Con đường “bốc hơi” nghìn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen

Ông chủ Tôn Hoa Sen đã rớt từ Top 10 xuống Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán năm nay khi tài khoản “bốc hơi” 1.000 tỷ đồng.

Rơi xuống Top 20
Trong năm nay, Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam không có nhiều biến động ngoài cái tên Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen rớt xuống Top 20 với khối tài sản giảm rất mạnh.
Với thời điểm cuối năm 2013, ông Lê Phước Vũ đứng ở vị trí thứ 7 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản lên tới hơn 1.770 tỷ đồng. So với năm 2012, khối tài sản này đã tăng gấp đôi. Ông Vũ là đại gia có tốc độ tăng tài sản mạnh nhất khi cổ phiếu HSG tăng trưởng rất nhanh.
Ông Lê Phước Vũ không còn nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán.
 Ông Lê Phước Vũ không còn nằm trong Top 10 người giàu nhất sàn chứng khoán.
Ông Lê Phước Vũ thậm chí còn sở hữu lượng cổ phiếu có giá trị hơn tài sản của ông Hà Văn Thắm, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đại Dương, ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc công ty bất động sản Phát Đạt và ông Hồ Hùng Anh, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Masan. Đây là 3 đại gia chốt lại Top 10.
Thế nhưng sang năm 2014, thứ hạng trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán của ông Vũ bỗng sụt giảm mạnh. Các thống kê của nhiều tổ chức uy tín cho thấy, từ Top 10, ông Vũ nhanh chóng rớt xuống Top 20. Thậm chí, ông thường xuyên đứng ở vị trí 17 hoặc 18.
Hiện tại, tính tới ngày 15/7, tổng giá trị cổ phiếu HSG do ông Vũ nắm giữ chỉ gần 855 tỷ đồng, giảm 915 tỷ đồng, tương ứng 52% so với thời điểm cuối năm 2013. Ông Vũ là đại gia chứng kiến khối tài sản “bốc hơi” nhiều nhất.
Không chỉ ông Vũ chứng kiến 1.000 tỷ đồng “bốc hơi” khỏi tài khoản mà vợ ông, bà Hoàng Thị Xuân Hương không còn là cổ đông của Tập đoàn Hoa Sen. Trong tháng 4, bà Hương đã bán hơn 6,7 triệu cổ phiếu HSG, tương ứng 6,98% vốn tại Tập đoàn này. Giao dịch diễn ra từ từ ¾ tới 14/4.
Nếu tính theo giá đóng cửa ngày 14/4 thì bà Hương đã thu về gần 349 tỷ đồng nhờ việc bán toàn bộ cổ phiếu HSG. Điều đó đồng nghĩa với việc 349 tỷ đồng đã “bốc hơi” khỏi tài khoản của bà Hương. Bà Hương hoàn toàn trắng tay tại Tập đoàn Hoa Sen.
Chuyển từ túi này sang túi khác
Gần 1.000 tỷ đồng “bốc hơi” khỏi tài khoản của ông Vũ khiến thứ hạng của ông sụt giảm mạnh trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, thực chất, với ông Vũ, tiền chỉ chảy từ túi này sang túi khác.
Tài sản trên sàn chứng khoán của ông Vũ giảm khi ông bán ra một lượng rất lớn cổ phiếu do ông đứng tên sở hữu. Đầu tháng 4 năm nay, giới đầu tư xôn xao khi ông Vũ đăng ký bán 24 triệu cổ phiếu HSG. Đây được xem là hiện tượng lạ vì ông chủ giảm mạnh tỷ lệ sở hữu. Động thái này ảnh hưởng rất lớn tới tiếng nói của ông Vũ trong công ty.
Tuy nhiên, rất nhanh chóng, dư luận sớm ngã ngửa vì bên mua chính thức xuất hiện. Đó là Công ty TNHH MTV Tam Hỷ. Tam Hỷ là cái tên xa lạ nhưng lại trở thành quen khi công ty này do ông Vũ đảm nhiệm cả hai vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc.
Trả lời phỏng vấn báo chí, Phó Tổng giám đốc HSG, ông Vũ Văn Thanh cũng xác nhận 24 triệu cổ phiếu được ông Lê Phước Vũ chào bán cho Tam Hỷ. Tuy nhiên, kết quả khiến không ít người ngạc nhiên khi trên thực tế, Tam Hỷ chỉ mua 21 triệu cổ phiếu của ông Vũ.
Sau vụ chuyển nhượng đình đám này, ông Vũ chỉ còn nắm gần 19 triệu cổ phiếu HSG, tương đương 19,59% số lượng cổ phiếu lưu hành của công ty. Từ vị trí cổ đông lớn nhất, ông Vũ rơi xuống vị trí thứ 2. Và tất nhiên, ông chủ nắm giữ nhiều cổ phiếu HSG nhất chính là Tam Hỷ.
Chưa dừng lại ở đó, mới đây, ông Vũ lại công bố bán tiếp 3 triệu cổ phiếu HSG với mục đích "thuận tiện cho việc quản lý tài sản cá nhân". Giao dịch dự kiến được thỏa thuận từ 16/7 đến 14/8/2014. Nếu giao dịch thành công, ông Vũ sẽ nắm giữ gần 16 triệu cổ phiếu, tương đương 16,47% số lượng cổ phiếu lưu hành.
Và không loại trừ khả năng, 3 triệu cổ phiếu này được chuyển sang cho công ty riêng của ông Vũ. Như vậy, con đường “bốc hơ” gần 1.000 tỷ đồng của ông Vũ hóa ra lại rất đơn giản và… vui vẻ.

10 nghề hót... dần tuyệt chủng ở Việt Nam

Theo thời gian, những nghề như đánh máy, viết chữ thuê, bán kem dạo, xe đạp ôm, hoạn lợn... đã dần biến mất ở Việt Nam.

Nghề đánh máy chữ có từ lâu nhưng sau 1975 thì tràn ra đường. Người hành nghề này phải có một máy đánh chữ cũ, giấy, một cái bàn, một cái ghế cho mình và một cái cho khách. Người dân nhờ họ đánh “sơ yếu lý lịch”, “đơn xin”, “đơn khiếu nại". Công đánh máy chỉ vài hào/trang. Sau đó, sự xuất hiện của máy tính khiến nghề này dần đi vào dĩ vãng và biến mất.
 Nghề đánh máy chữ có từ lâu nhưng sau 1975 thì tràn ra đường. Người hành nghề này phải có một máy đánh chữ cũ, giấy, một cái bàn, một cái ghế cho mình và một cái cho khách. Người dân nhờ họ đánh “sơ yếu lý lịch”, “đơn xin”, “đơn khiếu nại". Công đánh máy chỉ vài hào/trang. Sau đó, sự xuất hiện của máy tính khiến nghề này dần đi vào dĩ vãng và biến mất.
Song hành cùng thời điểm nở rộ nghề đọc và viết thư thuê. Khi văn hoá còn kém, nhiều người không biết chữ. Đối tượng phục vụ của nghề này là các bà, cô hoặc ông nông dân ít học. Nếu là thư đơn xin viết bằng tiếng Anh, tiếng Tây, tiếng Tàu, mức giá thường cao hơn 3- 5 lần thư thường viết bằng tiếng Việt. Thư gửi đi, nếu có may mắn được phản hồi nhanh chóng, người viết thư còn được "bo" để đọc thư cho người thuê viết.
Song hành cùng thời điểm nở rộ nghề đọc và viết thư thuê. Khi văn hoá còn kém, nhiều người không biết chữ. Đối tượng phục vụ của nghề này là các bà, cô hoặc ông nông dân ít học. Nếu là thư đơn xin viết bằng tiếng Anh, tiếng Tây, tiếng Tàu, mức giá thường cao hơn 3- 5 lần thư thường viết bằng tiếng Việt. Thư gửi đi, nếu có may mắn được phản hồi nhanh chóng, người viết thư còn được "bo" để đọc thư cho người thuê viết. 
Nghề này phục vụ cho dân nghiện thuốc hút mà ít tiền. Dụng cụ làm nghề chỉ là một bàn quấn nhỏ bằng gỗ bằng một cuốn tự điển loại trung, giấy thuốc, sợi thuốc thì mua trôi nổi ngoài chợ, có thể tự gia giảm thêm bớt chút ít cho sợi thuốc. Nghề này dễ làm, sẵn mọi lúc mọi nơi, chủ yếu trong gia đình. Những người làm nghề nếu chịu khó còng lưng làm chừng 8 - 10 giờ/ngày và có mối nhận mua đều đều thì cũng đủ sống.
 Nghề này phục vụ cho dân nghiện thuốc hút mà ít tiền. Dụng cụ làm nghề chỉ là một bàn quấn nhỏ bằng gỗ bằng một cuốn tự điển loại trung, giấy thuốc, sợi thuốc thì mua trôi nổi ngoài chợ, có thể tự gia giảm thêm bớt chút ít cho sợi thuốc. Nghề này dễ làm, sẵn mọi lúc mọi nơi, chủ yếu trong gia đình. Những người làm nghề nếu chịu khó còng lưng làm chừng 8 - 10 giờ/ngày và có mối nhận mua đều đều thì cũng đủ sống. 
Hình ảnh người thợ chở những bình gas mini kèm theo mấy chục chiếc bật lửa rong ruổi trên các con phố hay hẻm nhỏ quen thuộc với nhiều người. Lúc trước, khi hột quẹt hết gas, người dân còn giữ lại nhờ thợ bơm cho đầy trở lại với giá 500 - 1.000 đồng/lần. Tuy nhiên, dần dà, nghề này mai một và mất hẳn vì nguy hiểm do mặt hàng này không có “bảo hành” nếu xảy ra tai nạn, hỏa hoạn. Bên cạnh đó, các loại bật lửa, hột quẹt giá rẻ nở rộ cũng khiến cho nghề này mất dần.
Hình ảnh người thợ chở những bình gas mini kèm theo mấy chục chiếc bật lửa rong ruổi trên các con phố hay hẻm nhỏ quen thuộc với nhiều người. Lúc trước, khi hột quẹt hết gas, người dân còn giữ lại nhờ thợ bơm cho đầy trở lại với giá 500 - 1.000 đồng/lần. Tuy nhiên, dần dà, nghề này mai một và mất hẳn vì nguy hiểm do mặt hàng này không có “bảo hành” nếu xảy ra tai nạn, hỏa hoạn. Bên cạnh đó, các loại bật lửa, hột quẹt giá rẻ nở rộ cũng khiến cho nghề này mất dần. 
Thời bao cấp nhà nhà, người người nuôi lợn, và hoạn lợn trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Đội quân chuyên nghề hoạn lợn, có mặt tại khắp các xóm ngõ.
 Thời bao cấp nhà nhà, người người nuôi lợn, và hoạn lợn trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình. Đội quân chuyên nghề hoạn lợn, có mặt tại khắp các xóm ngõ. 
Tiếng “kem mút… kem mút” vang lên từ chiếc còi cầm tay của ông bán kem trên chiếc xe đạp cũ. Mỗi que kem thường có giá 100 đồng hoặc được đổi bằng những đôi dép nhựa rách, vỏ chai... Nghề này thường xuất hiện ở các vùng nông thôn Việt Nam, nhưng dần dần người ta thấy nó biến mất.
 Tiếng “kem mút… kem mút” vang lên từ chiếc còi cầm tay của ông bán kem trên chiếc xe đạp cũ. Mỗi que kem thường có giá 100 đồng hoặc được đổi bằng những đôi dép nhựa rách, vỏ chai... Nghề này thường xuất hiện ở các vùng nông thôn Việt Nam, nhưng dần dần người ta thấy nó biến mất.
Gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ là hình ảnh người bán kẹo kéo trên xe đạp rong. Kẹo được quấn quanh que tre có giá 100 đồng/2 chiếc. Thay vì trả tiền mặt để mua kẹo, trẻ em thường đổi bằng dép rách hoặc những đồ nhựa, sắt vụn hoặc hạt táo... Hiện tại, vẫn có một số người kinh doanh kẹo kéo, nhưng kết hợp với nhiều món hàng hiện đại, không giản dị và bình dân như trước.
 Gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ là hình ảnh người bán kẹo kéo trên xe đạp rong. Kẹo được quấn quanh que tre có giá 100 đồng/2 chiếc. Thay vì trả tiền mặt để mua kẹo, trẻ em thường đổi bằng dép rách hoặc những đồ nhựa, sắt vụn hoặc hạt táo... Hiện tại, vẫn có một số người kinh doanh kẹo kéo, nhưng kết hợp với nhiều món hàng hiện đại, không giản dị và bình dân như trước.
Sau năm 1975, xăng dầu khan hiếm, xe gắn máy trở nên xa xỉ, nhiều người xoay qua hành nghề chạy xe đạp ôm. Nghề này được người dân ở các thị xã, thành phố từ Quảng Trị đến Cà Mau chấp nhận dù có lúc bị công an rượt đuổi.
Sau năm 1975, xăng dầu khan hiếm, xe gắn máy trở nên xa xỉ, nhiều người xoay qua hành nghề chạy xe đạp ôm. Nghề này được người dân ở các thị xã, thành phố từ Quảng Trị đến Cà Mau chấp nhận dù có lúc bị công an rượt đuổi. 
Loại xe được lộn xích chủ yếu là xe đạp, ai có tay nghề “cao” hơn thì nhận luôn lộn xích xe gắn máy. Khi xích xe đã giãn nở ra hết cỡ, đừng vứt đi mà đem lại cho các “thợ lộn xích xe”. Xích sẽ được đục ra từng mắt rồi lộn các phần trong ra ngoài để “tận dụng”. Có người dùng xe đạp với cái xích được lộn tới 3 - 4 lần. Ngoài ra, xe đạp có thể được các thợ sửa lại các bộ phận đã mòn cũ như cặp vỏ, nối căm, đắp dĩa líp, sên, nhông …
 Loại xe được lộn xích chủ yếu là xe đạp, ai có tay nghề “cao” hơn thì nhận luôn lộn xích xe gắn máy. Khi xích xe đã giãn nở ra hết cỡ, đừng vứt đi mà đem lại cho các “thợ lộn xích xe”. Xích sẽ được đục ra từng mắt rồi lộn các phần trong ra ngoài để “tận dụng”. Có người dùng xe đạp với cái xích được lộn tới 3 - 4 lần. Ngoài ra, xe đạp có thể được các thợ sửa lại các bộ phận đã mòn cũ như cặp vỏ, nối căm, đắp dĩa líp, sên, nhông …
Theo thời gian, cùng với sự phát triển của máy móc hiện đại, nghề thợ rèn dần mai một và trở thành nghề hiếm còn sót lại cho đến thời điểm bây giờ. Hiện tại, ngoài Hà Nội trên phố Lò Rèn còn ông Nguyễn Phương Hùng và trong Sài Gòn có ông Lê Văn Châu ở quận10 là hai trong những thợ rèn hiếm hoi còn sót lại.
 Theo thời gian, cùng với sự phát triển của máy móc hiện đại, nghề thợ rèn dần mai một và trở thành nghề hiếm còn sót lại cho đến thời điểm bây giờ. Hiện tại, ngoài Hà Nội trên phố Lò Rèn còn ông Nguyễn Phương Hùng và trong Sài Gòn có ông Lê Văn Châu ở quận10 là hai trong những thợ rèn hiếm hoi còn sót lại.

Cựu “CEO 18 ngày” của Tôn Hoa Sen lại từ chức

(Kiến Thức) - Công ty CP Thép Nam Kim (mã NKG) vừa thông báo về việc Tổng giám đốc của công ty xin từ chức từ ngày 11/10/201.

Ông Phạm Văn Trung.
Ông Phạm Văn Trung.

Trong công văn gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM, NKG đã nêu rõ, ông Phạm Văn Trung sẽ thôi giữ chức Tổng giám đốc công ty kể từ ngày 11/10/2013.