Vì sao cổ phiếu VHM 'tím lịm' từ đầu phiên giao dịch hôm nay?

(Vietnamdaily) - CTCP Vinhomes (HoSE: VHM) cho biết giá cổ phiếu VHM hiện đang thấp hơn giá trị thực của công ty. Do đó, việc mua lại cổ phiếu nhằm đảm bảo quyền lợi của công ty và cổ đông.

Vi sao co phieu VHM 'tim lim' tu dau phien giao dich hom nay?
Cổ phiếu VHM 'tím lịm' vì tin VinHomes chi 14 nghìn tỷ đồng mua cổ phiếu quỹ 
Vừa qua, CTCP Vinhomes (mã: VHM) công bố kế hoạch mua lại 370 triệu cổ phiếu, tương đương 8,5% khối lượng cổ phiếu đang lưu hành. Thời gian mua lại dự kiến sau khi được UBCKNN chấp thuận và công ty đã công bố thông tin theo quy định. Giao dịch sẽ được thực hiện theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận.
Kết phiên giao dịch ngày 6/8, giá cổ phiếu VHM trên sàn là 34.800 đồng/cp, thấp hơn 21% so với giá trị sổ sách mỗi cổ phiếu theo báo cáo tài chính quý 2/2024 (khoảng 44.000 đồng/cp). Tạm tính trên giá đóng cửa này, Vinhomes dự chi hơn 12.876 tỷ đồng để mua lại số cổ phiếu trên.
Được biết, Vinhomes quyết định mua lại cổ phiếu trong bối cảnh cổ phiếu VHM đang ở mức giá thấp nhất lịch sử. Công ty cho biết: "Thị giá VHM đang thấp hơn giá trị thực, việc mua lại cổ phiếu nhằm bảo đảm quyền lợi của công ty và cổ đông."
Vi sao co phieu VHM 'tim lim' tu dau phien giao dich hom nay?-Hinh-2
 Diễn biến giá cổ phiếu VHM trong thời gian qua
Theo Luật chứng khoán 2019, việc mua lại 370 triệu cổ phiếu sẽ làm vốn điều lệ của Vinhomes giảm 3.700 tỷ đồng, vì số cổ phiếu mua lại bắt buộc phải hủy.
Giảm số lượng cổ phiếu lưu hành sẽ làm tăng chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS). Động thái này của Vinhomes được kỳ vọng sẽ hỗ trợ đưa giá VHM về mức giá sổ sách.
Vinhomes hiện vẫn là doanh nghiệp phát triển bất động sản nhà ở lớn nhất Việt Nam với quỹ đất quản lý khoảng 19.600 ha.
Theo quy định, công ty đại chúng phải kết thúc việc mua lại cổ phiếu trong thời gian nêu trong bản công bố thông tin, tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu giao dịch. Mỗi ngày, tổng khối lượng đặt mua phải đạt ít nhất 3% và không quá 10% khối lượng đã đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (không bao gồm khối lượng hủy lệnh).
Theo BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm 2024, Vinhomes đạt tổng doanh thu thuần hợp nhất 36.429 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu quý 2/2024 đạt hơn 28.200 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đạt 11.513 tỷ đồng, chủ yếu từ việc bán lô lớn tại dự án Vinhomes Royal Island và bàn giao các dự án hiện hữu. Riêng quý 2/2024, lợi nhuận đạt hơn 10.600 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước.
Tại thời điểm 30/06/2024, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của Vinhomes lần lượt là 494.461 tỷ đồng và 206.783 tỷ đồng, tăng 11,2% và 13,2% so với 31/12/2023.
Vi sao co phieu VHM 'tim lim' tu dau phien giao dich hom nay?-Hinh-3
 Lợi nhuận của Vinhomes quay trở lại mốc 10.000 tỷ đồng vào quý II/2024
Theo Chứng khoán An Bình (ABS), triển vọng tăng trưởng của Vinhomes trong nửa cuối năm 2024 vẫn tích cực nhờ doanh số bán hàng lũy kế chưa ghi nhận cuối quý 2/2024 đạt 118.700 tỷ đồng. Doanh số dự kiến tiếp tục tăng với các dự án lớn sắp ra mắt. Công ty đang hoàn tất 2 giao dịch bán buôn trị giá khoảng 40.000 tỷ đồng.
Nửa cuối năm 2024, Vinhomes sẽ tập trung bàn giao các dự án Vinhomes Ocean Park 3, Sky Park, Golden Avenue, Royal Island và ghi nhận doanh thu từ hoạt động bán buôn. Các dự án lớn như Vinhomes Cổ Loa, Vinhomes Wonder Park sẽ duy trì doanh số bán hàng trong các năm tới. Xa hơn, Vinhomes đã được phê duyệt nhiều dự án tại các tỉnh thành như Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Hưng Yên, Long An, đảm bảo nguồn quỹ đất và dự án cho nhiều năm.
Bộ 3 luật liên quan đến ngành bất động sản có hiệu lực từ 01/08/2024 (Luật Kinh doanh Bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023, Luật Đất đai 2024) sẽ tác động tích cực đến thị trường. Vinhomes, với vị thế là chủ đầu tư phát triển bất động sản hàng đầu, sẽ hưởng lợi lớn từ các quy định mới này.

Nợ có khả năng mất vốn của Eximbank hơn 2.500 tỷ đồng

(Vietnamdaily) - So với đầu năm, số dư nợ xấu của Eximbank đã tăng thêm gần 300 tỷ, vượt mốc 4.000 tỷ đồng, trong đó hơn 65% có khả năng mất trắng.

Tại cuối quý II/2024, tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu  Việt Nam (Eximbank - Mã: EIB) ở mức 212.000 tỷ đồng, tăng 5,3% so với đầu năm. Trong đó, tổng cho vay khách hàng ở mức trên 151.300 tỷ đồng, tăng 7,7%. Trong đó, chiếm 71% là nợ ngắn hạn, khoảng 26% là nợ dài hạn và số còn lại là nợ trung hạn.

Số dư nợ xấu (nợ nhóm 3, 4 và 5) tiến thêm 7,4% so với đầu năm, ở mức 4.002 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn lên tới 2.632 tỷ đồng.

Chân dung cổ đông lớn nhất của BVBank Nguyễn Thanh Phượng

(Vietnamdaily) - Bà Nguyễn Thanh Phượng, Phó Chủ tịch BVBank là cổ đông cá nhân nắm giữ lượng cổ phần lớn nhất với gần 5% vốn BVBank.

Ngày 30/7/2024, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) đã công bố danh sách các cổ đông cá nhân sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên theo Điều 49, Luật các Tổ chức tín dụng.

Chan dung co dong lon nhat cua BVBank Nguyen Thanh Phuong
  Cơ cấu cổ đông của BVB tính đến ngày 30/07/2024.

Theo thông tin từ BVBank, ngân hàng không có cổ đông tổ chức nào sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Thay vào đó, chỉ có 9 cổ đông cá nhân nắm giữ tổng cộng gần 17,8% vốn điều lệ, tất cả đều là các lãnh đạo của BVBank. Nếu tính cả những người có liên quan, tỷ lệ sở hữu của các lãnh đạo BVBank lên đến gần 20%.

Với tỷ lệ sở hữu vốn gần 4.56% (gần 23 triệu cp), Phó Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng là người nắm giữ lượng cổ phần nhiều nhất trong số 9 cổ đông cá nhân công bố sở hữu từ 1% vốn Ngân hàng.

Được biết, bà Nguyễn Thanh Phượng là người có bề dày kinh nghiệm trong ngành tài chính và ngân hàng. Trước khi gia nhập BVBank, bà từng giữ vị trí Phó Giám đốc tài chính của Công ty Liên doanh Holcim Việt Nam, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam lúc bấy giờ. Bà cũng từng là Giám đốc đầu tư của Quỹ Vietnam Holding.

Chan dung co dong lon nhat cua BVBank Nguyen Thanh Phuong-Hinh-2
 Bà Nguyễn Thanh Phượng.

Trên báo Thị trường tài chính chia sẻ, bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng từ Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) và hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính tại Đại học Quốc tế Geneva (Thụy Sĩ). Sự nghiệp của bà tại BVBank bắt đầu từ năm 2011 với vai trò Thành viên HĐQT. Từ đầu năm 2012 đến tháng 04/2013, bà giữ chức Chủ tịch HĐQT trước khi chuyển giao vị trí này cho ông Lê Anh Tài.

Ngoài vai trò tại BVBank, bà Phượng còn là thành viên sáng lập và Chủ tịch của Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Asset Management) và Công ty Chứng khoán Bản Việt (Vietcap).

Bà cũng là Thành viên HĐQT của CTCP Bất động sản Bản Việt, CTCP Good Day Hospitality và Công ty TNHH Phoenix Holdings. Phoenix Holdings là một doanh nghiệp đầu tư đa ngành vào các lĩnh vực tài chính, công nghệ, bán lẻ, tiêu dùng, hiện có vốn điều lệ 600 tỷ đồng.