Công ty Antonov Ukraine "phản bội" thiết kế máy bay Nga

(Kiến Thức) - Công ty Antonov của Ukraine nhiều khả năng sẽ sớm đưa toàn bộ dòng máy bay của hãng này đi theo tiêu chuẩn Phương Tây.

Tạp chí Jane’s đưa tin cho hay, nhiều khả năng công ty Antonov của Ukraine sẽ đưa toàn bộ các dòng máy bay do hãng này sản xuất theo tiêu chuẩn của phương Tây dưới sự giúp đỡ từ các công ty thuộc công nghiệp hàng không của Ba Lan.
Thông tin này được chính Antonov công bố vào hôm 4/6 tại một diễn đàn hợp công nghệ giữa Ukraine và Ba Lan, hiện tại Antonov đang tìm cách phát triển các dòng máy bay vận tải thế hệ mới của hãng này như An-148, An-158, An-178 lên tiêu chuẩn Phương Tây với sự giúp đỡ từ Ba Lan. 
Theo đó các công ty Ba Lan sẽ hỗ trợ Antonov tích hợp các thiết bị hàng không theo tiêu chuẩn Phương Tây lên các dòng máy bay vận tải của hãng này vẫn còn đang hoạt động trên khắp thế giới.
Cong ty Antonov Ukraine
Mô hình máy bay tuần tra hàng hải  An-148-300 được Antonov giới thiệu vào đầu tháng 6.
Hãng Antonov cũng đang thảo luận với các đối tác phía Ba Lan về khả năng thành lập một liên doanh chế tạo máy bay mới nhằm phát triển các biến thể máy bay vận tải đặc biệt sử dụng công nghệ hàng không của Ba Lan hoặc Phương Tây.
Tại diễn đàn công nghệ hàng không được tổ chức vào đầu tháng 6, công ty chế tạo máy bay Antonov cũng công bố kế hoạch phát triển một mẫu máy bay tuần tra hàng hải mới là An-148-300 MPA.
Theo tiết lộ các của quan chức Antonov cho biết, An-148-300 được phát triển không chỉ phục vụ cho các đơn hàng từ Quân đội Ukraine mà nó còn hướng tới các thị trường tiềm năng như Vùng Vịnh và châu Á. 
Tuy nhiên, có một vấn đề lớn hiện nay là từ khi nổ ra cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine cho tới nay Quân đội Ukraine chỉ tập trung mua sắm các hệ thống vũ khí mặt đất, trong khi đó lực lượng không quân và hải quân của nước này gần như bị bỏ mặc.
Công ty nhà nước Antonov là hãng chế tạo máy bay huyền thoại của Liên Xô, được thành lập từ năm 1946 với nhiệm vụ chính là sản xuất các loại máy bay vận tải. Dưới thời Liên Xô, Antonov đã tạo ra vô số thiết kế sử dụng phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới như An-2, An-12, An-26.
Không những vậy, Antonov khiến cả thế giới phải luôn nhớ tới nó với các siêu phẩm: máy bay vận tải động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới An-22; máy bay vận tải hạng nặng An-124 và máy bay vận tải động cơ phản lực lớn nhất thế giới An-225...
Tuy nhiên, dưới thời Ukraine, Antonov đã không làm được gì nhiều, không có nhiều thiết kế mới cũng như kém về đơn hàng.

Giải mã những chiếc xe tăng bay độc nhất trong lịch sử

(Kiến Thức) - Trước và trong Chiến tranh Thế giới thứ 2, ý tưởng phát triển xe tăng bay là một chủ đề đã được một số cường quốc quan tâm nghiên cứu.

Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su
 Xe tăng với đôi cánh lượn đã là một ý tưởng được thử nghiệm khá nhiều trong thế kỷ 20 nhưng không thành công. Người ta dự tính sẽ chế tạo những chiếc xe tăng có thể được kéo ở phía sau hoặc được chuyển theo một máy bay để lượn vào chiến trường hỗ trợ bộ binh.
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-2
 Trong chiến đấu, những đơn vị lính dù thường được dùng như những mũi đột kích quan trọng. Các nhà hoạch định quân sự đã luôn tìm cách cung cấp cho lính dù vũ khí hỗ trợ lớn như xe bọc thép hoặc pháo nhưng phương pháp thả dù có điểm yếu là người và vũ khí thả riêng biệt nên dẫn tới khó khăn trong việc đưa vũ khí vào chiến đấu ngay.
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-3
 Xuất phát từ ý định cung cấp vũ khí lớn cho lực lượng dù mà lại khắc phục được nhược điểm là người và vũ khí không phải tách biệt với nhau, người ta đã cố gắng chế tạo những chiếc xe tăng bay.
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-4
Nước đi đầu trong xu hướng này là Liên Xô. Từ những năm ở thập niên 1930, Liên Xô đã nghiên cứu thử nghiệm xe tăng bay. Đó là dự án MAS-1 (LT-1) được kỹ sư M.Smalko thiết kế. Trong tháng 5/1937, Smalko đã đưa ra một bản mẫu chiếc xe tăng bay trên cơ sở của chiếc BT-7 với đôi cánh có thể gập lại. 
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-5
 Nó được sử dụng cho tác chiến mặt đất, trinh sát trên không, tham gia các hoạt động trên không, hỗ trợ kỵ binh và vượt qua những trở ngại thiên nhiên, nhân tạo lớn cản trở trên mặt đất. Trong năm 1937, ông đã thực hiện mô hình bằng gỗ nhưng ngay sau đó những trở ngại vô vọng đã buộc dự án ngừng lại.
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-6
 Năm 1942, Liên Xô yêu cầu kỹ sư Oleg Antonov thiết kế một chiếc tàu lượn cho xe tăng đổ bộ. Ông đã kết hợp xe tăng hạng nhẹ T-60 với gỗ và các tấm vải lớn để tạo ra hai tầng cánh cùng cái đuôi kép cho chiếc xe tăng.
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-7
 Để đảm bảo máy bay có thể tải được xe tăng lên không, người ta đã loại bỏ vũ khí, mảnh giáp, đạn dược và nói chung là chỉ giữ lại một số lượng rất hạn chế về nhiên liệu.
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-8
Trong tháng 9/1942, một cuộc thử nghiệm với máy bay TB-3 và xe tăng T-60 đã tương đối thành công. Chiếc xe tăng đã hạ cánh an toàn gần phi trường và trở về căn cứ. Tuy nhiên, do thiếu hụt các máy bay đủ mạnh để kéo nó vào chiến trường với tốc độ yêu cầu là 160 km/h, dự án đã bị hủy. 
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-9
Sau Liên Xô, Nhật Bản cũng là một nước khá hứng thú với xe tăng bay. Một phần là do quân đội Nhật trong Chiến tranh Thế giới thứ 2 khó khăn trong việc vận chuyển thiết bị nặng như xe tăng, từ đảo này sang đảo khác. Đó là lý do thúc đẩy họ chế tạo những chiếc xe tăng gắn cánh tàu lượn
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-10
 Những xe tăng hạng nhẹ được thiết kế thêm một bộ cánh có thể tháo rời. Nó sẽ được chuyên chở bằng máy bay Mitsubishi Ki-21. Khi đến bờ biển, xe tăng sẽ được tách khỏi máy bay và lượn vào bờ nhờ đôi cánh. Trong chiến tranh, Nhật Bản đã sản xuất một số mẫu xe tăng bay gồm Maeda Ku-6 và mẫu xe tăng bay đặc biệt số 3 hoặc được gọi là Ku-Ro.
Giai ma nhung chiec xe tang bay doc nhat trong lich su-Hinh-11
 Tuy vậy, sau Chiến tranh Thế giới 2, các nước đã từ bỏ ý tưởng lắp cánh cho xe tăng để chuyển sang các hướng khác. Chẳng hạn Liên Xô đã chuyển sang hướng phát triển các loại dù đủ khả năng để thả xe bọc thép chiến đấu.

Ảnh đẹp, oai hùng xe tăng T-54/55 của Việt Nam

(Kiến Thức) - Hãy cùng xem những hình ảnh đẹp, hoành tráng xe tăng T-54/55 của Việt Nam trong hoạt động hành quân, diễn tập. 

Anh dep, oai hung xe tang T-54/55 cua Viet Nam
 Xuất hiện từ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xe tăng T-54/55 của Việt Nam tới ngày nay vẫn là “nắm đấm thép” chủ lực của quân đội ta, là vũ khí đột kích quan trọng trên chiến trường.