![]() |
![]() |
![]() |
Trán: The Jakarta Post dẫn lời TS Roshini Raj, một bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa và da ở Indonesia, cho hay nổi mụn trên trán thường do căng thẳng và các vấn đề về tiêu hóa. Theo TS Raj, bạn nên khắc phục điều này bằng cách ngủ đủ giấc, uống nhiều nước và tránh chạm tay lên vùng trán. Ngoài ra, bạn không nên để tóc mái, tránh mồ hôi, bã nhờn gây viêm. |
![]() |
Má: Mụn gần đỉnh má liên quan vấn đề về hệ hô hấp. Trong khi đó, nếu bạn nổi mụn ở má dưới, cơ thể đang cảnh báo bạn vệ sinh răng miệng kém, nhiều vi khuẩn trong khoang miệng. TS Raj khuyên bạn nên làm sạch không khí trong nhà, cọ rửa và vệ sinh các vật dụng thường xuyên tiếp xúc má như điện thoại, cọ trang điểm, gối… |
![]() |
Vùng chữ T:Mụn nổi ở vùng này thường do mất cân bằng đường tiêu hóa hoặc dị ứng thực phẩm. Nó còn liên quan vấn đề về gan, thận. Nếu mũi mọc mụn ửng đỏ, bạn cần cẩn trọng bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo huyết áp cao, rối loạn chức năng gan. TS Raj khuyên bạn nên ăn ít sữa, thịt đỏ và đồ ăn nhanh. Đồng thời, các bữa ăn nên bổ sung rau xanh. |
![]() |
Cằm:Nổi mụn ở cằm là do mất cân bằng nội tiết tố. Bạn nên xây dựng thói quen ngủ đủ giấc, đều đặn, chế độ ăn uống lành mạnh. Ngoài ra, bạn có thể bổ sung trà bạc hà, omega-3 để giảm mụn ở cằm. |
![]() |
Dưới mắt:Mắt thâm quầng, sưng húp và nổi mụn là dấu hiệu cảnh báo thận của bạn có vấn đề. Nguyên nhân là mất nước, căng thẳng. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước, tránh caffeine, muối. Ngoài ra, bạn cũng có thể thử trà xanh, bổ sung chất chống oxy hóa, giảm quầng thâm. |
![]() |
Lưng, cánh tay và đùi:Đột biến nội tiết tố và di truyền là nguyên nhân gây mụn ở vùng cơ thể này. Loại quần áo chúng ta mặc cũng góp phần tăng khả năng nổi mụn lưng, đùi, cánh tay. Do đó, chúng ta nên mặc trang phụ thoải mái, thoáng mát, sử dụng kem dưỡng da, xà bông thấm nhanh, không bết dính để tránh bít tắc lỗ chân lông. |
![]() |
Mụn ở ngực:Nguyên nhân của tình trạng này có thể là thay đổi nội tiết tố, ăn nhiều thực phẩm ngọt, mất nước khi tập thể thao, dị ứng mỹ phẩm hoặc kích ứng da. Do vậy, bạn có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống, chọn trang phục rộng, thoải mái, giảm đồ ngọt và uống nhiều nước. |
![]() |
Món siro dâu tằm thanh mát, bổ cơ thể trong ngày hè. Ảnh: Internet. |
Cách làm siro dâu tằm khá đơn giản và nhanh chóng, bạn cũng không cần nhiều nguyên liệu hay dụng cụ.
Nguyên liệu:
- Dâu tằm: 1kg
- Đường: 0,5kg
- Gừng: 1 lát nhỏ
Cách làm siro dâu tằm:
- Dâu tằm mua về, vặt bỏ cuống và lá còn sót, cho vào rổ lớn rửa trong chậu nước đầy (trái dâu tằm rất dễ nát nên khi rửa không nên cho tay vào khoắng mà cầm rổ lắc tròn dưới chậu). Rửa 2-3 lần cho đến khi nước rửa đã sạch thì tráng qua nước đun sôi để nguội, san mỏng ra để trái dâu khô.
- Gừng rửa sạch thái chỉ.
- Hũ thủy tinh lớn tráng qua nước sôi già, để khô.
- Xếp từng lớp dâu dày khoảng 2cm rồi phủ kín đường, sau đó lại xếp dâu rồi lại phủ đường, cứ liên tục như vậy cho đến hết phần nguyên liệu đã chuẩn bị. Lớp đường trên cùng phủ kín dâu rồi rắc phần gừng đã thái sợi vào.
![]() |
- Dùng nilon hoặc màng bọc thức ăn bọc kín miệng bình ngâm, đậy nắp. Ngâm trong 4-5 ngày tùy số lượng dâu bạn ngâm nhiều hay ít.
Mời độc giả xem video "Bánh Chưng nhân cá kho làng Vũ Đại". Nguồn: VTV TSTC.
- Sau khi bình dâu ngâm đường đã tan hết phần đường, gạn toàn bộ phần nước, để xác dâu riêng. Đun nồi nước trên lửa nhỏ chừng 1 tiếng, đến khi nước cốt dâu tằm sôi đều, sánh lại thì tắt bếp, để nguội hẳn rồi chắt vào lọ thủy tinh sạch. Bảo quản trong tủ lạnh.
![]() |
Siro dâu tằm là món đồ uống thanh nhiệt rất hấp dẫn trong những ngày nóng của mùa hè. |