Cúm A/H1N1 đã lây lan đến Cần Thơ, Tiền Giang

(Kiến Thức) - Đến thời điểm này, không chỉ ở TP HCM, cúm A/H1N1 đã được phát hiện tại các tỉnh Cần Thơ, Tiền Giang. 

Cúm A/H1N1 đã có mặt ở Cần Thơ, Tiền Giang
Thông tin từ Tuổi trẻ, ngày 12/6, bác sĩ Nguyễn Trung Nghĩa - Phó giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ cho biết, Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ đang điều trị cho cụ bà 84 tuổi (ngụ tỉnh Vinh Long), nghi nhiễm cúm A/H1N1.
Sau khi biết thông tin, bệnh nhân T. trong quá trình điều trị ở Vĩnh Long nằm chung giường với một bệnh nhân bị nhiễm cúm A/H1N1, các bác sĩ khoa Tim mạch Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ tổ chức Hội chẩn cùng các bác sĩ ở Khoa nhiễm và có chỉ định chuyển bệnh nhân T. qua khoa Nhiễm của bệnh viện để điều trị viêm phổi và theo dõi cúm A/H1N1.
Tại đây, bệnh nhân được chụp X.Q phổi, kết quả bị thâm phổi 2 bên kèm sốt, ho. Bệnh nhân được lấy bệnh phẩm gửi lên bệnh viện Pasteur TPHCM để xét nghiệm. Kết quả, bệnh nhân T. bị dương tính với cúm A/H1N1.
Trung tâm y tế dự phòng (Sở Y tế tỉnh Tiền Giang) cho biết, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện có 4 ca nhiễm cúm A/H1N1 ở Tân Phước và Cái Bè. Đến nay, 3/4 ca đã xuất viện, điều trị cách ly tại gia đình.
Cum A/H1N1 da lay lan den Can Tho, Tien Giang
 Bà Nguyễn T.Đ. đang nằm điều trị tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang - Ảnh: Tuổi trẻ
Hiện tại, còn lại bệnh nhân Nguyễn T.Đ. (ngụ xã Phước Lập, huyện Tân Phước) và con gái của bệnh nhân này là Nguyễn T.T.H. (17 tuổi ), nghi nhiễm cúm đang điều trị cách ly tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm tỉnh Tiền Giang.
Lý giải nguyên nhân lây lan cúm A/H1N1 từ TP HCM xuống miền Tây, theo VTC New, các chuyên gia y tế cho rằng: Virus cúm lây từ người sang người qua đường hô hấp, việc đi lại, giao lưu giữa các vùng miền cũng là cơ hội để cúm A/H1N1 lây lan.
Tăng cường biện pháp đối phó với dịch
Liên quan đến trường hợp dương tính với cúm A/H1N1 được phát hiện tại địa phương, Đại diện lãnh đạo BV Đa khoa tỉnh Cần Thơ cho biết, hiện bệnh viện đã thống kê, lập danh sách các nhân viên y tế đã tiếp xúc, điều trị cho bệnh nhân T; Theo dõi sát và điều trị dự phòng cho 2 người nhà đang thăm nuôi bệnh nhân.
Riêng 3 nhân viên y tế (1 bác sĩ, 2 điều dưỡng) của Khoa Tim mạch có triệu chứng lây nhiễm cúm của bệnh nhân T. nên bệnh viện đã tổ chức cách ly và điều trị cúm A/H1N1 theo phác đồ của Bộ Y tế. Bệnh viện đã tiến hành khoanh vùng, kiểm soát và cơ bản khống chế được dịch bệnh.
Cum A/H1N1 da lay lan den Can Tho, Tien Giang-Hinh-2
 Khu cách ly, điều trị cho bệnh nhân nhiễm cúm A/H1N1 (ảnh: Nhà báo và công luận)
Trao đổi với báo Lao động, Sở Y tế TP.Cần Thơ cho biết: Sở cũng đã có công văn khẩn gửi các đơn vị trực thuộc sở và các bệnh viện ngoài công lập chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống cúm A (H1N1, H5N1, H7N9). Văn bản yều cầu các đơn vị tăng cường giám sát, chủ động phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ (sốt, ho, đau họng…) đặc biệt là cúm A tại cơ sở y tế và tại cộng đồng, kịp thời lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm, để điều tra xử lý kịp thời, triệt để ca bệnh đầu tiên, lập danh sách theo dõi chặt chẽ sức khoẻ người tiếp xúc với bệnh nhân để xử trí kịp thời…
Ngoài ra, Ban giám đốc bệnh viện tổ chức họp khẩn cùng lãnh đạo Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng, qua đó thống nhất thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cúm A/H1N1 để triển khai các bước về phòng, chống dịch.

Phát hiện 1 bệnh nhân nhiễm cúm H1N1 ở TP HCM

Bệnh nhân sốt cao 5 ngày, đau nhức toàn thân, khó thở, nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp. Kết quả chẩn đoán nhiễm cúm A H1N1 (cúm heo).

Bệnh nhân nhiễm cúm H1N1 là ông N.Đ.L (58 tuổi, ngụ ở quận Thủ Đức, TP HCM).

Nguyên tắc phòng chống cúm A H1N1 mùa đông xuân

(Kiến Thức) - Thời điểm đông xuân, thời tiết bắt đầu chuyển mùa cũng là lúc cúm A (H1N1) dễ tấn công và lây lan nhanh chóng. 

Virus cúm A(H1N1) là một chủng virus cúm A (các chủng virus H1N1, H5N1 và H7N9) và là nguyên nhân của hầu hết bệnh cúm trên người. Bệnh lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng.
Bệnh cúm H1N1 lây lan qua đường hô hấp. Hơn nữa, do khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài của loại virus này rất cao nên tốc độ lây truyền của cúm H1N1 là vô cùng mạnh mẽ. Virus cúm H1N1 trong điều kiện bình thường có khả sống từ 24 tới 28 tiếng, trong môi trường nước có thể lên tới 4 ngày ở nhiệt độ phòng và 30 ngày ở 0 độ C.