Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Cực nóng: Phát hiện loài người hoàn toàn mới ở Philippines

12/04/2019 10:38

Một loài người nhỏ bé và hoang dã, nhỏ hơn cả người Hobbit tồn tại như những "hóa thạch sống" trên hòn đảo bí ẩn thuộc Philippines.

Theo A.Thư/Người Lao động
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia vừa công bố các phát hiện đáng kinh ngạc về Homo luzonensis, một loài người hoàn toàn mới và kỳ lạ thuộc chi Người, được ví như một vị tổ tiên bị thất lạc và cách ly khỏi cây gia phả.
Một nhóm nghiên cứu đa quốc gia vừa công bố các phát hiện đáng kinh ngạc về Homo luzonensis, một loài người hoàn toàn mới và kỳ lạ thuộc chi Người, được ví như một vị tổ tiên bị thất lạc và cách ly khỏi cây gia phả.
Các phát hiện bắt nguồn từ những mẩu xương ngón chân nhỏ hơn cả xương của loài người lùn Hobbit, tuổi đời 67.000 năm được tìm thấy trong hang Callao, thuộc đảo Luzon, Philippines, vào năm 2007. Những kế hoạch khai quật kéo dài sau đó đã tìm ra hài cốt của ít nhất 2 người trưởng thành và 1 đứa trẻ, một trong các hóa thạch có niên đại chỉ 50.000 năm trước. Ảnh: Một mẩu xương ngón chân - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Các phát hiện bắt nguồn từ những mẩu xương ngón chân nhỏ hơn cả xương của loài người lùn Hobbit, tuổi đời 67.000 năm được tìm thấy trong hang Callao, thuộc đảo Luzon, Philippines, vào năm 2007. Những kế hoạch khai quật kéo dài sau đó đã tìm ra hài cốt của ít nhất 2 người trưởng thành và 1 đứa trẻ, một trong các hóa thạch có niên đại chỉ 50.000 năm trước. Ảnh: Một mẩu xương ngón chân - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Theo nhà cổ sinh vật học Florent Détroit, đến từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia ở Paris (Pháp), thành viên nhóm nghiên cứu, họ đã xác định được các hài cốt hóa thạch trên thuộc về một loài hoàn toàn mới, từng có thời gian tồn tại song song với người Neanderthals, Denisovans, Homo floresiensis (Hobbit) và cả loài sinh sau đẻ muộn nhất của chi Người là Homo sapiens (người tinh khôn, người hiện đại- chính là chúng ta). Ảnh: Nơi tìm thấy nhiều phần hài cốt hóa thạch - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Theo nhà cổ sinh vật học Florent Détroit, đến từ Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Quốc gia ở Paris (Pháp), thành viên nhóm nghiên cứu, họ đã xác định được các hài cốt hóa thạch trên thuộc về một loài hoàn toàn mới, từng có thời gian tồn tại song song với người Neanderthals, Denisovans, Homo floresiensis (Hobbit) và cả loài sinh sau đẻ muộn nhất của chi Người là Homo sapiens (người tinh khôn, người hiện đại- chính là chúng ta). Ảnh: Nơi tìm thấy nhiều phần hài cốt hóa thạch - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Thời điểm đó, tổ tiên Homo sapiens chúng ta dù ra đời muộn cũng đã trải qua hơn 250.000 năm lịch sử, đã đứng thẳng và biết dùng nhiều công cụ. Tuy nhiên, loài người tí hon bí ẩn ở Philippines vẫn còn đu đưa trên cây như những vượn nhân hình của hàng triệu năm trước đó! Xem xét xương ngón chân cũng rất phát triển của loài người mới này, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể họ cũng đi thẳng giỏi như chúng ta nhưng điều kiện sống trên đảo đã khiến họ có xu hướng trở lại lên cây. Điều đó thể hiện qua sự phát triển đặc biệt của các xương ở phần tay, giúp họ có khả năng leo trèo tốt hơn những loài người khác cùng thời. Ước tính loài người mới này chỉ cao chưa đầy 1,2 mét. Ảnh: Những chiếc răng của loài người mới - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Thời điểm đó, tổ tiên Homo sapiens chúng ta dù ra đời muộn cũng đã trải qua hơn 250.000 năm lịch sử, đã đứng thẳng và biết dùng nhiều công cụ. Tuy nhiên, loài người tí hon bí ẩn ở Philippines vẫn còn đu đưa trên cây như những vượn nhân hình của hàng triệu năm trước đó! Xem xét xương ngón chân cũng rất phát triển của loài người mới này, các nhà nghiên cứu cho rằng có thể họ cũng đi thẳng giỏi như chúng ta nhưng điều kiện sống trên đảo đã khiến họ có xu hướng trở lại lên cây. Điều đó thể hiện qua sự phát triển đặc biệt của các xương ở phần tay, giúp họ có khả năng leo trèo tốt hơn những loài người khác cùng thời. Ước tính loài người mới này chỉ cao chưa đầy 1,2 mét. Ảnh: Những chiếc răng của loài người mới - Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp.
Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được làm cách nào mà các tổ tiên thuộc chi Người đã di chuyển đến Luzon, vốn luôn là một hòn đảo tách biệt hẳn với lục địa và không hề có bằng chứng về một dải đất bắc cầu cổ xưa đã biến mất nào. Ước tính cuộc di cư bí ẩn đã diễn ra ít nhất 700.000 năm trước, niên đại của những hài cốt động vật được con người xẻ thịt lâu đời nhất tìm thấy tại Luzon. Việc truy tìm nguồn gốc cổ xưa hơn của loài người lùn mới này đang gặp khó khăn bởi khí hậu ẩm ướt tại Luzon đã làm các hóa thạch không còn tốt, không thể trích xuất được DNA. Tuy nhiên, một số protein vẫn có thể được chiết xuất từ xương và giải đáp ít nhiều thắc mắc về cây gia phả của họ. Tất nhiên, họ đã tuyệt chủng như hầu hết các loài người từng tồn tại trên trái đất. Loài duy nhất thuộc chi Người còn sống sót là Homo sapiens chúng ta. Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên tạp chí khoa học Nature.
Các nhà khoa học vẫn chưa lý giải được làm cách nào mà các tổ tiên thuộc chi Người đã di chuyển đến Luzon, vốn luôn là một hòn đảo tách biệt hẳn với lục địa và không hề có bằng chứng về một dải đất bắc cầu cổ xưa đã biến mất nào. Ước tính cuộc di cư bí ẩn đã diễn ra ít nhất 700.000 năm trước, niên đại của những hài cốt động vật được con người xẻ thịt lâu đời nhất tìm thấy tại Luzon. Việc truy tìm nguồn gốc cổ xưa hơn của loài người lùn mới này đang gặp khó khăn bởi khí hậu ẩm ướt tại Luzon đã làm các hóa thạch không còn tốt, không thể trích xuất được DNA. Tuy nhiên, một số protein vẫn có thể được chiết xuất từ xương và giải đáp ít nhiều thắc mắc về cây gia phả của họ. Tất nhiên, họ đã tuyệt chủng như hầu hết các loài người từng tồn tại trên trái đất. Loài duy nhất thuộc chi Người còn sống sót là Homo sapiens chúng ta. Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên tạp chí khoa học Nature.

Bạn có thể quan tâm

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Người "giữ lửa" cho người thương binh "tàn nhưng không phế"

Người "giữ lửa" cho người thương binh "tàn nhưng không phế"

Top tin bài hot nhất

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

28/07/2025 12:25
Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

28/07/2025 08:12
Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

28/07/2025 06:42
Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

27/07/2025 19:08
 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

28/07/2025 12:50

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status