Chứng khoán VPS lãi 918 tỷ trong quý 1

(Vietnamdaily) - Trong quý 1, VPS tiếp tục dẫn đầu về thị phần môi giới trên cả 3 sàn chứng khoán, riêng trên HoSE thị phần của công ty chứng khoán này đạt 16,94%.

CTCP Chứng khoán VPS vừa công bố báo cáo tài chính quý 1/2025 với doanh thu hoạt động đạt 1.468 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do hoạt động môi giới sụt giảm mạnh.

Cụ thể, doanh thu từ môi giới trong quý đầu năm giảm 40% so với cùng kỳ xuống còn 579 tỷ đồng. Trong khi đó chi phí môi giới giảm 30%, đạt 497 tỷ đồng. Như vậy, VPS chỉ lãi gộp 82 tỷ từ hoạt động môi giới trong quý 1, biên lợi nhuận gộp tương ứng khoảng 14%.

Bên cạnh đó, hoạt động lưu ký chứng khoán đem về cho VPS 15 tỷ đồng tỷ đồng doanh thu, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước.

Ngược lại, lãi từ cho vay và phải thu của VPS trong quý 1 tăng 27% lên mức 503 tỷ đồng, chiếm 34% cơ cấu doanh thu hoạt động của công ty.

Doanh thu từ mảng tự doanh ghi nhận tăng trưởng 68% so với cùng kỳ 2024 đạt 224 tỷ đồng. Trong khi, chi phí tự doanh giảm 40% còn 16 tỷ đồng. Đáng chú ý, khoản lỗ từ tài sản FVTPL giảm tới 79% xuống còn 6 tỷ đồng. Kết quả, mảng tự doanh của VPS mang lại lợi nhuận 202 tỷ đồng cho VPS trong quý 1 năm nay.

Chung khoan VPS lai 918 ty trong quy 1
 Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, các khoản chi phí hoạt động trong quý 1 của VPS ghi nhận sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ còn 536 tỷ đồng, tương ứng giảm 32%.

Kết quả, VPS lãi trước thuế 918 tỷ đồng trong quý 1, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái song sụt giảm khoảng 13% so với mức kỷ lục vừa ghi nhận trong quý 4/2024 liền trước. Lợi nhuận ròng đạt 735 tỷ đồng, tăng 45%.

Năm 2025, VPS đặt mục tiêu lãi trước và sau thuế lần lượt 3.500 tỷ đồng và 2.800 tỷ đồng, tăng 11%. Với kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm, VPS thực hiện hơn 26% mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.

Tại ngày 31/3, tổng tài sản của VPS đạt 36.130 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay margin lên tới 18.337 tỷ đồng, tăng 47% so với đầu năm. Công ty cũng phân bổ 10.273 tỷ đồng cho hoạt động tự doanh FVTPL, chủ yếu vào các công cụ thị trường tiền tệ, trong khi lượng cổ phiếu niêm yết chỉ ở mức 18 tỷ đồng. Ngoài ra, VPS còn gửi 4.800 tỷ đồng tại ngân hàng với kỳ hạn 3 tháng.

Ở phía nguồn vốn, nợ phải trả tại thời điểm cuối quý I là 24.033 tỷ đồng, trong đó nợ vay chiếm 23.431 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 12.098 tỷ đồng, bao gồm 6.029 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối.

Trong quý 1, VPS tiếp tục dẫn đầu về thị phần môi giới trên cả 3 sàn chứng khoán, riêng trên HoSE thị phần của công ty chứng khoán này đạt 16,94%. Dù vậy, con số này đã thu hẹp đáng kể và là mức thị phần thấp nhất của VPS trong 8 quý trở lại đây.

BIDV chi hơn 12.200 tỷ đồng mua lại trái phiếu trước hạn

(Vietnamdaily) - BIDV dự kiến dùng nguồn vốn kinh doanh để mua lại trước hạn hơn 12.271 tỷ đồng trái phiếu tăng vốn năm 2026 theo quyền từ quý 2/2025 đến hết quý 1/2026.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - HoSE: BID) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc mua lại trước hạn trái phiếu tăng vốn 2026 theo quyền từ quý 2/2025 đến hết quý 1/2026.

Theo đó, ngân hàng dự kiến mua lại tổng cộng hơn 12.271 tỷ đồng trái phiếu bằng nguồn vốn kinh doanh.

Con gái Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn đã bán 45 triệu cổ phiếu OCB

(Vietnamdaily) - Sau khi bán ra thành công 45 triệu cp OCB, tỷ lệ sở hữu của bà Trịnh Mai Vân đã giảm đi gần như một nửa từ 92,36 triệu cổ phần (tỷ lệ 3,75%) xuống 47,36 triệu cổ phần (tỷ lệ 1,92%).

Bà Trịnh Mai Vân – con gái ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) vừa có báo cáo kết quả giao dịch cổ phiếu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.

Theo đó, trong giai đoạn từ 21/3 – 24/3/2025, bà Vân đã bán ra 45 triệu cổ phiếu OCB đã đăng ký theo phương thức thỏa thuận. Qua đó giảm sở hữu từ 92,36 triệu cổ phần (tỷ lệ 3,75%) xuống 47,36 triệu cổ phần (tỷ lệ 1,92%).