Cục trưởng đường sắt phát ngôn thiếu trách nhiệm được phục chức

Ông Nguyễn Hữu Thắng - Cục Đường sắt Việt Nam được phục hồi chức vụ sau thời gian bị đình chỉ công tác vì phát ngôn thiếu trách nhiệm.

Ông Thắng bị phê bình nghiêm khắc và phải tiếp tục làm rõ trách nhiệm liên quan việc tăng tổng mức đầu tư dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có văn bản phê bình nghiêm khắc ông Nguyễn Hữu Thắng - Cục Đường sắt Việt Nam - do phát ngôn không đúng và thiếu trách nhiệm liên quan đến dự án Đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến uy tín của ngành GTVT.
Ngoài chậm hàng năm, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông còn đội giá 339 triệu USD (tương đương 7.144 tỷ đồng). Ảnh: Trọng Đảng
 Ngoài chậm hàng năm, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông còn đội giá 339 triệu USD (tương đương 7.144 tỷ đồng). Ảnh: Trọng Đảng
Bộ trưởng Thăng cũng yêu cầu ông Thắng cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tiếp tục xảy ra các vi phạm tương tự.
Xét bản tự kiểm điểm cá nhân và ý thức, thái độ về việc khắc phục, sửa chữa sai sót của ông Thắng, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng quyết định dừng áp dụng hình thức tạm đình chỉ chức Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam đối với ông Nguyễn Hữu Thắng kể từ 9/5. Ông Thắng tiếp tục giữ chức Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam.
Bên cạnh đó, người đứng đầu Bộ GTVT cũng yêu cầu ông Thắng tiếp tục kiểm điểm và chỉ đạo các tổ chức, cá nhân có liên quan làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc tăng tổng mức đầu tư, điều chỉnh dự án ĐSĐT Hà Nội tuyến số Cát Linh – Hà Đông trước ngày 15/5.
Ngày 24/4, trả lời báo chí về dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, ông Thắng nói: “Mình đã làm hết mức rồi, nhìn các dự án như tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội 2 lần khởi công đến giờ phút này đã làm được gì đâu. Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.
Sau phát ngôn này vài ngày, ông Thắng bị đình chỉ chức vụ để kiểm điểm.

Lãnh đạo, Tướng VN nhận định, hiến kế gì trước TQ ngang ngược?

(Kiến Thức) - Các lãnh đạo cấp cao Việt Nam đưa ra nhiều ý kiến về việc làm ngang ngược của Trung Quốc và nhận định về cách Việt Nam đã, đang và sẽ đối phó.

Nói về những phương thức buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam (EEZ), Thiếu Tướng Lê Văn Cương, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Công ancho biết: “Về mặt tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trong phạm vi quốc tế, thông thường có 4 phương thức gồm: trao đổi song phương, đàm phán với nhau trên cơ sở luật pháp quốc tế; dùng nước thứ 3 làm trung gian hòa giải; đưa ra tòa án quốc tế phân xử và cuối cùng là giải pháp quân sự. Tuy nhiên, bất kỳ quốc gia nào, không chỉ là nước nhỏ mà cả nước lớn đều luôn cố gắng tránh giải pháp cuối cùng vì đó luôn là hạ sách.

Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt bị tạm dừng công tác

(Kiến Thức) - Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Nguyễn Văn Hiếu đã bị tạm dừng công việc trong 15 ngày để giải trình, cung cấp tư liệu, phục vụ công tác điều tra nghi án nhận hối lộ 80 triệu yen.


“Tôi không chỉ đạo bất kỳ điều gì liên quan tới vụ việc như báo chí nói. Tôi cam đoan là không nhận bất kỳ khoản tiền hối lộ nào từ Công ty Tư vấn giao thông Nhật Bản (JTC). Tôi cũng không làm gì sai trái cả. Tôi là Đảng viên, tôi cam đoan về điều đó”, Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Nguyễn Văn Hiếu giải trình. 
Chiều qua (23/3), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã triệu tập cuộc họp liên quan nghi án nhận hối lộ chấn động này. Ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đơn vị đã yêu cầu các cán bộ liên quan giải trình, tạm dừng công việc trong vòng 15 ngày đối với Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Nguyễn Văn Hiếu; đồng thời lập đoàn thành kiểm tra nhằm rà soát lại các thủ tục liên quan tới Dự án đường sắt đô thị trên cao của Hà Nội.

Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định quan điểm sẽ kiên quyết, khẩn trương kiểm tra, làm rõ những vấn đề báo chí nêu và xử lý nghiêm khắc những vi phạm, bất kể người đó là ai. Đồng thời, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để làm rõ thông tin trên. Ngày 24/3, Bộ Giao thông Vận tải sẽ có báo cáo gửi Thủ tướng , Bộ Công an, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ.

 
Như Kiến Thức đưa tin, theo nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun, ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Cty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) đã thừa nhận trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam để nhận được hợp đồng cho dự án ODA với số tiền lại quả 80 triệu Yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ Yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam,