Có thể tử vong do lạm dụng truyền dịch, truyền nước

(Kiến Thức) - Việc lạm dụng truyền dịch, truyền nước cũng như chưa quan tâm đầy đủ đến những mặt trái của truyền dịch dẫn đến nhiều biến chứng đáng tiếc, thậm chí tử vong…

Vụ việc nữ sinh tử vong sau truyền nước ở phòng khám Đa khoa Thành Mỹ,  Q. Tân Phú, TP HCM đang gây xôn xao dư luận. Vậy để tránh hậu quả đáng tiếc như trường hợp của nữ sinh này, hãy cùng tham khảo những điều cần biết về truyền dịch, truyền nước cũng như hậu quả của việc lạm dụng truyền dịch, truyền nước đối với sức khỏe.
Không phải ai bị ốm cũng cần truyền dịch
Truyền dịch là một liệu pháp điều trị được áp dụng hết sức rộng rãi ở mọi cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương, trong bệnh viện, bệnh xá và thậm chí ngay tại nhà.
Co the tu vong do lam dung truyen dich, truyen nuoc
Rất nhiều người có tâm lý, hễ ốm là phải truyền mới nhanh khỏe. 
Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, truyền dịch tốt nhất được chỉ định cho 3 trường hợp sau: Thứ nhất là những bệnh nhân mất nước cấp tính mà không thể bù được lượng dịch đã mất bằng con đường uống. Khi đó, truyền dịch để bù đủ lượng dịch mà cơ thể đã bị mất để đảm bảo thể tích tuần hoàn duy trì huyết áp và lượng nước trong các mô của cơ thể.
Trường hợp thứ hai là truyền dịch cho những bệnh nhân ăn uống kém, suy kiệt, bệnh nhân không thể ăn trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Mục đích của truyền dịch trong trường hợp này là để nuôi dưỡng bệnh nhân.
Mục đích thứ ba của truyền dịch là truyền dịch có pha thuốc để điều trị như pha thuốc truyền các loại kháng sinh, hóa chất điều trị ung thư, các thuốc trợ tim, nâng huyết áp (như dopamin, dobutamin, adrenalin, noradrenalin), thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp trong một số bệnh lý cấp cứu… được chỉ định cho những bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng, viêm phúc mạc, bệnh lý ung thư, suy tim, cơn tăng huyết áp cấp cứu…
Biến chứng của truyền dịch
Khi truyền dịch, với bất cứ dịch truyền nào, đều có thể có các tai biến do truyền dịch  rất trầm trọng xảy ra.
- Sốc phản vệ do truyền nhanh, áp lực thẩm thấu cao gây biến chứng với biểu hiện vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, huyết áp tụt.
- Nhiễm trùng máu.
- Rối loạn điện giải: Khi đưa vào một lượng không cần thiết dẫn đến sự dư thừa khiến người bệnh mệt ỏi, nôn nao, tăng nhịp tim bất thường.
Co the tu vong do lam dung truyen dich, truyen nuoc-Hinh-2
Sốc dịch truyền có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng.
- Thiếu hụt các yếu tố vi lượng: Nếu truyền dịch kéo dài dẫn đến dung mao của ruột thoái hoá khiến thức ăn được hấp thụ kém.
- Phù toàn thân, tràn dịch mảng bụng, phù phổi, suy hô hấp, suy tim (nhất là đối với người vốn có bệnh tim mạch), thậm chí gây tử vong.
Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, bệnh nhân vẫn có thể gặp một số nguy hiểm trong quá trình truyền: chỗ tiêm bị phù, đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ hôi, khó thở, đau ngực…
Cách tốt nhất để tránh những tai biến do truyền dịch là chỉ truyền dịch khi thực sự cần thiết và theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên lạm dụng truyền dịch ví dụ như chỉ truyền “nước biển” để hạ sốt, truyền đạm “hoa quả” (dịch truyền cung cấp một số loại vitamin) để cho khỏe hơn bởi vì trong nhiều trường hợp, những rủi ro đã xảy ra.
Mời các bạn xem video clip: bé gái tử vong sau tiêm vacxin viêm gan B ở Bình Phước:

Cảnh dân Iraq tháo chạy khỏi thành trì Fallujah của IS

(Kiến Thức) - Hàng nghìn dân thường tháo chạy khỏi thành trì Fallujah của phiến quân IS sau khi quân đội Iraq chiếm được một tuyến đường thoát hiểm an toàn.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS
Daily Mail đưa tin, quân đội Iraq vừa tái chiếm được một tuyến đường thoát hiểm an toàn ở  Fallujah vốn bị phiến quân IS chiếm quyền kiểm soát trong suốt hai năm qua.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-2
Theo các cơ quan giám sát nhân quyền ngày 12/6, ước tính 4.000 dân thường đã tìm cách chạy thoát khỏi thành phố Fallujah, một trong những thành trì cuối cùng của tổ chức khủng bố IS tại Iraq, bằng tuyến đường an toàn này.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-3
Liên Hợp Quốc lo ngại rằng, ít nhất 90 nghìn người vẫn mắc kẹt trong thành phố Fallujah.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-4
Quân đội Iraq đã thiết lập một con đường thoát hiểm an toàn từ khu vực phía tây nam thành phố Fallujah.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-5
Nhiều dân thường tận dụng lúc trời tối trốn khỏi Fallujah để tránh các tay súng bắn tỉa IS.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-6
Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Khaled al-Obaidi (giữa) thăm binh sĩ ở vùng ngoại ô Fallujah.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-7
Được biết, nhiều dân thường đã thiệt mạng khi trốn  khỏi thành trì IS bằng cách vượt sông Euphrates.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-8
Nhiều dân thường Iraq đang di chuyển tới một khu trại cách Fallujah khoảng 32 km về phía nam.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-9
Lực lượng chống khủng bố Iraq đã tiến rất gần trung tâm thành phố Fallujah.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-10
Hai chiếc xe quân sự hạng nặng Humvee tiến về mặt trận ở vùng ngoại ô Fallujah đánh IS.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-11
Người dân trong thành phố Fallujah được đưa lên một chiếc xe buýt nhỏ để tới khu trại tạm bợ lánh nạn.

Canh dan Iraq thao chay khoi thanh tri Fallujah cua IS-Hinh-12
Nhóm khủng bố IS đang sử dụng dân thường vô tội ở thành phố Fallujah làm “lá chắn sống”.

11 người tử vong do dịch sốt xuất huyết vào mùa

(Kiến Thức) - Cục Y tế Dự phòng cho biết, tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 36.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 11 ca tử vong. 

Trao đổi với PV Kiến Thức, TS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng Khoa virus Kí sinh trùng, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TW cho biết: Tại các phòng khám của bệnh viện đã tiếp nhận hiều ca bệnh nghi mắc sốt xuất huyết, nhiều ca bệnh nhẹ thì dược kê đơn để điều trị ngoại trú, nhưng cũng có nhũng trường hợp nặng, phải nhập viện điều trị và theo dõi chặt chẽ”
Theo các chuyên gia, năm nay tuy không phải là năm đỉnh điểm của dịch sốt xuất huyết, tuy nhiên dịch bệnh này vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Cục Y tế Dự phòng cho biết, tính từ đầu năm đến nay, cả nước đã ghi nhận hơn 36.000 người mắc sốt xuất huyết, trong đó có 11 ca tử vong. Các bệnh nhân tử vong vì sốt xuất huyết đều do chủ quan nhập viện muộn.

Cô gái tử vong sau khi truyền nước ở phòng khám Thành Mỹ, TPHCM

Cô gái 20 tuổi ở quận Tân Phú (TP HCM) bị mệt và đến Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ để truyền nước nhưng sau đó đã tử vong.

Theo thông tin từ người nhà cô gái tử vong sau khi truyền nước ở phòng khám, khoảng 9h ngày 12/6, Trần Thị Tố Uyên (20 tuổi, ngụ quận Tân Phú) bưng mâm quả đám cưới cho người thân. Sau đó, Uyên than mệt nên về nhà sớm.
Một lúc sau, Uyên được cha chở ra Phòng khám đa khoa Thành Mỹ (131 Tân Hương, phường Tân Quý, quận Tân Phú) để kiểm tra sức khỏe. "Tại đây, bác sĩ nói với tôi không có bệnh, chỉ cần truyền nước biển, lấy mẫu xét nghiệm là hết. Tuy nhiên, sau khi truyền nước vào một thời gian ngắn thì Uyên co giật có biểu hiện biến chứng. Sau đó, một y tá đã đón taxi chở mọi người đến Bệnh viện quận Tân Phú. Trên đường đi, Uyên đã tử vong", người nhà nạn nhân trình bày.
Điều khiến người nhà Uyên bức xúc là khi đến bệnh viện tuyến quận, y tá không khai báo mà bỏ mặc ở đó rồi ra về. "Lúc đưa đến nhà xác Bình Hưng Hòa để khám nghiệm tử thi, chúng tôi cũng chẳng thấy đại diện phòng khám đến ghi nhận. Gọi điện thoại thì không ai nghe máy, phòng khám cũng đóng kín cửa", người thân nạn nhân kể.
Để làm rõ thông tin, phóng viên nhiều lần liên hệ Phòng khám Thành Mỹ thì bác sĩ Nguyễn Văn Thành - người trực tiếp điều trị cho Uyên, nói: “Sau khi truyền nước biển cho Uyên, phát hiện có biến chứng nên chúng tôi đã lập tức chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện quận Tân Phú. Từ trưa đến giờ, chúng tôi phải làm việc với cơ quan công an nên không đến thăm gia đình nạn nhân được. Chúng tôi không có ý định trốn tránh trách nhiệm”.
Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ ở quận Tân Phú, TP HCM.
 Phòng khám Đa khoa Thành Mỹ ở quận Tân Phú, TP HCM.