Có thể dẫn giải ông Trần Bắc Hà tới phiên tòa Phạm Công Danh?

(Kiến Thức) - “Nếu người làm chứng không đến thì tòa có thể ra quyết định dẫn giải”, một nguyên thẩm phán cho biết trước thông tin ông Trần Bắc Hà vắng mặt phiên xử Phạm Công Danh.

Sáng nay 9/1, TAND TPHCM tiếp tục phiên xử bị cáo Phạm Công Danh (sinh năm 1965, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng VNCB, tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (cựu Chủ tịch Hội đồng tín dụng Ngân hàng TMCP Thương Tín - Sacombank) và 44 người khác về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Buổi làm việc sáng nay, đại diện VKSND tiến hành đọc bản cáo trạng vụ án, tuy nhiên vẫn yêu cầu người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, người làm chứng phải có mặt tại Tòa.
Ghi nhận trong phiên tòa sáng nay, ông Trần Bắc Hà - nguyên là Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban rủi ro tín dụng ngân hàng BIDV tiếp tục vắng mặt không lý do. Trong ngày hôm qua, ông Hà cũng vắng mặt, cũng không cử người đại diện.
 
Ông Trần Bắc Hà được triệu tập đến tòa với hai tư cách: vừa là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vừa là người làm chứng.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một nguyên thẩm phán Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP. HCM cho rằng tòa xác định 2 tư cách tham gia tố tụng của một số cá nhân thì đều có dụng ý.
"Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nếu không đến tòa thì tòa không được dẫn giải. Tuy nhiên nếu người làm chứng không đến thì tòa có thể ra quyết định dẫn giải. Vì vậy nếu ông Trần Bắc Hà và ông Đoàn Ánh Sáng không đến tòa thì có thể bị tòa áp dụng biện pháp dẫn giải khi thấy cần thiết" - Vị nguyên thẩm phán này cho biết.

Từ vụ tin đồn bắt ông Trần Bắc Hà: Có thể xử lý hình sự

Liên quan tin đồn ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch ngân hàng BIDV) bị bắt, sau đó cổ phiếu BID giảm gần kịch sàn, luật sư cho rằng hành vi tung tin đồn thất thiệt gây hậu quả nghiêm trọng thì người tung tin đồn có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống.

Thời gian gần đây, nhiều vụ việc tin tin đồn thất thiệt xảy ra khiến dư luận xôn xao, nhiều vụ đã gây ảnh hưởng, thiệt hại cho cá nhân, đơn vị.

Đơn cử, chiều 20/7, Phạm Thị Mùi (SN 1990, trú tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) đăng tải những hình ảnh kèm nội dung không đúng về việc máy bay bị rơi ở Nội Bài. Nội dung này nhanh chóng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội gây xôn xao dư luận.
Ngay sau đó, đại diện Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, khẳng định việc máy bay rơi là bịa đặt và đã có văn bản gửi Ủy ban An ninh hàng không Quốc gia, đồng thời đề nghị công an điều tra làm rõ người tung tin đồn máy bay rơi ở Nội Bài. Hiện cơ quan chức năng đang hoàn thiện hồ sơ xử lý Phạm Thị Mùi.

Cựu Chủ tịch HĐQT BIDV có cho Phạm Công Danh vay tiền không?

(Kiến Thức) - Theo kết quả điều tra, ông Trần Bắc Hà và các thành viên của phân ban quản lý rủi ro không cho Phạm Công Danh vay, cũng không biết các công ty này do Danh thành lập.

Liên quan đến đại án Phạm Công Danh, theo Tuổi Trẻ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển hồ sơ sang Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 46 bị can. Đáng chú ý, trong đó có những bị can nguyên là cán bộ Ngân hàng BIDV.
Một số cán bộ BIDV được xác định là đã có hành vi giúp sức cho Phạm Công Danh khiến Ngân hàng Xây dựng (VNCB) thất thoát 2.550 tỉ đồng. Vậy cá nhân cựu Chủ tịch HĐQT BIDV - ông Trần Bắc Hà liệu có liên quan gì trong vụ án này không?

Lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát bác tin bắt cựu Chủ tịch BIDV

Ngày 9/8, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã bác bỏ thông tin bắt cựu Chủ tịch BIDV.

Theo đó, trao đổi với Tiền Phong, một lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát (Bộ Công an) đã bác bỏ thông tin bắt cựu Chủ tịch BIDV.