Có gì trong “mật thư” Tổng thống Assad gửi cho ông Obama?

Năm 2010, Tổng thống Syria Bashar al-Assad gửi một bức thư mật cho người đồng cấp Mỹ Barack Obama đề nghị nối lại đàm phán hòa bình với Israel. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng biết được thông tin này.

Trong cuốn sách có tựa đề "Every Day is Extra" xuất bản gần đây, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry giải thích: "Tổng thống Assad đã hỏi tôi cần làm gì để có cuộc đàm phán hòa bình nghiêm túc, với hy vọng đảm bảo việc trả lại cao nguyên Golan mà Syria bị mất vào tay Israel năm 1967".
Co gi trong “mat thu” Tong thong Assad gui cho ong Obama?
Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: AP. 
"Tôi nói với ông ấy rằng, nếu thực sự nghiêm túc, ông ấy nên đưa ra đề xuất riêng. Ông ấy hỏi nó nên như thế nào. Tôi chia sẻ suy nghĩ của mình. Và ông ấy đã chỉ thị trợ lý cấp cao soạn thảo thư từ ông Assad gửi Tổng thống Obama" - ông John Kerry viết.
Cựu ngoại trưởng Mỹ lưu ý, trong thư, ông Assad đề nghị Tổng thống Barack Obama ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình mới với Israel. Trong đó, ra tín hiệu rằng "Syria sẵn sàng thực hiện một số bước đi để đổi lấy việc Israel trả lại cao nguyên Golan".
Một thời gian ngắn sau cuộc gặp ông Bashar al-Assad, ông John Kerry đến thăm Israel và chia sẻ thông tin này với ông Netanyahu. Theo cựu ngoại trưởng Mỹ, thủ tướng Israel "lấy làm ngạc nhiên khi ông Assad sẵn sàng đi xa đến vậy, xa hơn nhiều so với trước đó".
Cũng theo ông John Kerry, cuối cùng ông Bashar al-Assad không thực hiện được lời hứa khi chính quyền Barack Obama kiểm tra sự nghiêm túc trong đề xuất này. Cụ thể, Mỹ yêu cầu tổng thống Syria thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin với cả Mỹ và Israel, trong đó có việc ngừng cung cấp vũ khí cho nhóm Hezbollah.
Lá thư của ông Assad được viết một năm trước khi bắt đầu cuộc nội chiến Syria. Syria và Israel đã tham gia các cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian cho tới đầu năm 2011. Tuy nhiên, hai bên đã không tiến tới bất cứ sự dàn xếp chính trị nào vào thời điểm đó.
Ngày 23.8, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu chia sẻ với Reuters rằng, ông không từ bỏ hi vọng Mỹ công nhận tuyên bố của Tel Aviv về cao nguyên Golan. Đây là khu vực do Israel chiếm đóng của Syria trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Động thái sáp nhập khu vực này vào lãnh thổ Israel đã bị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc lên án.
Hôm 16.7, căng thẳng giữa Damascus và Tel Aviv tiếp tục leo thang khi quân đội chính phủ Syria tuyên bố đẩy lui các phần tử đối lập, chiếm được ngọn đồi chiến lược gần cao nguyên Golan khiến các lực lượng của Israel đặt trong tình trạng báo động cao.
Gần đây, Israel tăng cường các cuộc không kích vào lãnh thổ Syria, viện dẫn do sự hiện diện quân sự của Iran tại quốc gia láng giềng.
Tehran và Damascus nhiều lần bác bỏ các cáo buộc này, trong đó nhấn mạnh chỉ các cố vấn quân sự của Iran có mặt tại Syria để hỗ trợ chống khủng bố.

Quân đội Syria giành nhau "từng tấc đất" với phiến quân tại Latakia

(Kiến Thức) - Quân đội Syria hứng chịu thương vong trong đợt tấn công bằng máy bay không người lái của các tay súng thánh chiến tại Latakia. Trong khi đó lực lượng chính phủ Damascus cũng tiêu diệt một chỉ huy cấp cao của phiến quân HTS tại tỉnh này.

Quan doi Syria gianh nhau
Theo Al Masdar News ngày 4/9, máy bay không người lái của các tay súng phiến quân đã ném bom dữ dội xuống căn cứ của Quân đội Syria tại khu vực phía bắc tỉnh Latakia cuối tuần qua. Ảnh: Archynety.com. 

Quan doi Syria gianh nhau
 “Nhóm phiến quân đã sử dụng ít nhất 5 máy bay không người lái dội mưa bom xuống căn cứ của Quân chính phủ Syria ở vùng Jabal Al-Akrad và Jabal Turkmen”, AMN dẫn thông tin từ Trung tâm Hòa giải Nga tại Syria ngày 3/9.  Ảnh: SOFREP.com.

Quan doi Syria gianh nhau
Vụ tấn công đã khiến ít nhất 3 binh sĩ Syria thiệt mạng và 9 người khác bị thương nặng. Ảnh: SCMP. 

Quan doi Syria gianh nhau
Đáp trả, theo hãng Fars (Iran), ngày 3/9, Quân đội Syria dồn dập oanh kích căn cứ của nhóm liên minh thánh chiến Hayat Tahrir al-Sham (HTS), qua đó tiêu diệt một chỉ huy cấp cao của nhóm khủng bố này. Ảnh: AMN. 

Quan doi Syria gianh nhau
 “Abu Abdul Haq al-Kurdi, một chỉ huy cấp cao của phiến quân HTS, đã bỏ mạng sau khi căn cứ của chúng ở ngôi làng Kabineh, Đông Bắc Latakia, hứng chịu những đợt pháo kích của lực lượng chính phủ Damascus”, nguồn tin cho hay. Ảnh: Reuters.

Quan doi Syria gianh nhau
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục điều động thêm một đoàn xe quân sự, trong đó có 5 xe tăng, từ tỉnh Hatay của nước này tới tỉnh Idlib (Syria) giữa lúc Quân chính phủ Damascus chuẩn bị mở chiến dịch quân sự quy mô lớn tại Idlib. Ảnh: AMN.

Quan doi Syria gianh nhau
 “Đoàn xe quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ được cho là đã đi qua cửa khẩu Kafr Lossen ở Tây Idlib và tiến tới các trạm quan sát của Ankara ở khu Tal Al-Eis và Tal Toukan, Nam Aleppo", FNA đưa tin. Ảnh: FNA.

Quan doi Syria gianh nhau
 Mặc dù các cuộc đàm phán đang tiếp diễn, nhưng dường như Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không để Quân đội Syria và đồng minh tái chiếm tỉnh Idlib từ tay các phần tử thánh chiến. Hiện tại, Ankara và Damascus không có quan hệ ngoại giao, mọi liên lạc được thực hiện qua trung gian là Iran và Nga. Ảnh: FNA.

Quan doi Syria gianh nhau
 Về phần mình, ngày 3/9, Quân đội Syria tiếp tục điều động đoàn xe quân sự chở vũ khí hạng nặng tới tỉnh Idlib để sẵn sàng cho chiến dịch sắp tới. Ảnh: FNA.

Tương lai chính trị Syria và nghịch lý Assad

(Kiến Thức) - Cho đến gần đây, mọi cuộc tranh luận về tương lai chính trị Syria đều xoay quanh số phận của Tổng thống Bashar al-Assad.

Đó là nhận định của học giả John Bell - giám đốc Chương trình Trung Đông tại Trung tâm Quốc tế Toledo vì Hòa bình tại Madrid và từng là cố vấn chính trị cho Đại diện của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đặc trách miền nam Lebanon – trong bài viết dành cho Al Jazeera.
Theo học giả John Bell, với đại thắng Aleppo và sự hỗ trợ vững chắc của Iran và Nga, có thể nói rằng tương lai chính trị của Tổng thống Syria Bashar al-Assad là khá an toàn, ít ra là trong thời gian này.

Ông Assad thăm Nga: Lộ diện giải pháp chính trị tại Syria

Việc Tổng thống Assad thăm Nga hôm 20/10 dường như là một dấu hiệu cho thấy Moscow đang nỗ lực thúc đẩy một thời kì chuyển tiếp chính trị ở Syria.

Chuyến thăm lần này có ý nghĩa đặc biệt. Đây là lần đầu tiên ông Assad công du nước ngoài kể từ năm 2011 – thời điểm nổ ra cuộc nội chiến tại Syria do hệ quả từ làn sóng “Mùa xuân Arab” quét qua Trung Đông – Bắc Phi. Đích đến cũng khá đặc biệt: Tổng thống Syria chọn Nga, chứ không phải là Iran – nước được xem là ủng hộ Damascus mạnh mẽ nhất. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo, có sự hiện diện của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Ngoại trưởng Sergey Lavrov, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu làm dấy lên hai câu hỏi? Tại sao Nga lại giữ bí mật chuyến thăm? Hai bên đã thảo luận những nội dung gì?
Ong Assad tham Nga: Lo dien giai phap chinh tri tai Syria
 Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Syria Bashar al-Assad (trái) tại cuộc gặp ở Moskva.