Công ty Beepro bị tố “bỏ rơi” 106 cây cổ thụ của Hà Nội: Trụ sở chỉ là thùng container

(Kiến Thức) - Sau khi bị chủ đất tố "bỏ rơi” 106 cây cổ thụ của Hà Nội chết khô, "xù" tiền thuê đất, PV Kiến Thức đã lần theo địa chỉ của Công ty cổ phần Beepro để đến phỏng vấn, làm rõ vấn đề nhưng kết quả lại hết sức bất ngờ. 

Liên quan đến vụ công ty Beepro bị tố “bỏ rơi” 106 cây cổ thụ của Hà Nội khô héo, chết mục... mà Kiến Thức đã phản ánh, ông Nguyễn Văn Hưng (SN 1966, trú tại Đông Dư, Gia Lâm, Hưng Yên) là chủ đất cho Công ty cổ phần Beepro thuê để trồng tạm cây và chăm sóc cho biết, sau khi công ty "biến mất", tiền thuê đất không trả cho ông, rất nhiều lần ông Hưng tìm cách liên hệ với công ty. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đều đi vào ngõ cụt. 
Bởi lẽ, theo ông Hưng, những địa chỉ của công ty Beepro chỉ là những địa chỉ "ma", không có thật. 
Cong ty Beepro bi to “bo roi” 106 cay co thu cua Ha Noi: Tru so chi la thung container
Ông Nguyễn Văn Hưng, chủ đất cho Công ty Beepro thuê đang mong mỏi tìm được công ty để đòi số nợ 150 triệu và yêu cầu công ty di dời cây đi, trả lại mặt bằng.
Ông Hưng đưa ra bản hợp đồng thuê đất, trên đó thể hiện công ty Beepro có địa chỉ tại số 20A ngõ 177 Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Ông kể, tháng 10/2016, công ty Beepro thuê 3.000m2 đất của ông để làm nơi trồng tạm cho 106 cây xanh di dời từ đường Kim Mã về. Sau đó, công ty Beepro thuê 2 nhân công chăm sóc cây. 
Khoảng 4 tháng sau, 2 nhân công này "biến mất" từ đó đến nay và ông Hưng cũng không thể nào liên hệ được với công ty Beepro để đòi số tiền 150 triệu đồng công ty còn nợ. Ông cho biết, hợp đồng thuê là 2 năm (150 triệu/năm, từ 2016 - 2018) nhưng công ty Beepro mới thanh toán một năm tiền thuê, còn nợ một năm nữa. 
Từ năm 2018, hợp đồng của công ty đã hết hạn nhưng thời điểm này Beepro vẫn chưa đến di dời 106 cây cổ thụ. 2 năm trôi qua, nhiều cây đã khô héo, mục chết... ông Hưng muốn "giải tán" số cây này để lấy đất canh tác, thế nhưng, hiện giờ ông cũng không dám di dời hay chặt hạ bởi số cây này thuộc quản lý của thành phố Hà Nội. 
Nhiều lần, ông tìm đến địa chỉ tại số 20A ngõ 177 Phùng Khoang mà công ty ghi trong hợp đồng, nhưng tại đây không phải trụ sở của công ty. 
Từ những thông tin ông Hưng cung cấp, PV đến đúng địa chỉ như trên. Tại đây chỉ có nhà số 177, không có ngõ 177 như trong hợp đồng.
Cong ty Beepro bi to “bo roi” 106 cay co thu cua Ha Noi: Tru so chi la thung container-Hinh-2
Số nhà 177 Phùng Khoang, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Người dân địa phương cũng cho biết, phố Phùng Khoang không có ngõ 177, tại đây chỉ có duy nhất căn nhà số 177 là một cửa hàng cắt tóc, làm đẹp. Trao đổi với PV, chủ nhà 177 Phùng Khoang xác nhận chưa từng có công ty Beepro nào thuê nhà ở đây.
Tiếp tục tìm kiếm theo địa chỉ văn phòng công ty Beepro được ghi trên website chính thức của công ty là số 99, đường Phạm Hùng (phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Khi PV tìm đến địa chỉ này, cũng không có nhà hay văn phòng nào gắn biển 99 Phạm Hùng.
Cong ty Beepro bi to “bo roi” 106 cay co thu cua Ha Noi: Tru so chi la thung container-Hinh-3
Văn phòng Công ty Beepro là một thùng container trong một bãi gửi xe trên đường Phạm Hùng.
Tuy nhiên, tại đây có 1 thùng container được để trong bãi gửi xe trên đường Phạm Hùng, trên nóc thùng có tấm biển "Công ty cổ phần Beepro" nhưng đã bị tháo xuống. 
Cong ty Beepro bi to “bo roi” 106 cay co thu cua Ha Noi: Tru so chi la thung container-Hinh-4
Tấm biển ghi tên công ty Beepro trên thùng container trước khi bị tháo xuống. 
Ông Hưng cho biết thêm, người đứng tên ký hợp đồng với ông là Thẩm Thế Hoàn (ghi chức danh là Phó Tổng Giám đốc Công ty Beepro), còn TGĐ là Trần Vương Long. 
Theo thông tin trên cổng thông tin quốc gia về đăng kí doanh nghiệp, Công ty cổ phẩn Beepro có mã số doanh nghiệp là 0104724688 và người đại diện pháp luật hiện tại là bà Nguyễn Thị Hiểu. Cổ đông sáng lập gồm có bà Trần Thị Vân, ông Trần Vương Long và Trần Đức Thành.
Công ty đăng kí kinh doanh gần 80 mục với các ngành nghề như khai thác, khách sạn, xây dựng công trình, buôn bán máy móc, bảo dưỡng, kho bãi, bốc xếp, khai thác muối, in ấn, cho thuê băng đĩa, xây dựng nhà ở, dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan... 
Ngoài dự án di dời 106 cây xanh trên đường Kim Mã, Công ty Beepro còn được Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP.Hà Nội giao đánh chuyển, chặt hạ 1.159 cây xanh trên tuyến đường vành đai 3 đoạn từ Mai Dịch đến cầu Thăng Long thuộc đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Các cây xanh sau khi đánh chuyển sẽ đưa về nút giao đường Tà Hồng - Võ Nguyên Giáp và nút giao quốc lộ 5 - Vành đai 3 để trồng và chăm sóc.
Website có tên miền là beepro.com.vn, hiện nay đã không truy cập được.
PV đã điện thoại liên hệ với ông Thẩm Thế Hoàn (Phó Tổng Giám đốc Công ty Beepro) nhưng không liên lạc được.
Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin.
>>> Xem thêm video: Ứng xử thế nào với cây xanh đô thị?
Nguồn: VTC14.

Sử dụng gỗ đốn hạ cây xanh đô thị làm bàn ghế trong công viên

Gỗ đốn hạ cây xanh đô thị chế tác ra các sản phẩm phục vụ trong các công viên, khu công cộng trên địa bàn thành phố TP.HCM.

Ngày 14/7, đại diện UBND TP.HCM cho biết thành phố đã thống nhất giao cho các đơn vị chức năng triển khai thí điểm việc sử dụng gỗ đốn hạ cây xanh đô thị chế tác ra các sản phẩm phục vụ trong các công viên, khu công cộng trên địa bàn thành phố.

Ngày mai, chặt hạ hơn 1.000 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng

(Kiến Thức) - Từ ngày 18/10, Hà Nội sẽ tiến hành chặt hạ, di chuyển hơn 1.289 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng để phục vụ thi công dự án mở rộng đường vành đai III.

Theo đó, từ ngày mai (18/10), tại công trường mở rộng dự án đường vành đai III (đoạn Mai Dịch đi cầu Thăng Long), Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội sẽ cùng Công ty cổ phần Beepro khởi công dự án thi công cây xanh lớn nhất cả nước, với tổng số 1.289 cây xanh di chuyển, chặt hạ, cắt tỉa để giải phóng mặt bằng mở rộng đường vành đai III.
Trong tổng số 1.289 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng, đoàn khảo sát liên ngành đã kết luận di chuyển khoảng gần 1.000 cây xanh, còn lại chỉ cắt tỉa, sửa tán và chặt hạ số ít những cây sấu, cong, nghiêng, mục… Thời gian dự kiến thực hiện trong vòng 6 tháng.
Ngay mai, chat ha hon 1.000 cay xanh tren duong Pham Van Dong
 Hàng cây xanh mướt trên đường Phạm Văn Đồng sẽ bắt đầu được chặt hạ, đánh chuyển từ ngày mai (18/10).
Được biết, sau khi những cây xanh cắt tỉa, đảo gốc sẽ được trang thiết bị chuyên dụng di chuyển trồng mới tại ô đất thuộc vị trí các nút giao thông lớn của Hà Nội: Tả Hồng – Đại lộ võ Nguyên Giáp, quốc lộ 5 giao quốc lộ 1.
Ngay mai, chat ha hon 1.000 cay xanh tren duong Pham Van Dong-Hinh-2
 Những gốc cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng được đánh số trước khi chặt hạ, đánh chuyển để phục vụ thi công dự án mở rộng đường vành đai III.
Trước đó, sáng ngày 5/10/2016, UBND TP Hà Nội đã khởi công dự án mở rộng đường Vành đai III (đoạn từ cầu vượt Mai Dịch đến chân cầu Thăng Long). Tuyến đường dài 5,5 km được mở rộng mặt cắt ngang từ 56 lên 93 m, mỗi bên 6 làn xe cơ giới và 5 cầu vượt đi bộ.
Dự án mở rộng đường vành đai III có tổng mức đầu tư 3.100 tỷ đồng; Trong đó chi phí xây dựng, thiết bị 820 tỷ đồng; giải phóng mặt bằng 1.820 tỷ đồng; quản lý dự án, tư vấn và chi phí khác 100 tỷ đồng.
Dự án mở rộng đường vành đai III là dự án trọng điểm của UBND TP Hà Nội giao ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông cũng như đáp ứng nhu cầu bảo tồn phát triển cây xanh Thủ đô.

Chặt hạ 1.000 cây xanh, Hà Nội "hỏi dân", muộn còn hơn không!

Việc chặt hạ, di chuyển số cây xanh trên được Ban Quản lý dự án cho là bắt buộc. Nếu không di chuyển được thì không thể tiếp tục xử lý...

Theo quyết định 3099 của UBND TP Hà Nội, dự án đầu tư mở rộng đường vành đai 3 đoạn Mai Dịch - Cầu Thăng Long do Ban quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội (Sở GTVT Hà Nội) làm chủ đầu tư. Để thi công tuyến đường này, hơn 1.300 cây xanh thuộc diện phải đánh chuyển, di dời, chặt hạ cây trước ngày 30/9/2017.
Chat ha 1.000 cay xanh, Ha Noi "hoi dan", muon con hon khong!
 Hàng cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng.
Việc chặt hạ, di chuyển số cây xanh trên được Ban Quản lý dự án cho là bắt buộc. Nếu không di chuyển được thì không thể tiếp tục xử lý mặt bằng, phục vụ thi công. Tuyến đường trọng điểm Vành đai 3 đang có nguy cơ chậm tiến độ, phát sinh thêm chi phí “khủng”.