Công ty Italia đưa ý tưởng thay thế tên lửa FIM-92C Stinger của Mỹ

Tại triển lãm vũ khí SeaFuture 2023, tên lửa phòng không thế hệ mới NG V-SHORAD do công ty MBDA của Italia phát triển, đã lần đầu tiên được ra mắt công chúng.

Cong ty Italia dua y tuong thay the ten lua FIM-92C Stinger cua My

Mẫu tên lửa phòng không vác vai thế hệ mới NG V-SHORAD, do công ty MBDA của Italia phát triển, tại triển lãm vũ khí SeaFuture 2023. Nguồn Topwar 

Tạp chí Topwar cho biết, loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) thế hệ mới NG V-SHORAD, do công ty MBDA của Italia phát triển, sẽ thay thế tên lửa FIM-92C Stinger do Mỹ sản xuất, hiện đang trong biên chế quân đội Italia.

Hiện tại, thông số kỹ chiến thuật của loại tên lửa mới chưa được tiết lộ; nhưng theo một bài viết đăng trong Tạp chí quốc phòng EDR, có lẽ chiều dài của tên lửa V-SHORAD là 1,5 mét và đường kính là 70 mm và vẫn sử dụng phương pháp dẫn đường hồng ngoại cổ điển.

Hiện tại, việc phát triển tên lửa V-SHORAD vẫn đang trong giai đoạn thiết kế ý tưởng. Theo MBDA, các bài kiểm tra tính năng kỹ chiến thuật dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng thời gian từ 2025 đến 2026.

Có khả năng, loại tên lửa vác vai thế hệ mới V-SHORAD có cả phiên bản cơ động và ở vị trí cố định; có thể triển khai trên nhiều phương tiện khác nhau.

Theo Tạp chí EDR phân tích, có thể phiên bản NG V-SHORAD gắn trên phương tiện giới, sẽ chuyên trách chống lại UAV và NG V-SHORAD trên các hệ thống C-RAM, có thể chống lại các cuộc tấn công bằng tên lửa, đạn pháo và đạn cối; nhưng chỉ thị mục tiêu nhờ các cảm biến khác.

Xét về đặc điểm tổng thể, tên lửa NG V-SHORAD giống với tên lửa phòng không vác vai Stinger của Mỹ, được đưa vào trang bị trong quân đội Italia từ năm 1981.

"Bảo bối" giúp tên lửa FIM-92 Stinger diệt mục tiêu không cần tiếp xúc?

Theo Defense News, Quân đội Mỹ bắt đầu được tiếp nhận tên lửa FIM-92 Stinger với ngòi nổ mới có thể diệt mục tiêu mà không cần tiếp xúc.

Để Stinger có thể diệt mục tiêu không cần tiếp xúc, nhà sản xuất Mỹ trang bị cho dòng tên lửa này ngòi nổ cận đích mới và nâng cấp hệ thống điện tử.
Để Stinger có thể diệt mục tiêu không cần tiếp xúc, nhà sản xuất Mỹ trang bị cho dòng tên lửa này ngòi nổ cận đích mới và nâng cấp hệ thống điện tử. 

Tên lửa vác vai Stinger của Ukraine khiến máy bay Nga gặp nguy

Một máy bay chiến đấu "chưa rõ danh tính" đã bị bắn hạ gần Ochakovo và một trực thăng chiến đấu Mi-35 đã bị bắn hạ bằng tên lửa vác vai Stinger.

Ten lua vac vai Stinger cua Ukraine khien may bay Nga gap nguy-Hinh-2

Cách đây vài giờ, một máy bay chiến đấu “chưa rõ danh tính”, đã bị lực lượng phòng không Ukraine bắn hạ gần khu vực Ochakov của Ukraine. Hiện vẫn chưa rõ số phận của phi hành đoàn chiếc máy bay bị bắn rơi. Đánh giá về thiết kế và các yếu tố còn lại của chiếc máy bay bị bắn rơi, có thể phán đoán đó là loại máy bay chiến đấu Su-27 hoặc Su-30 hay Su-34.