Cực nhọc mưu sinh và những lần bị gái bán hoa quỵt tiền

Cặm cụi bán hàng vất vả mưu sinh là vậy nhưng thỉnh thoảng đang bán, anh chị có hôm lại chạy vội vàng khi thấy xe của lực lượng cơ động.

23 giờ đêm, dọc theo quốc lộ 32 hướng từ nội đô ra Nhổn, chúng tôi gặp chị, một phụ nữ tuổi ngoài 40. Chị là chủ của xe ngô luộc, bánh mỳ... và đầy ắp những đồ ăn vặt khác đang mưu sinh bán dạo tại cổng trường Đại học Công Nghiệp.
Qua trò chuyện được biết, chị tên Dung (SN 1973) lấy chồng ở Hoài Đức. Hiện giờ chị Dung và chồng đều bán hàng này ở Hà Nội. Xe hàng của anh bán cách chị 500m, lui về phía chợ Nhổn.
Kể về công việc của mình, chị Dung cho biết: “Tôi làm nghề này đã hơn hai chục năm. Trước đây tôi cũng bán hàng dạo như thế này nhưng trong miền Nam. Sau một thời gian làm ăn trong đó thấy không thuận lợi nên tôi chuyển ra ngoài Bắc. Tôi bắt đầu bán ở đây được gần 2 năm”.
Cuc nhoc muu sinh va nhung lan bi gai ban hoa quyt tien
Xe hàng còn đầy ắp, nhưng đến sáng chị bảo cũng sẽ vãn hàng. 
Vẫn giống như những món ăn vặt từ ngày chị bán trong miền Nam thì nay chị mang “vốn liếng” ấy để lập nghiệp ngoài Hà Nội. Đó là những món như: xôi, bánh mỳ trứng, bánh mỳ xúc xích… ngô luộc, khoai nướng, trứng nướng.
Để bắt đầu công việc bán hàng rong tại Hà Nội, hai vợ chồng chị thuê trọ ở khu vực chợ Nhổn. Hàng ngày thời gian làm việc của hai vợ chồng không giống ai.
Ngày nào cũng vậy, anh chị bắt đầu công việc từ 16 giờ chiều và chuẩn bị làm hàng. 17 giờ xe hàng của anh chị bắt đầu di chuyển ra khỏi nơi nhà trọ, tiến đến cổng trường ĐH Công Nghiệp.
Bán hàng ở đó đến 3 giờ sáng hôm sau thì anh chị về nghỉ ngơi và ngủ đến 10 giờ trưa. Sau khi ăn trưa xong, họ lại bắt đầu guồng quay công việc như vậy cho một ngày mới.
Mùa hè cũng như mùa đông, ngày nắng cũng như ngày mưa họ đều bán đến 3 giờ sáng. Lịch thời gian này đã quá thuần thục không chỉ với người bán hàng mà còn với cả những khách hàng quen là những sinh viên, người đi làm đêm muộn hay những cô gái làm nghề bán hoa.
Chị kể: “Trước đây, khi chưa nhiều người bán hàng như bây giờ thì mỗi tháng cũng để ra được hơn chục triệu. Nhưng bây giờ, đoạn đường chưa đầy 1 km có đến 5, 7 hàng xôi thế này nên khó bán lắm. Một tháng trừ tất cả các khoản, công của cả hai vợ chồng bỏ ra được 7, 8 triệu đồng".
Chị tâm sự, nhiều đêm mưa lạnh thấu xương hay nóng ran nhưng vẫn phải cố bán vì không thể mang hàng về được hay những đêm như vậy khách hàng cũng không có nhiều, nhưng vẫn phải cố bán.
Cuc nhoc muu sinh va nhung lan bi gai ban hoa quyt tien-Hinh-2
Không kể thời tiết, ngày nào chị cũng bắt đầu từ lúc 16 giờ chiều và kết thúc vào lúc 3 giờ sáng hôm sau. 
Bình quân một ngày chị bán được khoảng 30 cái bánh mỳ kẹp các loại với giá giao động từ 10 ngàn đến 15 ngàn đồng và khoảng hơn chục bắp ngô và mấy thứ đồ linh tinh đi kèm nữa: “Dù nhiều lúc cũng nản lắm vì hai vợ chồng lọ mọ suốt đêm nên muốn về quê làm ruộng. Về quê dù thu nhập không cao nhưng cuộc sống thư thái, an nhàn. Song những lúc nông nhàn thì lại không có tiền chi tiêu. Đi bán như này dù sao vẫn túc tắc”.
Theo người bán hàng đêm này cho biết, khách hàng chủ yếu mua quà vặt nhà chị là những cô gái bán hoa. Hầu như đêm nào họ cũng ăn quà ở hàng nhà chị. Và cũng nhiều lần, chị bị những người này quỵt tiền.
“Có một cô gái làm nghề bán hoa đêm nào cũng ăn ở đây nên mình cũng đã quen mặt. Khách quen là vậy song mình cũng ngại, chẳng bao giờ hỏi tên và quê của cô gái đó. Dạo ấy, thỉnh thoảng cô gái này còn ăn chịu. Cô gái cứ ăn quà chịu vài bữa lại trả. Mình bán chịu rồi cũng thành quen.
Có một đêm, cô gái đó còn gọi cả đồ ăn mời bạn bè. Và lần này, cô ấy cũng chịu như mọi lần. Nhưng sau đêm ấy, cô gái đó không đến ăn ở hàng nhà mình nữa. Hỏi bạn bè thì bảo các bạn cô gái bảo cô ấy đã giải nghệ, về quê lấy chồng. Thế là mình mất tiêu 500.000 đồng lần đó”, chị Dung chép miệng cười chua chát.
Dù có hai đứa con ở quê nhưng vợ chồng chị Dung cũng rất ít khi về quê: "Công việc bận rộn nên không về quê được nhiều. Các con nhờ cậy cả vào ông bà".
Cặm cụi bán hàng vất vả mưu sinh là vậy nhưng thỉnh thoảng đang bán, anh chị có hôm lại chạy vội vàng khi thấy xe của lực lượng cơ động.
"Có lần không kịp chạy, xe của công an phường thu ghế, thu đồ bán. Những hôm ấy thì méo mặt luôn, lại phải bỏ tiền ra mua sắm đồ. Đấy là nhà mình vợ chồng còn trẻ, chứ nhiều nhà không chạy kịp, còn bị thu cả xe hàng. Nhiều lúc thấy bán hàng đêm hôm đã vất vả mà cực nhọc quá", chị Dung nói.
Hỏi về dự định trong tương lai, chị Dung chỉ cười: “Thì còn làm được gì nữa. Ở tuổi này còn công ty nào nhận. Ở nhà trồng lúa năng suất có đáng bao nhiêu. Thôi thì vất vả nhưng cũng còn kiếm được đồng để tích cóp để nuôi con ăn học”. Nói xong, chị thở dài thườn thượt khi ngồi đã mấy tiếng mà khách đến mua quá thưa thớt đêm nay.

TP.HCM: Người đi xe máy chết thảm vì cục bê tông giữa đường

(Kiến Thức) - Một cục bêtông bị tài xế xe tải vứt lại giữa cầu vượt Thủ Đức, khiến người tham gia giao thông tông trúng và tử nạn oan nghiệt. 

Vụ tai nạn thương tâm khiến anh Huỳnh Thanh Nam (24 tuổi, quê tỉnh Quảng Ngãi) tử nạn do sự thiếu ý thức của một tài xế xe tải gây bức xúc cho người dân.
TP.HCM: Nguoi di xe may chet tham vi cuc be tong giua duong
 Hiện trường vụ tai nạn khiến nam thanh niên tử vong tại chỗ.
Theo thông tin ban đầu, gần 10h đêm qua (21/3), anh Nam trên đường đi làm về, khi lưu thông qua cầu vượt Thủ Đức (phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM) đã không phát hiện giữa cầu có cục bêtông khá lớn nên tông trúng và té ngã xuống đường. Cùng lúc này, chiếc xe tải do tài xế Võ Văn Việt (32 tuổi, quê tỉnh Bến Tre) điều khiển, từ sau lao đến đã không xử lý kịp, cán ngang người khiến anh Nam tử vong tại chỗ.
TP.HCM: Nguoi di xe may chet tham vi cuc be tong giua duong-Hinh-2
 Bước đầu, cơ quan Công an ghi nhận, nguyên nhân vụ tai nạn do nạn nhân cán phải tảng đá giữa cầu.

Cụ ông 90 tuổi vẫn chèo thuyền đánh cá nuôi 2 con 50 tuổi tật nguyền

Dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ngày ngày, cụ ông Phạm Văn Hóa (sinh 1929) vẫn chèo thuyền, đánh cá nuôi vợ và 2 con tật nguyền ngoài 50 tuổi.

Cu ong 90 tuoi van cheo thuyen danh ca nuoi 2 con 50 tuoi tat nguyen
Bên triền dòng sông Cả, đoạn qua địa bàn xóm 1, xã Lạng Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An), là ngôi nhà lụp xụp của gia đình ông Phạm Văn Hóa, gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn.