự trị tại Kashmir là vấn đề nội bộ, song Pakistan cho rằng New Delhi muốn tăng cường kiểm soát đối với khu vực có đa số dân là tín đồ Hồi giáo này.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-9
 Với động thái mới nhất, bang Jammu và Kashmir (J&K), vùng đất do Ấn Độ quản lý tại khu vực Kashmir, sẽ được tách thành hai "lãnh thổ liên bang" - Jammu và Kashmir, và Ladakh - nằm dưới sự quản lý trực tiếp của chính quyền trung ương. Điều này đồng nghĩa J&K sẽ không còn được hưởng quy chế bang với chính quyền riêng.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-10
Chiều 9/8, các nhân chứng cho biết hàng chục nghìn người biểu tình ôn hòa đã xuống đường ở Srinagar, hô vang khẩu hiệu tự do và vẫy cờ Kashmir trong khi lực lượng an ninh Ấn Độ nổ súng. 

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-11
 Đám đông hoảng loạn và chạy tán loạn. Những tiếng nổ liên tiếp có thể được nghe thấy trong các video quay lại cuộc biểu tình. It nhất 7 người bị thương, các quan chức bệnh viện cho biết, một số người bị bắn vào mắt.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-12
 Afshana Farooq, cô gái 14 tuổi, suýt bị giẫm đạp trong vụ hỗn loạn. "Chúng tôi vừa xuống đường diễu hành ôn hòa sau khi cầu nguyện", bố của Afshana, ông Farooq Ahmed, đứng bên cạnh con gái đang nằm run rẩy trên giường bệnh ở bệnh viện Srinagar, nhớ lại. "Sau đó, họ bắt đầu bắn vào chúng tôi".

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-13
 Ngày 8/8, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã trấn an người dân Jammu và Kashmir rằng hòa bình sẽ dần trở lại và chính phủ Ấn Độ đảm bảo rằng những hạn chế hiện tại không ảnh hưởng đến lễ hội Hồi giáo Eid al-Adha sẽ vào ngày 12/8.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-14
Lệnh giới nghiêm vô thời hạn đã được nới lỏng hôm 9/8 tại các nhà thờ ở thành phố Srinagar trong thời gian cầu nguyện của người Hồi giáo. 

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-15
 Nhiều người Kashmir coi Ấn Độ là nhà cai trị áp bức và xa lạ. Họ phẫn nộ với tất cả sự thay đổi trong những năm qua đã làm giảm bớt quyền tự trị của Kashmir vốn được xác lập vào năm 1947.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-16
 Ông Modi nói rằng cơ chế mới sẽ làm cho Kashmir trở nên hòa bình và thịnh vượng hơn. Trong một phát biểu trên truyền hình hôm 8/8 mà hầu hết người Kashmir không thể xem vì dịch vụ truyền hình bị cắt, ông nhấn mạnh rằng việc biến Kashmir thành lãnh thổ liên bang sẽ loại bỏ tham nhũng, thu hút đầu tư và đem lại những hy vọng mới.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-17
 Hầu hết khoảng 50 người Kashmir được New York Times phỏng vấn cho biết các hành động của Ấn Độ sẽ làm gia tăng thái độ căm phẫn và nuôi dưỡng các cuộc nổi loạn.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-18
 Những người cao tuổi ở một số vùng nông thôn nói rằng hàng chục thanh niên đã biến mất khỏi cộng đồng của họ, một dấu hiệu cho thấy họ tham gia vào cuộc nổi dậy.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-19
 Hàng chục nghìn binh sĩ từ quân đội Ấn Độ, Lực lượng Cảnh sát Dự bị Trung ương (đơn vị bán quân sự) và cảnh sát Kashmir đã được triển khai đến mọi ngóc ngách tại khu vực. Ở một số làng, ngay cả những nơi xa xôi, binh lính thậm chí đứng gác trước cửa mỗi gia đình.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-20
 Các cơ sở dân sự bị đóng cửa ở mọi nơi, từ trường học đến công viên. Lương thực cạn kiệt, trẻ em không có đồ ăn. Người dân phải mạo hiểm ra khỏi nhà.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-21
 Người Kashmir nói rằng trong tất cả các cuộc đàn áp mà họ đã trải qua, đây là điều tồi tệ nhất. Một phát ngôn viên của Bộ Nội vụ Ấn Độ hôm 10/8 cho biết bà sẽ trả lời các câu hỏi về các khiếu nại nhưng vẫn chưa có bất cứ phản hồi nào.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-22
 Kể từ những năm 1990, lực lượng nổi dậy ở Kashmir đã giảm dần về quy mô.

Tham canh cuoc song trong “dia nguc tran gian” Kashmir-Hinh-23
 Pakistan bị nghi ngờ đã ngấm ngầm hỗ trợ một số trong những lổ chức phiến quân này. Pakistan kiểm soát một phần Kashmir nhỏ hơn nhiều so với bang Jammu và Kashmir do Ấn Độ quản lý. *) Title do Kiến Thức biên tập lại