Công ty Thăng Long khai thác đá thu hẹp diện tích đất trồng lúa: Xử lý ra sao?

Theo luật sư Hoàng Tùng, chính quyền tỉnh Gia Lai phải có trách nhiệm xác minh, làm rõ và giải quyết thông tin Cty Thăng Long khai thác đá thu hẹp đất ruộng.

Như Báo Tri thức và Cuộc sống đã phản ánh, thông tin về sự việc Công ty cổ phần Thăng Long (gọi tắt Công ty Thăng Long) khai thác đá trên địa bàn xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai làm thu hẹp đất ruộng trồng lúa đang thu hút sự chú ý của dư luận.
Dưới góc độ pháp lý của sự việc, luật sư Hoàng Tùng - Trưởng văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, khai thác khoáng sản đóng góp phát triển kinh tế, an sinh xã hội, giải quyết công ăn viêc làm cho người lao động tại địa phương. Nhưng vì nguồn lợi từ hoạt động khai thác khoáng sản là rất lớn nên việc khai thác khoáng sản ngày càng diễn ra rầm rộ quy mô lớn, thậm chí bất chấp vi phạm quy định pháp luật.
Thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước được phân cấp, UBND các cấp chính quyền tỉnh Gia Lai trong phạm vi thẩm quyền của mình có trách nhiệm, nhiệm vụ xác minh, làm rõ và giải quyết thông tin được phản ánh nêu trên. Ở đây, hai vấn đề chính liên quan thông tin được phản ánh là quản lý khai thác khoáng sản và quản lý, sử dụng đất tại xã Ia Dêr, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai.
Cong ty Thang Long khai thac da thu hep dien tich dat trong lua: Xu ly ra sao?
 Nhìn từ trên cao, mỏ đá của Công Thăng Long đã khai thác thu hẹp một phần lớn diện tích đất ruộng trồng lúa.
Theo luật sư Hoàng Tùng, trường hợp, phát hiện Công ty Thăng Long khai thác đá ngoài vị trí được cấp phép thì doanh nghiệp này có thể bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi khai thác khoáng sản sai phép, vi phạm quy định về khu vực khai thác khoáng sản.
Cụ thể, theo quy định khoản 15 Điều 2 Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ thì căn cứ Giấy phép khai thác khoáng sản, căn cứ “ tổng diện tích khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt); vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) trong phạm vi diện tích từ 0,01 ha trở lên” để xác định mức phạt tiền khác nhau.
Theo đó, mức phạt tiền thấp nhất đối với hành vi này là 3 triệu đồng và cao nhất là 200 triệu đồng.
Cong ty Thang Long khai thac da thu hep dien tich dat trong lua: Xu ly ra sao?-Hinh-2
 Máy xay đá hoạt động liên tục, hết công suất cả ngày lẫn đêm. 
Ngoài ra, Công ty Thăng Long có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoảng sản nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần từ 3 tháng đến 12 tháng; buộc thực hiện các biện khắc phục hậu quả: Cải tạo, phục hồi môi trường, thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn, nộp lại số lợi bất hợp pháp và chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc đối với hành vi của mình.
Người dân trên địa bàn xã Ia Dêr cho biết, thời gian qua, rất nhiều diện tích là ruộng lúa tiếp giáp khu vực mà Công ty Thăng Long được phép khai thác đá đã bị đào xới nham nhở để phục vụ cho hoạt động khai thác đá của doanh nghiệp này.
Người dân cho hay, hầu hết các diện tích đất ruộng nói trên đều được mua bán bằng giấy qua tay với nhau. Đến nay, một diện tích đất mênh mông được quy hoạch trồng lúa tại khu vực xã Ia Dêr đã phải “nhường” chỗ cho mỏ khoáng sản.
Theo người dân, hoạt động khai thác và vận chuyển đá của doanh nghiệp này còn thường xuyên gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhưng không thấy các lực lượng chức năng có thẩm quyền xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của người dân.
Về việc này, một lãnh đạo UBND xã Ia Dêr cho biết, cánh đồng lúa xã Ia Dêr là cánh đồng rộng nhất của huyện Ia Grai. Từ những năm trước, khi thấy người dân nhờ xác thực việc mua bán ruộng lúa, xã đã vận động, tuyên truyền để người dân không bán ruộng lúa. Tuy nhiên, sau này người dân vẫn bán nhưng chỉ viết giấy tay với nhau, không thông qua chính quyền địa phương nên địa phương không nắm rõ bao nhiêu diện tích đã được sang nhượng.
Nói về thông tin diện tích lớn đất quy hoạch trồng lúa đã phải “nhường” chỗ cho mỏ đá, thì lãnh đạo xã Ia Dêr khẳng định, xã không có phương tiện để đo đạc, xác định tọa độ cụ thể nên không nắm được.
Trong khi đó, ông Tài Văn Trung - Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ia Grai cho biết, huyện đã nhận được thông tin và đã có báo cáo gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Gia Lai.
Đồng thời, ông Trung khẳng định thông tin mà báo chí phản ánh Công ty Thăng Long khai thác khoáng sản thu hẹp diện tích đất trồng lúa chỉ là “hiểu nhầm”. Khi phóng viên ngỏ ý tiếp cận văn bản mà huyện đã báo cáo lên tỉnh về sự việc thì ông Trung lại không phản hồi.
Báo Tri thức và Cuộc sống tiếp tục thông tin.

Kinh tế Ukraina thế nào trước khi Nga có hành động quân sự?

Ukraina dù có nhiều khoáng sản nhưng vẫn là nước nghèo nhất châu Âu.

Kinh te Ukraina the nao truoc khi Nga co hanh dong quan su?

Khai thác Talc trái phép ở Sơn La: Lượng khoáng sản trong núi bốc hơi đi đâu?

Lượng khoáng sản ở mỏ chỗ Hồng Ngài là bên đơn vị nào đã vận chuyển ra ngoài? Vận chuyển đi đâu?

Như đã thông tin ở những bài viết trước (đọc thêm), ở xã Hồng Ngài (Bắc Yên, Sơn La) xảy ra tình trạng xẻ đồi, khoét núi khai thác khoáng sản Talc trái phép. Vụ khai thác lén khoáng sản này đã làm thay đổi, biến dạng hoàn toàn địa hình đồi núi, khiến tài nguyên quốc gia bị “chảy máu”.
“Ông trùm” khai thác khoáng sản liệu đã khắc phục hậu quả?

FLC AMD báo lãi quý 2 gấp đôi cùng kỳ với 5 tỷ nhờ vào đâu?

(Kiến Thức) - CTCP Đầu tư và Khoáng sản FLC AMD (AMD) có lãi quý 2 hơn 5 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

AMD báo doanh thu thuần quý 2 đạt gần 426 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ 2020. Giá vốn hàng bán tăng mạnh hơn doanh thu nên lãi gộp giảm 52%, còn hơn 10 tỷ đồng.