Cơ hội cuối cân nhắc nguyện vọng chọn trường

Chỉ còn ngày 23/5 để thí sinh thay đổi nguyện vọng đăng ký tuyển sinh lớp 10 ở HN. Sẽ có tới 25.000 thí sinh không được vào trường công lập.

Công bố từ Sở GD-ĐT cho thấy toàn thành phố có 76.245 hồ sơ đăng ký nguyện vọng chọn trường vào lớp 10 các trường THPT công lập và 71.332 hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2. So với năm học trước, chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm nay tăng 500 chỉ tiêu, tuy nhiên số thí sinh tăng hơn 700 em. So sánh giữa chỉ tiêu và thí sinh dự thi thì có tới hơn 25.000 thí sinh sẽ không vào được các trường công lập.
Co hoi cuoi can nhac nguyen vong chon truong
Hơn 76.000 học sinh Hà Nội cạnh tranh để vào lớp 10 công lập năm học 2017-2018.
Có thể thấy, khả năng cạnh tranh cao để được vào công lập khiến các thí sinh lo lắng. Đặc biệt với những trường tốp đầu của Hà Nội. Năm nay, những trường THPT có số hồ sơ nộp nguyện vọng 1 cao so với chỉ tiêu, là: Kim Liên (600 chỉ tiêu/1.437 hồ sơ); trường Yên Hòa (480 chỉ tiêu/1.412 hồ sơ); Cầu Giấy (480 chỉ tiêu/1.237 hồ sơ); Nhân Chính (400 chỉ tiêu/1.063 hồ sơ); Hai Bà Trưng - Thạch Thất (480 chỉ tiêu/1.026 hồ sơ); Chu Văn An (240 chỉ tiêu/734 hồ sơ đăng ký); Sơn Tây (240 chỉ tiêu/ 622 hồ sơ)... Trường có tỉ lệ chọi cao nhất năm nay là trường THPT Chu Văn An với tỉ lệ là 3:1. Các trường THPT Yên Hòa có tỉ lệ là 2,9:1, trường THPT Nhân Chính có tỉ lệ chọi cao thứ ba là 2,7:1.
Các trường xếp ở vị trí tiếp theo là THPT Sơn Tây, THPT Cầu Giấy, THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Kim Liên, THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông), THPT Hai Bà Trưng (Thạch Thất) và THPT Đông Anh. Các trường này đều có tỉ lệ chọi từ 2,1:1 đến 2,6:1. Trường có số hồ sơ đăng ký nguyện vọng 2 cao nhất là THPT Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân) với số hồ sơ lên tới 3.200 trong tổng số 3.900 hồ sơ cả 2 nguyện vọng.
Theo thông tin từ Sở GD-ĐT, sau khi công bố các thông tin tỉ lệ chọi của các trường, thí sinh có thể cân nhắc thay đổi nguyện vọng trong 2 ngày 22 và 23/5. Trước đó, ngày 10/5, toàn bộ học sinh đã kết thúc việc đăng ký hồ sơ xét tuyển. Theo đó, mỗi thí sinh được đăng ký 2 nguyện vọng vào các trường THPT công lập không chuyên trong cùng một khu vực tuyển sinh.
Sau khi có thông tin về số lượng nguyện vọng vào từng trường, học sinh muốn thay đổi nguyện vọng sẽ nộp đơn (theo mẫu) tại Phòng giáo dục-đào tạo. Tuy nhiên, học sinh chỉ được thay đổi nguyện vọng dự tuyển giữa các trường trong khu vực tuyển sinh đã đăng ký trước đó. Học sinh không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào các lớp chuyên, trường chuyên.
Theo đánh giá của các trường có tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi cao, nhiều khả năng điểm chuẩn sẽ tăng lên. Do vậy, theo ông Ngô Văn Chất, Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT Hà Nội, các em học sinh lớp 9 nên lựa chọn đăng ký nguyện vọng thi vào các trường THPT công lập phù hợp với khả năng của bản thân. Việc có sử dụng cơ hội để thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập cần phải được cân nhắc và suy nghĩ kỹ.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 9/6 với 2 môn Toán và Ngữ văn. Học sinh thi vào lớp chuyên sẽ thi thêm các môn chuyên vào ngày 10 và 11/6.

Treo thưởng xe máy SH cho con thi đỗ lớp 10

Trước kỳ tuyển sinh lớp 10, nhiều phần thưởng đã được phụ huynh “treo” lên với hy vọng tiếp lửa cho con.

Bà Nguyễn Thị Lý (quận Thủ Đức) ngay từ đầu tháng 3, đã thuê hẳn 3 gia sư môn Toán, Văn, Ngoại ngữ dạy kèm cho con gái đang học lớp 9 trường THCS Lê Quý Đôn với mục tiêu: Cô con gái út có một suất vào trường THPT Nguyễn Hữu Huân.

Khe hở lớn ở ga đường sắt trên cao “bẫy” hành khách

Dù được đánh giá khá đẹp mắt và hiện đại, song vẫn còn một số điểm trừ lớn mà người dân đã phát hiện ra khi tham quan đường sắt trên cao.

Mặc dù được đánh giá là khá đẹp, tiện nghi nhưng nhà ga mẫu La Khê và đoàn tàu Cát Linh - Hà Đông đang nhận được rất nhiều ý kiến chưa hài lòng từ người dân.
Khe ho lon o ga duong sat tren cao “bay” hanh khach
Khe hở khá lớn giữa tàu và trên ga La Khê. Ảnh: C.N 
Theo tìm hiểu, đoàn tàu đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông gồm 4 toa xe chuẩn B1 với hai toa có cabin lái tàu ở hai đầu (Tc), 2 toa xe động lực có động cơ ở giữa, chiều dài là 79m. Đầu tàu đặt tại điểm ga La Khê có 4 toa khí, kí hiệu từ HN01 đến HN04, chiều cao toa tàu tính từ mặt ray đến đỉnh tàu 3,8m, tốc độ khai thác trung bình 35km/h.
Nhiều người cho rằng, nếu khai thác tốc độ trung bình như hiện tại thì quá chậm. Thời gian trung bình tại tuyến này khoảng 45 phút mỗi chiều (13km - PV), tương ứng vận tốc trung bình xấp xỉ 20km/h. Điều này gây lãng phí lớn thời gian hành trình của hành khách.
Chính vì vậy, “nên đẩy nhanh tốc độ một chút nữa, bởi tàu sắt trên cao không phải va chạm với các phương tiện giao thông khác. Nếu giữ nguyên tốc độ này sẽ làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của phương thức vận tải số lớn. Ngoài ra, cũng nên hình thành mạng lưới liên kết với các phương tiện giao thông công cộng khác, tạo nên sự đồng bộ ”, ông Nguyễn Văn Bình (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ.
Một trong những điểm trừ khi tham quan ga mẫu La Khê đó là khoảng cách giữa tàu và mặt sàn lên tàu có khe hở khá lớn, nếu không cẩn thận, trẻ nhỏ, thậm chí ngay cả người lớn có thể bị thụt chân, gây nguy hiểm. "Khe hở này chẳng khác gì cái bẫy, rất nguy hiểm, cần phải khắc phục ngay trước khi cho vận hành chính thức" - Đó là ý kiến của ông Bùi Minh Lâm (quận Thanh Xuân - Hà Nội)
Khe ho lon o ga duong sat tren cao “bay” hanh khach-Hinh-2
 
“Tôi đã đi tàu điện trên cao ở nhiều nước thấy khe hở lên tàu của họ rất nhỏ, thậm chí được liên kết như một mặt phẳng không thể nhận ra có khe hở. Vậy mà của mình để khe hở rộng hoác ra thế này thì quá nguy hiểm, không hề an toàn cho người đi lại...Nếu chẳng may mà thụt chân xuống đó thì không biết hậu quả sẽ thế nào" - ông Trần Văn Nam (Lê Trọng Tấn, Hà Đông) cho hay.
Ngoài ra, nhiều ý kiến phàn nàn về việc nhà ga cao ngang bằng nhà 4-5 tầng, bậc cầu thang đi lên rất cao. Bà Nguyễn Thị Mai, một người dân ở đây phàn nàn: “Chúng tôi chỉ thấy có cầu thang bộ và thang máy (chưa hoàn thiện - PV) dành cho người khuyết tật, chứ không có phương tiện ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ. Nói thật, để lên được nhà ga, thanh niên cũng “bở hơi tai” chứ chưa nói đến những người già như chúng tôi. Đây là một trong những điểm hạn chế khiến khá nhiều người quan ngại”.
Khe ho lon o ga duong sat tren cao “bay” hanh khach-Hinh-3
Người già và trẻ em vất vả khi leo cầu thang bộ lên nhà chờ. Ảnh: C.N