Công nghệ tráo biển tinh vi của những chiếc "quan tài bay"

Chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn, các đối tượng buôn lậu đã có thể sở hữu một bộ biển số giả. 

Không dừng lại, các đối tượng này còn có thể làm bộ biển số giả như những loại biển số xanh (của Công an), biển số đỏ (của quân đội) và dễ dàng qua mắt các cơ quan chức năng.
Được một anh bạn có máu mặt trong giới buôn lậu giới thiệu, tôi xin vào làm chân phụ xe cho đoàn chuyên nhận chở hàng tạp hóa tại Lạng Sơn. Nhiều đêm dầm mình trên những chiếc xe Suzuki 7 chỗ, dọc ngang tuyến Cao Lộc – Lạng Sơn, tôi tận mắt được chứng kiến khả năng tráo biển và sử dụng biển giả đầy tinh vi của dân buôn lậu.
Theo quy trình, trước khi đi “ăn hàng”, mỗi xe thường trang bị ít nhất 2 bộ biển số trắng giả. Chúng được giấu kín phía dưới các tấm thảm lót sàn, hoặc phía trên mui xe.
Lấy hàng xong quay về, nếu thấy “động”, những chiếc biển số này sẽ được cánh tài xế sử dụng để qua mặt lực lượng chức năng trên từng chặng đường. Và chỉ trong vòng chưa đầy 5 giây, chiếc “quan tài bay” (cách gọi xe chở hàng lậu của cánh tài xế - PV) chở hàng lậu xuôi Lạng Sơn đã lột xác hoàn toàn, sau khi toàn bộ hệ thống biển đã được tráo một cách nhanh chóng.
Một số loại biển giả được xe chở hàng lậu sử dụng.
Một số loại biển giả được xe chở hàng lậu sử dụng. 
Để công việc diễn ra nhanh gọn hơn và qua mắt được lực lượng chức năng, biển số các loại xe này thường chỉ được gá hờ vào hai rãnh chế sẵn hoặc hai chiếc đinh vít được gá từ trước.

Theo tiết lộ của một tài xế, điểm nhận dạng loại xe hoạt động trong lĩnh vực này khá dễ. Xe dùng biển giả thường là những biển còn khá mới, độ phản quang tốt. Thêm nữa, biển số sơn hai bên bụng xe thường được cạo sạch có chủ ý.
Thường một đội xe loại này có ít nhất 5 xe trở lên, cứ 2 xe ăn hàng xuôi trót lọt lại có 3 đến 4 xe ngược lên. Trong số đó, ít nhất có 2 xe mang biển số giả.
Một xe chở hàng lậu bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ.
Một xe chở hàng lậu bị lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ. 
Cánh tài xế cho hay, những loại xe này dễ dàng vượt qua các chạm chốt của lực lượng chức năng vì đã được “báo luật” từ trước. Tuy nhiên, muốn tăng chuyến và trót lọt, một chuyến phải đổi biển ít nhất 3 đến 5 lần. Nhiều chuyến bị kiểm tra ngặt, xe phải dừng đổi đến chục lần.

Trên một chuyến đi hàng từ Cao Lộc về, lái xe K. (người Hải Dương) cho hay: “Mỗi lần “chim lợn” báo có chốt là phải trốn vào đâu đó an toàn hoặc đổi biển đã “làm luật” rồi mới được chạy. Nói chung hi hữu lắm mới bị bắt vì tất cả được báo chính xác đến từng cen-ti-mét”.
Nhờ những bộ biển giả, biển thật, lúc ẩn lúc hiện, chiếc xe Suzuki chở hàng lậu luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của các lực lượng chức năng.
Tuy nhiên, lái xe K. cho biết thêm: “Dù đã “làm luật” theo tháng, mình vẫn phải tạo diễn biến thực thực hư hư để tránh sự theo dõi của phía Công an và quản lý thị trường. Việc này nhằm tăng chuyến, ăn gian so với số lượng đã báo”.
Quá trình tham gia vận tải tôi biết thêm được, tùy vào lượng hàng, cung đường vận chuyển, thời gian hoạt động mà các chủ xe có kế hoạch phân bố lượng xe. Nhưng thời gian thích hợp cho xe lậu dùng biển giả chạy hàng là từ 20h tối đến 2h sáng ngày hôm sau.
“Nói chung đất có thổ công, sông có hà bá, “làm luật” thì làm từng đoạn rồi nhưng vẫn phải nhìn nhau mà sống, quan hệ cộng sinh mà.” - Anh D.N, một lái xe người Nam Định cho hay.
Nói xong, tài xế này không quên dặn dò: “Chú ở gần Hà Nội, bữa nào về anh gửi mua hộ vài bộ biển ở chợ giời, xong chuyển lên cho anh nhé. Bọn anh thường lấy 300 nghìn một bộ dưới đó”.

Sự thật về hàng loạt xe công vụ 'giả' lọt vào 'tầm ngắm' CSGT?

Lực lượng chức năng liên tục triệt phá nhiều vụ xe gắn biển số giả hoạt động trên các tuyến đường. Trong đó có những xe dùng để vận chuyển hàng lậu.

Cụ thể, vào khoảng 21h ngày 10/3/2015, hai xe tải biển số đỏ TH-3960, KP-2591 chạy hướng Bình Thuận đi TP.HCM ngang qua khu vực trạm cân trọng tải trên quốc lộ 1 (TP.Phan Thiết, Bình Thuận) bị lực lượng kiểm soát quân sự chặn bắt, yêu cầu đưa xe này vào trạm cân để cân trọng tải.

Điểm lại những câu nói gây sốc của các bộ trưởng, quan chức 2015

(Kiến Thức) - "Nếu có kiếp sau tôi muốn làm nhà báo", Dân có ai biết đâu mà lấy ý kiến" … là những câu nói gây sốc của các bộ trưởng, quan chức trong năm 2015.

Diem lai nhung cau noi gay soc cua cac bo truong, quan chuc 2015
Cục trưởng Cục Quản lý Dược: Nếu có kiếp sau, tôi không làm ngành y nữa mà làm nhà báo
Trong buổi họp báo về tình trạng hỗn loạn, chen chúc đưa trẻ đi tiêm vắc xin 5 trong 1 diễn ra ngày 26/12, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Trương Quốc Cường chia sẻ: "Người dân khổ, chúng tôi còn khổ hơn. Như này nếu có kiếp sau, tôi không làm ngành y nữa mà làm nhà báo".
Diem lai nhung cau noi gay soc cua cac bo truong, quan chuc 2015-Hinh-2
 Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch: Xin truyền lại cho Bộ trưởng kế tiếp
Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII ngày 17/11, khi trả lời chất vấn của ĐBQH về phát triển ngành du lịch, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh nói: “Những việc ngành du lịch cố gắng rồi nhưng chưa đạt mong muốn của Quốc hội, tôi xin chịu trách nhiệm. Trách nhiệm là tôi sẽ truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp. Biết làm thế nào được, thời gian không còn nữa, nhiệm kỳ sắp hết”.
Diem lai nhung cau noi gay soc cua cac bo truong, quan chuc 2015-Hinh-3
Giám đốc Sở GTVT TP.HCM: TP.HCM không có ùn tắc vì xe vẫn nhúc nhích được
“Ùn tắc trên 30 phút được tính dựa trên tiêu chí là xe không di chuyển trong thời gian đó. Các vụ việc kẹt xe kéo dài ở TP.HCM chỉ là ùn ứ vì xe vẫn có thể nhúc nhích được". Đó là cách giải thích của Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Xuân Cường trong buổi họp báo ngày 29/9 của Sở GTVT TP.HCM.
Diem lai nhung cau noi gay soc cua cac bo truong, quan chuc 2015-Hinh-4
 Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội: Sẽ còn vỡ vài lần nữa
Trao đổi trong buổi họp báo diễn ra tại Sở Xây dựng Hà Nội chiều ngày 19/8, liên quan đến vấn đề tuyến ống truyền tải nước từ nhà máy nước mặt sông Đà về Hà Nội đã xảy ra sự cố 13 lần, ông Nguyễn Văn Phong, Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết: "đây không phải là lần đầu xảy ra sự cố vỡ đường ống nước sông Đà nữa, chắc cũng không phải lần cuối cùng, sẽ còn vỡ vài lần nữa.".
Diem lai nhung cau noi gay soc cua cac bo truong, quan chuc 2015-Hinh-5
 Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội: Từ chức nghĩa là từ chối nhiệm vụ được giao
Liên quan đến việc hàng loạt quan chức xin nghỉ hưu sớm, ngày 27/7, trả lời phỏng vấn trên báo Giao thông, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nêu quan điểm: "Việc từ chức ở ta khó hơn ở các nước phát triển. Chức quyền nhiều khi còn được coi là nhiệm vụ chính trị được Đảng giao. Từ chức nghĩa là từ chối nhiệm vụ được giao.".
Diem lai nhung cau noi gay soc cua cac bo truong, quan chuc 2015-Hinh-6
 Phó Giám đốc sở VH -TT&DL tỉnh Vĩnh Phúc: Dân có ai biết đâu mà lấy ý kiến
Xung quanh việc xây dựng Văn Miếu gần 300 tỷ ở TP Vĩnh Yên khiến dư luận băn khoăn, ngày 9/6, trả lời phỏng vấn báo Infonet về nguồn vốn xây dựng công trình văn hóa Văn Miếu là 100% tiền ngân sách của tỉnh, tức là lấy từ tiền đóng thuế của người dân, vậy trước khi tiến hành xây dựng Sở văn hóa có tham khảo ý kiến nhân dân không - Vị Phó giám đốc Sở giãi bày: "Không lấy ý kiến nhân dân, vì dân có ai biết đâu mà lấy ý kiến?"

Tổ chức lễ hội chém lợn, mất danh hiệu làng văn hóa?

“Nếu đối chiếu với các quy định của pháp luật trước đây, thì lễ hội chém lợn ở Ném Thượng, Bắc Ninh không vi phạm các quy định của pháp luật”.

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Hữu Hoa - trưởng phòng xây dựng nếp sống văn hoá gia đình (Sở VH-TT&DL Bắc Ninh) - tại hội nghị tổng kết công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016, do Bộ VH-TT&DL tổ chức tại Hà Nội, chiều ngày 30/12.
“Ông ỉn” được đưa ra giữa sân đình để khai đao tại lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh năm 2015. - Ảnh: Tuổi Trẻ
 “Ông ỉn” được đưa ra giữa sân đình để khai đao tại lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh năm 2015. - Ảnh: Tuổi Trẻ