Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Cố đô Kyoto tránh bom hạt nhân của Mỹ năm 1945 thế nào?

05/08/2017 13:16

(Kiến Thức) - Cố đô Kyoto của Nhật Bản tránh bị Mỹ ném bom hạt nhân năm 1945 là nhờ Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson.

Tâm Anh (theo BBC)
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
Vài tuần trước Mỹ ném bom hạt nhân - vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, thành phố Nagasaki không nằm trong danh sách những mục tiêu tiềm năng. Thay vào đó, cố đô Kyoto có tên trong danh sách trên.
Vài tuần trước Mỹ ném bom hạt nhân - vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử nhân loại, thành phố Nagasaki không nằm trong danh sách những mục tiêu tiềm năng. Thay vào đó, cố đô Kyoto có tên trong danh sách trên.
Theo BBC, danh sách trên do một hội đồng đặc biệt bao gồm các tướng lĩnh quân đội và nhà khoa học Mỹ lập ra. Kyoto là quê hương của hơn 2.000 ngôi chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo (Shinto), trong đó bao gồm 17 công trình văn hóa được đưa vào danh sách những Di sản Thế giới của Liên Hiệp Quốc.
Theo BBC, danh sách trên do một hội đồng đặc biệt bao gồm các tướng lĩnh quân đội và nhà khoa học Mỹ lập ra. Kyoto là quê hương của hơn 2.000 ngôi chùa Phật giáo và đền thờ Thần đạo (Shinto), trong đó bao gồm 17 công trình văn hóa được đưa vào danh sách những Di sản Thế giới của Liên Hiệp Quốc.
Biên bản cuộc họp ghi rõ "mục tiêu này là khu vực công nghiệp với dân số 1 triệu người" và người Mỹ mô tả người dân cố đô Kyoto có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của loại vũ khí mới.
Biên bản cuộc họp ghi rõ "mục tiêu này là khu vực công nghiệp với dân số 1 triệu người" và người Mỹ mô tả người dân cố đô Kyoto có thể đánh giá được mức độ nguy hiểm của loại vũ khí mới.
Nhà sử học Alex Wellerstein thuộc Trung tâm Lịch sử Vật lý thuộc Viện Vật lý Mỹ và là chuyên gia nghiên cứu về Dự án Manhattan của quân đội Mỹ, giải thích: "Kyoto được quân đội Mỹ coi là mục tiêu lý tưởng bởi vì nơi đây chưa từng bị ném bom lần nào. Đây cũng là nơi có nhiều ngành công nghiệp hoạt động cùng với một số nhà máy lớn. Các nhà khoa học trong Ủy ban Mục tiêu cũng đồng ý lựa chọn Kyoto bởi vì nơi đây có nhiều trường đại học cho nên người dân sẽ hiểu được bom nguyên tử không phải là vũ khí thông thường mà đó là bước ngoặt khủng khiếp trong lịch sử nhân loại".
Nhà sử học Alex Wellerstein thuộc Trung tâm Lịch sử Vật lý thuộc Viện Vật lý Mỹ và là chuyên gia nghiên cứu về Dự án Manhattan của quân đội Mỹ, giải thích: "Kyoto được quân đội Mỹ coi là mục tiêu lý tưởng bởi vì nơi đây chưa từng bị ném bom lần nào. Đây cũng là nơi có nhiều ngành công nghiệp hoạt động cùng với một số nhà máy lớn. Các nhà khoa học trong Ủy ban Mục tiêu cũng đồng ý lựa chọn Kyoto bởi vì nơi đây có nhiều trường đại học cho nên người dân sẽ hiểu được bom nguyên tử không phải là vũ khí thông thường mà đó là bước ngoặt khủng khiếp trong lịch sử nhân loại".
Đến tháng 6/1945, Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson (trong ảnh) ra lệnh rút Kyoto ra khỏi danh sách mục tiêu ném bom hạt nhân ngay lập tức với lý do thành phố này có tầm quan trọng về mặt văn hóa trên thế giới, tuyệt đối không phải là mục tiêu quân sự.
Đến tháng 6/1945, Bộ trưởng Chiến tranh Mỹ Henry Stimson (trong ảnh) ra lệnh rút Kyoto ra khỏi danh sách mục tiêu ném bom hạt nhân ngay lập tức với lý do thành phố này có tầm quan trọng về mặt văn hóa trên thế giới, tuyệt đối không phải là mục tiêu quân sự.
Theo nhà sử học Alex Wellerstein, quan chức quân đội Mỹ khi ấy không muốn đưa Kyoto ra khỏi danh sách và phải chờ đến cuối tháng 7 khi Bộ trưởng Stimson trực tiếp gặp Tổng thống Mỹ Harry S. Truman.
Theo nhà sử học Alex Wellerstein, quan chức quân đội Mỹ khi ấy không muốn đưa Kyoto ra khỏi danh sách và phải chờ đến cuối tháng 7 khi Bộ trưởng Stimson trực tiếp gặp Tổng thống Mỹ Harry S. Truman.
Trong nhật ký viết ngày 24/7/1945, Bộ trưởng Stimson viết rằng, Tổng thống Truman chấp nhận ngay đề nghị của ông bởi vì hành động ném bom nguyên tử xuống cố đô Kyoto mang nhiều di tích tôn giáo và văn hóa sẽ khiến người Mỹ khó có thể hòa giải với Nhật Bản thời hậu chiến và sẽ càng đẩy nước này đến gần người Nga hơn. Theo đó, thành phố Nagasaki được đưa vào danh sách, thế chỗ cho cố đô Kyoto.
Trong nhật ký viết ngày 24/7/1945, Bộ trưởng Stimson viết rằng, Tổng thống Truman chấp nhận ngay đề nghị của ông bởi vì hành động ném bom nguyên tử xuống cố đô Kyoto mang nhiều di tích tôn giáo và văn hóa sẽ khiến người Mỹ khó có thể hòa giải với Nhật Bản thời hậu chiến và sẽ càng đẩy nước này đến gần người Nga hơn. Theo đó, thành phố Nagasaki được đưa vào danh sách, thế chỗ cho cố đô Kyoto.
Theo nhà sử học Alex Wellerstein, Bộ trưởng Chiến tranh Stimson cũng có lý do cá nhân để Kyoto không phải hứng chịu thảm họa bom nguyên tử của Mỹ.
Theo nhà sử học Alex Wellerstein, Bộ trưởng Chiến tranh Stimson cũng có lý do cá nhân để Kyoto không phải hứng chịu thảm họa bom nguyên tử của Mỹ.
Bởi lẽ, không nhiều người biết rằng, Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson đã viếng thăm cố đô Kyoto vài lần vào thập niên 20 khi ông còn là thống đốc ở Philippines (từ năm 1927 đến 1929).
Bởi lẽ, không nhiều người biết rằng, Bộ trưởng Chiến tranh Henry Stimson đã viếng thăm cố đô Kyoto vài lần vào thập niên 20 khi ông còn là thống đốc ở Philippines (từ năm 1927 đến 1929).
Một số nhà sử học còn cho rằng Bộ trưởng Chiến tranh Stimson đã đi nghỉ tuần trăng mật ở Kyoto và ngưỡng mộ văn hóa Nhật Bản nên không muốn nơi này bị tàn phá bởi bom nguyên tử.
Một số nhà sử học còn cho rằng Bộ trưởng Chiến tranh Stimson đã đi nghỉ tuần trăng mật ở Kyoto và ngưỡng mộ văn hóa Nhật Bản nên không muốn nơi này bị tàn phá bởi bom nguyên tử.

Bạn có thể quan tâm

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

Cây cảnh mini siêu hot, trang trí đẹp, ăn ngon, trồng cực dễ

 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Nhà nghỉ cổ đại Trung Quốc có gì khiến khách phải dè chừng?

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Loài cây cảnh thần kỳ giúp dưỡng mắt, làm dịu tâm trí

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Bức tượng bò nhỏ 2.500 năm tuổi làm sáng tỏ bí mật Hy Lạp cổ

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

5 mỹ nhân nào được chôn cùng hoàng đế Khang Hi?

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Giải mã quyền năng thần Thoth, vị thần cổ đại đầy huyền bí

Người "giữ lửa" cho người thương binh "tàn nhưng không phế"

Người "giữ lửa" cho người thương binh "tàn nhưng không phế"

Top tin bài hot nhất

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

Giải mã văn bản cổ huyền bí nhất nền văn minh Lưỡng Hà

28/07/2025 08:12
Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

Bia nguyền rủa 2.500 năm tuổi khiến cả thế giới lạnh gáy

28/07/2025 12:25
Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

Vì sao nữ phạm nhân xưa phải làm chuyện “sốc” này trước khi chết?

28/07/2025 06:42
Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

Sự thật rợn người trong 'nhà tù bánh mì' rúng động Pompeii

27/07/2025 19:08
 Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

Lộ diện quan tài La Mã cổ đại của Người bảo vệ Hoàng đế

28/07/2025 12:50

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: Số 70 Trần Hưng Đạo, phường Cửa Nam, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: Số 54 Phạm Huy Thông, phường Hạnh Thông, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

DMCA.com Protection Status