Công dân Anh tại Hà Nội: "Tôi mang nợ Việt Nam"

(Kiến Thức) - Công dân người Anh Steve Jackson, hiện đang sống tại Hà Nội, đã có bài viết đăng trên trang Medium.com nói về cuộc chiến chống COVID-19 thành công của Việt Nam. "Tôi mang nợ Việt Nam", ông Steve Jackson xúc động chia sẻ.

Dưới đây là nội dung bài viết của ông Steve Jackson đăng trên trang Medium.com.
"Một người bạn Châu Á của tôi có cha mẹ già ở Anh. Khi trò chuyện qua mạng, cô ấy kể với tôi rằng COVID-19 khiến con người đau buồn. Có lần, cô ấy vừa chạy bộ vừa khóc. Tôi phải thừa nhận, có nhiều đêm tôi không thể ngủ được. Những điều nhỏ nhặt nhất cũng khiến tôi xúc động. Tôi không thể nghĩ xa xôi về tương lai vì mọi thứ dường như thật đen tối.
Cong dan Anh tai Ha Noi:
 Một tranh cổ động phòng, chống dịch COVID-19 tại Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: TTXVN.
Sau khi dịch bệnh bùng phát ở Vũ Hán (Trung Quốc), Việt Nam đã nhanh chóng lên kế hoạch ứng phó. Nhà trẻ của con tôi bị đóng cửa. Khẩu trang trở thành vật bắt buộc. Việc truy dấu người nhiễm bệnh được thực hiện nghiêm ngặt. Một ứng dụng được tạo ra, cung cấp nhiều tính năng khác nhau để hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch. Đáng kể nhất, bạn chỉ cần ấn nút là nhân viên mặc đồ bảo hộ sẽ tới nhà bạn.
Những người nhiễm bệnh được nhập viện điều trị. Những người đã tiếp xúc với người nhiễm thì bị cách ly. Thậm chí, những ai tiếp xúc với người tiếp xúc người bệnh cũng phải cách ly.
Cũng thời gian đó, tình hình dịch bệnh tại Châu Âu dần vượt khỏi tầm kiểm soát. Đặc biệt là tại Italy, nơi có hàng trăm người chết mỗi ngày. Trong khi đó, nước Anh vẫn phủ nhận mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh.
Về phần chúng tôi, nhà trẻ của con gái đóng cửa từ vài tuần chuyển sang đến vài tháng. Tôi phải làm việc tại nhà. Ban đầu, chúng tôi cố gắng thích nghi dù điều đó không hề dễ dàng. Sau vài tuần, chúng tôi phải gửi con gái đến nhà bà ngoại chăm sóc nhưng hai tuần sau, chúng tôi nhận ra chẳng ai cảm thấy vui vẻ vì quyết định này. Chúng tôi nhớ con và nỗi lo lắng còn tồi tệ hơn với cơn giận dữ đôi khi xuất hiện.
Cuối cùng, tôi quyết định đón con gái về nhà và cố gắng thu xếp mọi việc ổn thỏa.
Vào thời gian đó, điều kỳ diệu đã xảy ra tại Việt Nam. Những người nước ngoài như chúng tôi sống tại đây bắt đầu nhận ra điều phi thường.
Hai bức ảnh đặt cạnh nhau đã khiến tôi xúc động. Bức ảnh đầu tiên là các chiến sĩ nằm trên sàn bê tông. Bức thứ hai là những thanh niên Việt Nam, có lẽ bay từ nước ngoài về, đeo khẩu trang và ngồi trên giường tầng trò chuyện trong khu cách ly.
Các chiến sĩ đã nhường giường ngủ của họ cho những người cách ly. Họ còn nấu nướng, dọn dẹp. Các chiến sĩ phục vụ nhân dân, cố gắng để giữ mạng sống cho mọi người.
Khi đó, hàng chục nghìn người đang được cách ly.
Cong dan Anh tai Ha Noi:
 Những người từ nước ngoài trở về được cách ly tập trung. Ảnh: Medium.
Và rồi, một cô gái nhiễm bệnh bay về từ châu Âu. Cô ấy nhập viện, và cả khu phố của cô ấy bị phong tỏa. Mạng xã hội Việt Nam "bùng nổ".
Điều đó làm nên sự khác biệt. Đôi khi, sự minh bạch trở nên nguy hiểm quá mức cần thiết, nhưng cũng cho thấy rằng mỗi ca bệnh, mỗi mạng sống đều quan trọng.
Việt Nam vẫn chưa có ca tử vong nào vì COVID-19.
Hàng nghìn người Việt Nam trở về từ nước ngoài. Họ đều được cách ly và họ hiểu rằng đó là việc phải làm.
Nếu bạn là một người đàn ông trung niên da trắng, bạn sẽ hiểu việc tái lập trình suy nghĩ của bản thân khó khăn như thế nào.
Khi dịch bệnh mới xuất hiện ở Việt Nam, chúng tôi băn khoăn không biết đất nước này có đủ máy thở cho mọi người hay không. Đến khi dịch tác động đến Việt Nam, tôi nghĩ chắc quốc gia này sẽ hứng chịu tổn thất. Ít nhất thì Anh cũng là nước phát triển. Liệu tôi có nên đưa gia đình về nước hay không? Thậm chí tôi không dám lạc quan. Việt Nam sẽ đối phó ra sao? Liệu quốc gia này có chiến thắng được đại dịch? 
Một bệnh viện tại Hà Nội trở thành ổ dịch. Các nhà chức trách đã mất rất nhiều công sức để khử trùng, truy tìm cũng như cách ly bệnh nhân cùng người tiếp xúc nguồn lây. Số ca tiếp tục tăng.
Chúng tôi đã chờ sự bùng nổ của đại dịch, thời điểm mà mọi thứ vượt ngoài tầm kiểm soát. Nhưng điều đó đã không xảy ra.
Dần dần, ngày càng nhiều người hồi phục và hết cách ly. Có những ngày không có ca nhiễm mới nào. Số ca tử vong vẫn là 0.
Một tháng trôi qua mà không có ca nhiễm mới nào. Trường học được mở cửa trở lại. Thật vui! Tôi muốn lấy cờ cổ vũ bóng đá Việt Nam ra, buộc vào xe máy khi đưa con đến trường. Tôi muốn đập tay với tất cả các phụ huynh và giáo viên.
Cuộc sống bình thường quay trở lại. Tình trạng tắc đường bỗng trở nên tuyệt vời. Ngay cả những ngày nắng nóng 40 độ C cũng được chào đón. Bầu trời xanh đối lập với ký ức về bầu trời mùa đông xám xịt cùng cảm giác lo lắng.
Tôi cảm thấy như mình vừa trúng xổ số.

Mời độc giả xem thêm video: Cách nhận biết người có biểu hiện nhiễm virus corona (Nguồn video: VTC1)

Ở Anh, số ca tử vong vì COVID-19 được công bố là 42.000. Nhưng trên thực tế, con số này có lẽ cao hơn 50%.
Gia đình tôi cũng đang đối phó với dịch bệnh. Tất nhiên, tôi lo lắng cho họ, nhưng có lẽ phải vài năm nữa tôi mới được gặp lại họ.
Tại Việt Nam, số người chết vì dịch vẫn là 0. Chính vì vậy, các giới truyền thông quốc tế, chuyên gia hay viện hàn lâm…tỏ ra hoài nghi về con số 0 này. Họ cho rằng Việt Nam đang che giấu gì đó. Trong khi hàng nghìn người Anh tử vong vì COVID-19 thì ở Việt Nam, chỉ có một số ca nhiễm đơn lẻ.
Tuần này, tôi muốn trích dẫn một câu trong bài hát Ghen Cô Vy mà Việt Nam phát hành để kêu gọi người dân rửa tay và đeo khẩu trang phòng dịch. Bài hát đã lan truyền khắp thế giới. Đó là bằng chứng đầu tiên cho thấy Việt Nam đưa ra biện pháp đối phó đẳng cấp thế giới.
Tôi mang một món nợ với Việt Nam. Có thể tôi sẽ đền đáp lại điều gì đó. Hoặc chỉ đơn giản là tôi khiến bản thân mình trở nên tốt hơn.
Việt Nam cũng có thể ngày một tươi đẹp hơn, hoặc đúng hơn là đất nước này vốn dĩ tươi đẹp. Duy trì những thứ làm nên đẳng cấp thế giới như bây giờ, bao gồm sự minh bạch, cởi mở và đoàn kết. Những yếu tố này có thể áp dụng cho mọi lĩnh vực và trở thành tiêu chuẩn mới cho sự thành công.
#VietnamLeavesNoOneBehind (Việt Nam không bỏ ai lại phía sau) là hashtag được mọi người dùng mạng xã hội thường xuyên sử dụng trong những ngày chống dịch COVID-19.
Trước đó, nhiều người cho rằng người Việt chăm chỉ nhưng không sáng tạo. Thế nhưng, một bài hát nổi tiếng toàn cầu đã đập tan định kiến đó. Họ nói Việt Nam có thể sản xuất nhưng không thể phát triển sản phẩm riêng. Vậy thì hãy nhìn vào những bộ xét nghiệm và ứng dụng của Việt Nam.
Tôi cược rằng Việt Nam sẽ sản xuất được vaccine (ngừa COVID-19). Việt Nam có thể làm được mọi thứ.
Tôi xin nhắc lại lần nữa, Việt Nam vẫn chưa có ca nào tử vong vì COVID-19".

Xuất thân bất ngờ của nữ Bộ trưởng Giáo dục Pháp đầu tiên

(Kiến Thức) - Bà Najat Vallaud-Belkacem chính thức được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục Pháp hồi tháng 8/2014, trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử chính trị Pháp đảm nhiệm chức vụ này.

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien
 Bà Najat Vallaud-Belkacem chính thức được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Giáo dục Pháp hồi tháng 8/2014, trở thành người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử chính trị Pháp đảm nhiệm chức vụ này. Ảnh: Reuters. 

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-2
 Trước đó, bà Najat Vallaud-Belkacem từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng khác trong bộ máy chính quyền Pháp. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2012 đến tháng 8/2014, bà giữ chức Bộ trưởng Bộ Nữ quyền Pháp. Ảnh: Reuters. 

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-3
Bà cũng là Bộ trưởng Bộ Nội vụ thành phố từ tháng 4/2012 đến tháng 8/2014, Bộ trưởng Thể thao và Thanh niên từ tháng 4/2012 đến tháng 8/2014 và Phát ngôn viên Chính phủ từ tháng 5/2012 đến tháng 3/2014. Ảnh: Reuters.  

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-4
 Bà Najat từng làm phát ngôn viên trong chiến dịch tranh cử Tổng thống của bà Ségolène Royal năm 2007 và là phát ngôn viên cho cuộc bầu cử Tổng thống sơ bộ của Đảng Xã hội Pháp năm 2011. Ảnh: Reuters. 

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-5
 Từ năm 2008, bà Najat là Ủy viên hội đồng thành phố Lyon, chịu trách nhiệm về các sự kiện lớn, đời sống cộng đồng và thanh niên. Ảnh: Reuters.

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-6
 Năm 2020, bà được bổ nhiệm làm "giáo sư liên kết" tại Đại học Bách khoa Mohammed VI ở Ben Guerir, Ma-rốc. Ảnh: Reuters. 

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-7
Bà Najat Vallaud-Belkacem là chính trị gia nổi tiếng ở nước Pháp, nhưng chắc hẳn ít ai biết rằng, nữ Bộ trưởng Giáo dục đầu tiên của nước Pháp từng có một tuổi thơ lao động vất vả để phụ giúp gia đình. Ảnh: Reuters.  
Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-8
Bà Najat sinh ngày 4/10/1977 trong gia đình có 7 anh chị em tại vùng quê nghèo Bni Chiker ở Ma-rốc. Ảnh: Reuters.  

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-9
Từ nhỏ, Najat đã phải làm việc chăm chỉ để phụ giúp cha mẹ. Năm 4 tuổi, Najat rong ruổi trên những vùng đất khô cằn của Ma-rốc để chăn cừu và đi bộ hàng cây số mỗi ngày để lấy nước. Ảnh: Reuters.  

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-10
Năm 1982, Najat, khi đó 5 tuổi, cùng gia đình rời Ma-rốc để tới Pháp sinh sống. Gia đình bà định cư tại vùng ngoại ô của Amiens. Khi mới chuyển đến đây, Najat cảm thấy xa lạ và không biết nói tiếng Pháp. Ảnh: Wikipedia.  

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-11
Sau khi tốt nghiệp phổ thông, Najat chính thức nhập quốc tịch và trở thành công dân Pháp. Bà học ngành luật tại Đại học Amiens. Ảnh: SO.  
Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-12
Tuy nhiên, Najat muốn theo đuổi sự nghiệp chính trị nên tiếp tục theo học tại Viện Nghiên cứu Chính trị Paris. Bà tốt nghiệp Viện Nghiên cứu Chính trị Paris năm 2002. Ảnh: The Guardian. 

Xuat than bat ngo cua nu Bo truong Giao duc Phap dau tien-Hinh-13
Bà Najat tham gia Đảng Xã hội Pháp năm 2002 và gia nhập nhóm của Gérard Collomb – Thị trưởng thành phố Lyon lúc bấy giờ. Sau khi được bầu vào Hội đồng khu vực Rhone-Alpes năm 2004, bà giữ chức Chủ tịch Ủy ban Văn hóa, nhưng từ chức vào năm 2008. Năm 2005, bà trở thành cố vấn cho Đảng Xã hội. 

Hoàng thân đầu tiên trên thế giới qua đời vì Covid-19

Công chúa Maria Teresa của Hoàng gia Bourbon-Parma, Tây Ban Nha qua đời ở tuổi 86 sau khi mắc Covid-19.

Thông tin này được em trai bà là Hoàng tử Sixtus Henry của Bourbon-Parma công bố hôm 28/3. Công chúa Maria Teresa là thành viên Hoàng gia đầu tiên trên thế giới qua đời vì virus corona mới (SARS-CoV-2)
Ông Fernando Simon, Giám đốc Trung tâm điều phối và cảnh báo khẩn cấp thuộc Bộ Y tế Tây Ban Nha, cho biết đại dịch Covid-19 ở Tây Ban Nha đang trong giai đoạn gần đạt đến “đỉnh” dịch và nước này đang gặp khó khăn khi phải đối mặt với sự hạn chế về thiết bị và đội ngũ nhân viên y tế.

Nga trục xuất 79 công dân Trung Quốc vi phạm lệnh kiểm dịch Covid-19

Nhà chức trách Nga đã tạm giữ và trục xuất phần lớn trong số 79 công dân Trung Quốc vi phạm lệnh kiểm dịch Covid-19.

AP hôm 20-3 dẫn lời luật sư người Nga Sergei Malik cho biết Moscow đã bắt giam và trừng phạt 79 công dân Trung Quốc rời khỏi nơi cư trú trong thời gian cách ly 2 tuần kể từ đầu năm nay. Phần lớn trong số họ bị trục xuất khỏi Nga, trong khi 27 người đang chờ trục xuất hoặc kháng cáo. Khoảng một nửa công dân Trung Quốc bị bắt giam là sinh viên đại học.

Nhiều người sau khi bị tạm giữ phàn nàn rằng họ không được nhà chức trách Nga giải thích kỹ lưỡng về lệnh kiểm dịch cũng như không biết tiếng Nga nên không hiểu quy định.