Cua núi đá ăn lá rừng: Đặc sản Hà Giang, ngon hơn cua biển

Do sinh sống trên núi cao nên loại cua đá này thường chạy rất nhanh và bò khỏe. Thức ăn của chúng hàng ngày là các loại côn trùng và lá rừng, vì thế thịt cua đá rất chắc, ngọt, thơm và có vị hấp dẫn riêng.

Những ngày đầu tháng 10, chị Trần Thị Minh ở Hà Giang, ngoài bán các loại ốc núi, rau quả rừng còn bán thêm một loại đặc sản vùng cao mà khách quen nào cũng thích. Đó chính là cua đá - đặc sản của bà con dân tộc miền núi đá.

Khác với những loại cua sống ở biển, ở đầm hay đồng ruộng ở đồng bằng, những chú cua đá ở vùng cao thường sống trong các hốc đá trên suối. Loại cua đá này có hình dáng bên ngoài giống hệt cua đồng, song kích cỡ của chúng thì lớn hơn nhiều. Có những con lớn bằng nắm tay hoặc cái chén với 2 càng to khỏe.

Cua nui da an la rung: Dac san Ha Giang, ngon hon cua bien
Cua đá Hà Giang

Chị Minh cho biết, hàng ngày cua đá thường sống nép mình dưới các hốc đá, hang đá để tránh ánh nắng mặt trời. Khi trời mưa, loại cua này mới bò ra để đến bờ suối tìm kiếm thức ăn. Vì thế, muốn bắt được loại cua này phải đi bắt vào những ngày mưa.

“Người nhà mình mỗi ngày mưa hay bắt được cua đá lắm. Mang cua về có thể chế biến nhiều món ăn như: nướng, kho, rang muối, nấu bún riêu,... hay nấu canh cua đá với các loại rau rừng cũng rất thơm ngon. Chỉ khi nhà ăn chán thì mới đem ra chợ phiên bán”, chị Minh kể lại.

Người phụ nữ quê ở Hà Giang này chia sẻ, cua đá rất khôn, chỉ cần có tiếng động nhỏ là chúng bỏ chạy ngay vào các hốc đá ẩn nấp. Vì thế muốn bắt cua thì phải đi vào ban đêm. “Ban đêm những chú cua đá bò ra tìm kiếm thức ăn. Người bắt chỉ cần rọi đèn pin là chộp cua bỏ vào giỏ. Song, cần thật nhanh tay để tránh bị cua cắp. Nếu không chiếc càng to khỏe sẽ khiến người bị cua cắp rất đau nhức”.

Cua nui da an la rung: Dac san Ha Giang, ngon hon cua bien-Hinh-2
Thịt cua thơm và ngọt
Cua nui da an la rung: Dac san Ha Giang, ngon hon cua bien-Hinh-3
Có thể hấp ăn nhậu
Cua nui da an la rung: Dac san Ha Giang, ngon hon cua bien-Hinh-4
Hoặc cua đá lọc nước nấu canh, nấu lẩu cũng rất nhiều thịt

Do loại cua đá này sống trên núi cao và sống ở bờ đá ven suối nên chúng chạy nhanh, bò khỏe. Thức ăn hàng ngày là các loại côn trùng và lá rừng. Vì thế khi chế biến, thịt cua đá rất chắc, ngọt, thơm và có vị hấp dẫn riêng. Chính bởi cua đá chắc, ngọt và thơm nên loại cua này bán rất được giá, có giá cao gấp đôi giá cua đồng.

“Cua đá nhà mình cũng có cả mấy loại. Tùy theo kích cỡ to nhỏ khác nhau mà có giá bán khác nhau. Loại cua 5 con/kg có giá 220.000 đồng/kg, loại 6 con/kg giá 200.000 đồng/kg. Các loại cua nhỏ hơn có giá từ 150.000-170.000 đồng/kg. Khách mua về, những con cua nhỏ có thể rửa sạch thân ngoài, bóc vỏ giã giập sơ đem nấu cùng các loại rau rừng làm canh rất ngọt thơm”. 

Hoặc, nhiều khách tiết lộ họ xay, giã cua ra lọc nước nấu canh, làm lẩu riêu cua cũng rất nhiều thịt. Chỉ cần 300gr cua đá nhỏ sẽ cho lượng thịt bằng cả 1kg cua đồng. Vì thế, loại cua đá nhỏ này rất được các nhà hàng lẩu riêu cua hay quán bún riêu cua đặt hàng, chị Hằng tiết lộ.

Cua nui da an la rung: Dac san Ha Giang, ngon hon cua bien-Hinh-5
Cua đá khá to và chắc
Cua nui da an la rung: Dac san Ha Giang, ngon hon cua bien-Hinh-6
5 con cua này đã có trọng lượng 1 kg

Riêng những chú cua đá to có thể dùng để hấp bia, hấp sả, rang me... làm mồi nhậu nhâm nhi. “Bà bầu và trẻ nhỏ đều ăn được vì bổ sung canxi rất tốt. Cua đá mùa tháng 9-10 này là ngon nhất, thịt ngọt và chắc nịch. Vì là cua núi đá tự nhiên nên chất lượng thịt ngọt hơn cua biển nhiều”.

Tiểu thương bán loại đặc sản vùng cao này cho hay, vì loại cua đá này rất hiếm, lên khe suối và núi bắt số lượng cũng chỉ có hạn nên hầu như nhà chị chỉ đủ cung cấp cho khách quen sành ăn. “Họ ăn cua đá quen miệng nên ăn loại cua nào cũng chê. Cua biển ngon vậy mà họ còn khẳng định không thơm ngon, chắc thịt và ngọt bằng cua đá”, chị kể.

Theo chân người dân săn cua đá kiếm bạc triệu mỗi ngày

(Kiến Thức) - Nhiều năm trở lại đây, bắt cua đá được xem là một nghề truyền thống mang lại thu nhập cao cho người dân một số nơi ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Với giá bán 100.000 đồng/kg, người dân thu về cả triệu đồng/ngày.

Từ giữa tháng 3 là thời điểm bà con ngư dân vùng biển Quỳnh Lưu, Hoàng Mai (Nghệ An) vào vụ săn bắt cua đá. Ảnh: Baonghean.
 Từ giữa tháng 3 là thời điểm bà con ngư dân vùng biển Quỳnh Lưu, Hoàng Mai (Nghệ An) vào vụ săn bắt cua đá. Ảnh: Baonghean.

Loài chuyên vùi mình trong cát, người Việt mê mẩn, giá tiền triệu/kg vẫn hút khách

Giá bán đắt nhưng chất lượng ngon nên được nhiều người thích.

Loai chuyen vui minh trong cat, nguoi Viet me man, gia tien trieu/kg van hut khach
 Nghe tên tưởng loài này chẳng có gì hấp dẫn và cứng nhưng không ngờ chúng lại được tìm mua ăn vì ngon.

Loai chuyen vui minh trong cat, nguoi Viet me man, gia tien trieu/kg van hut khach-Hinh-2
 Đây là loại cua đá Dungeness, chúng chủ yếu kiếm ăn vào ban đêm.

Đặc sản núi 'ngon hơn cua biển, rẻ hơn cua đồng', dân buôn hốt bạc

Được giới thiệu là “ngon hơn cua biển, rẻ hơn cua đồng”, loại cua sống trong các hốc đá ở những con suối trên núi có giá chỉ 139.000 đồng/kg đang được chị em rao bán rầm rộ trên các chợ online.

Theo quan sát, nhưng con cua này nhìn hình dạng khá giống các loại cua khác nhưng to bằng nắm tay, có màu sắc khá đậm, chân dài, càng ngắn nhưng to và chắc khỏe. Mỗi con cua nặng khoảng 0,2kg.

Chị Phan Thảo (trú tại Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, cua núi là đặc sản chỉ có tại các vùng núi cao. Chúng thường sống trong các hốc đá, khe đá ven suối… được người dân đi bắt về mang bán cho các mối buôn.