Công ty Euro xây dựng nhiều công trình không phép ở Khu du lịch biển Hải Tiến

Mặc dù mới có quyết định điều chỉnh quy hoạch 1/500, chưa được cấp phép xây dựng mới, thế nhưng Công ty Euro vẫn ngang nhiên xây dựng nhiều công trình có quy mô lớn. Trong khi đó, phía chính quyền huyện Hoằng Hóa vẫn không hề hay biết, cho tới khi có sự phản ánh của báo chí mới lập biên bản?!

Đó là thực trạng đang diễn ra tại Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) của công ty TNHH Du lịch và Thương mại Euro (Cty Euro).
Ngày 17/11/2003, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành quyết định số 3827/QĐ-CT V/v thu hồi đất tại xã Hoằng Tiến và Hoằng Hải, huyện hoằng Hóa giao cho Cty Euro thuê để thực hiện dự án khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến. Tổng diện tích: 195,546m2, trong đó: Diện tích đất thuê xây dựng nhà nghỉ, đường nội bộ và công viên cây xanh là 126.000m2. Diện tích tạm giao: 69546m2, Công ty có trách nhiệm trồng cây chắn cát, chắn gió, chắn sóng; không được xây dựng công trình, khi Nhà nước có nhu cầu sử dụng phải trả lại kịp thời, không được bồi thường.
Cong ty Euro xay dung nhieu cong trinh khong phep o Khu du lich bien Hai Tien
 Nhiều công trình của Cty Euro đang trong giai đoạn hoàn thiện nhưng không có giấy phép xây dựng.
Ngày 30/11/2005, UBND huyện Hoằng Hóa đã cấp Giấy phép xây dựng số 36/GPXD cho Cty Euro phải tuân theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt tại Quyết định số 1314/QĐ-CT, ngày 21/04/2004. Giấy phép xây dựng có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp; quá thời hạn trên thì phải xin gia hạn giấy phép.
Thế nhưng, sau khi có Quyết định điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa của Cty Euro (Quyết định số 5058/QĐ-UBND ngày 10/08/2018 của UBND huyện Hoằng Hóa), thì Cty Euro ngang nhiên xây dựng nhiều công trình mà không xin cấp phép xây dựng mới.
Trong khi đó phía các ngành chức năng huyện Hoằng Hóa mà cụ thể là phòng Kinh tế - hạ tầng lại buông lỏng quản lý, để Cty Euro ngang nhiên xây dựng rầm rộ vẫn không hề hay biết. Cho tới khi báo chí phản ánh, mới khất lần trả lời vì chưa biết có giấy phép xây dựng mới theo quy hoạch 1/500 hay chưa.
Cong ty Euro xay dung nhieu cong trinh khong phep o Khu du lich bien Hai Tien-Hinh-2
Cty Euro xây dựng biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp khi chưa có giấy phép xây dựng. 
Sau nhiều tháng cáo bận với phóng viên, tới ngày 04/04/2019, Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện Hoằng Hóa mới có biên bản vi phạm hành chính số 11/BB-VPHC về lĩnh vực hoạt động xây dựng đối với Cty Euro. Biên bản chỉ rõ Cty Euro đã có hành vi vi phạm như sau: Tổ chức thi công xây dựng các hạng mục công trình thuộc dự án Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến khi không có giấy phép xây dựng (bao gồm khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp A29 (phần mở rộng), khu tổ chức hội thảo A31 (phần mở rộng) thuộc mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến ban hành kèm theo Quyết định số 5058/QĐ-UBND, ngày 10/08/2018 của UBND huyện Hoằng Hóa về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá của Cty Euro mà theo quy định phải có Giấy phép xây dựng.
Biên bản vi phạm cũng yêu cầu Cty Euro chấm dứt ngay hành vi vi phạm, dừng thi công công trình. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, Cty Euro phải làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giấy phép xây dựng.
Trao đổi với ông Lê Thanh Tùng – Giám đốc Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Euro khẳng định công ty đang thực hiện đúng theo giấy phép xây dựng cũ đã được cấp (GPXD số 36 ngày 30/11/2005 do UBND huyện Hoằng Hóa cấp) và phù hợp với mặt bằng điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 mới được phê duyệt.
Thế nhưng sau khi tiếp cận cả hai mặt bằng cũ và mới, chúng tôi hỏi khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp A29 và khu tổ chức hội thảo A31 không có trong mặt bằng cũ mà được điều chỉnh theo mặt bằng quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 mới được phê duyệt, ông Tùng khẳng định là đúng?
Khi được hỏi vì sao xây dựng mở rộng theo mặt bằng mới đã được điều chỉnh, phía công ty lại không làm thủ tục xin cấp phép xây dựng, ông Tùng cho rằng, giấy phép xây dựng cũ phía chính quyền ghi sai không phải chỉ có có hiệu lực khởi công xây dựng trong thời hạn 1 năm kể từ ngày cấp?
Thiết nghĩ, Cty Euro xây dựng rầm rộ các công trình suốt nhiều tháng trời, trong khi đó ngành chức năng huyện Hoằng Hóa lại tỏ ra thờ ơ, buông lỏng quản lý, để công ty xây dựng có giấy phép hay không cũng không biết.
Sau khi “miễn cưỡng” lập biên bản vi phạm hành chính Cty Euro, chúng tôi đã nhiều lần liên với lãnh đạo huyện Hoằng Hóa để tiếp tục thông tin biện pháp xử lý, nhưng vị thì không nghe máy, vị thì đùn đẩy trách nhiệm cho người này người kia!
Chiều ngày 24/4, theo quan sát của chúng tôi, công nhân Cty Euro vẫn tiếp tục thi công khu biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp A29 (phần mở rộng), khu tổ chức hội thảo A31 (phần mở rộng) bất chấp việc huyện Hoằng Hóa yêu cầu dừng việc thi công.

Viễn Đông Meridian nguy cơ bị thu hồi vì “om” đất quá lâu

(VietnamDaily) - Bỏ hoang hơn 10 năm nay, dự án Viễn Đông Meridian do Công ty Cổ phần địa ốc Viễn Đông Việt Nam làm chủ đầu tư cũng nằm trong diện bị thu hồi.

Thủ tướng yêu cầu làm rõ 2.000 ha đất bỏ hoang ở Mê Linh

(VietnamDaily) - Lần thứ 2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu UBND thành phố Hà Nội kiểm tra và xử lý phản ánh liên quan đến gần 2.000 ha đất dự án đô thị bỏ hoang nhiều năm nay ở huyện Mê Linh.

Mới đây, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về phản ánh của báo chí liên quan đến việc gần 2.000 ha đất dự án đô thị bỏ hoang gây lãng phí nghiêm trọng tại huyện Mê Linh, Hà Nội.

Hà Nội: “Báo động” vi phạm trật tự xây dựng tại phường Thanh Nhàn

(VietnamDaily) - Không chỉ công trình 283 Trần Khát Chân xây vượt tầng gây bức xúc dư luận nhiều ngày qua, vấn đề vi phạm trật tự xây dựng và các sai phạm liên quan ở phường Thanh Nhàn (Hà Nội) đang ở ngưỡng “báo động".

Dư luận đang bức xúc trước việc công trình 283 Trần Khát Chân (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội) vi phạm trật tự xây dựng, xây quá 1,5 tầng nhưng vẫn ngang nhiên hoàn thiện. Đáng nói hơn, công trình 283 Trần Khát Chân vi phạm lại nằm ngay gần trụ sở UBND phường Thanh Nhàn, nhưng không hiểu vì lý do gì mà lãnh đạo phường vẫn để “lọt lưới” vi phạm?

Ha Noi: “Bao dong” vi pham trat tu xay dung tai phuong Thanh Nhan
Công trình 283 Trần Khát Chân dù vi phạm trật tự xây dựng, xây quá 1,5 tầng nhưng vẫn ngang nhiên hoàn thiện. 

Theo tìm hiểu của PV, công trình 283 Trần Khát Chân vi phạm trật tự xây dựng không phải là vụ việc đầu tiên và duy nhất tồn tại ở phường Thanh Nhàn. Thời gian qua, vấn đề vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn phường này đã bị báo chí phản ánh nhiều, thậm chí đến ngưỡng "báo động". Trong số đó, phải kể đến vụ việc công viên Tuổi trẻ Thủ đô (số 46 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội). Sai phạm tại Công viên Tuổi trẻ Thủ đô đã kéo dài hơn 10 năm qua, khi nhiều hạng mục được quy hoạch làm công viên, cây xanh, sân chơi thể thao dành cho thanh, thiếu niên, nhưng đã bị biến tướng thành nhà hàng, bãi để xe. Năm 2017, UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng và các đơn vị liên quan xử lý vi phạm trong Công viên Tuổi trẻ Thủ đô, nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm.

Ha Noi: “Bao dong” vi pham trat tu xay dung tai phuong Thanh Nhan-Hinh-2
Khu trượt nước bỏ hoang và đang xuống cấp trầm trọng ở công viên Tuổi trẻ Thủ đô. Ảnh: Zing. 

Theo đó, ban đầu, UBND TP Hà Nội đã quy hoạch công viên này với diện tích 26,43 ha, nhằm triển khai các hạng mục xây dựng nơi đây trở thành công viên, khu vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng cho người dân. Thế nhưng, khi các hạng mục được quy hoạch thì những miếng đất trong diện tích quy hoạch công viên Tuổi Trẻ Thủ đô nhanh chóng bị “xẻ thịt”, biến tướng thành nhà hàng đồ sộ, quán ăn sang trọng hoặc bãi trông giữ xe.

Kinh ngạc hơn, việc biến tướng công viên Tuổi trẻ Thủ đô để phát triển kinh doanh lại được các đơn vị đầu tư rất rầm rộ. Điều này, cũng từng làm dấy lên nghi vấn trong dư luận, nhiều người đã đặt câu hỏi: Liệu có “thế lực” nào đứng sau “bật xi nhan” cho các doanh nghiệp nên họ mới dám công khai vi phạm như thế?

Khi những sai phạm ở công viên Tuổi Trẻ Thủ đô được đẩy lên cao trào, dư luận dậy sóng mạnh mẽ, báo chí vào cuộc quyết liệt thì đến năm 2017, UBND TP Hà Nội giao Sở Xây dựng phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng cùng các đơn vị liên quan xử lý vi phạm. Thế nhưng, đến nay vẫn chưa thể nào giải quyết được dứt điểm.

Tuy nhiên, gần đây, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội đã có quyết định kỷ luật 21 cán bộ quận Hai Bà Trưng và phường Thanh Nhàn qua các thời kỳ (trong đó phường Thanh Nhàn 17 cán bộ - thông tin được ông Lương Mạnh Hùng, cán bộ địa chính phường tiết lộ). Trong số những cán bộ bị kiểm điểm và kỷ luật, có Chủ tịch UBND phường Thanh Nhàn - Phạm Hoàng Linh (đang đương chức); nguyên Chủ tịch phường Thanh Nhàn - Nguyễn Tiến Hải (nhiệm kỳ 2010 - 2014), ông Nguyễn Vinh Quang (thời điểm đó đảm nhiệm chức vụ Đội trưởng Đội Thanh tra xây dựng quận Hai Bà Trưng)…

Vấn đề này, UBND Hai Bà Trưng cũng đã tiến hành thành lập Hội đồng kỷ luật đối với từng cá nhân, kết quả xử lý sẽ có trong tháng 4/2019.