Clip đặc biệt: nghiệm thu kỹ thuật tàu chiến Việt Nam tự đóng

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh tư liệu hiếm quá trình nghiệm thu kỹ thuật, thử nghiệm hệ thống vũ khí trên tàu chiến tên lửa Việt Nam tự đóng.

Dưới đây là clip nghiệm thu kỹ thuật và bắn thử nghiệm pháo, tên lửa từ chiến hạm HQ-377, HQ-378:

Vừa qua, tại Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức bắn thành công tên lửa của Tàu HQ-377, HQ-378 và một số loại tên lửa của Hải quân. Thành công này đã khẳng định được năng lực khai thác, làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật mới và hiện đại của cán bộ, chiến sỹ Hải quân Việt Nam hôm nay.
Kết quả này cũng khẳng định được tác huấn luyện chiến đấu và làm chủ vũ khí trang bị kỹ thuật của các đơn vị thật sự nghiêm túc, đúng lộ trình nhằm nâng cao sức mạnh tổng hợp, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
HQ-377 và HQ-378 là tàu tên lửa hiện đại, là 2 trong số 6 tàu thuộc Project 1241.8 Molniya do Tổng công ty Ba Son ký hợp đồng cho Quân chủng Hải quân từ năm 2009.
Tàu tên lửa HQ-377 hùng dũng tiến ra biển thử vũ khí.
 Tàu tên lửa HQ-377 hùng dũng tiến ra biển thử vũ khí.
Tàu tên lửa Molniya Project 12418 được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại tàu chiến, tàu vận tải, cũng như tàu đổ bộ của đối phương. Molniya có lượng giãn nước toàn tải 510 tấn, dài 56,9m, rộng 10,20m, mới nước (toàn tải) 2,5m. Thủy thủ đoàn vận hành tàu khoảng 40 người.
Tuy tàu chỉ có kích cỡ nhỏ, nhưng hỏa lực con tàu đủ sức đánh chìm những chiến hạm lớn hơn nó gấp nhiều lần. Cụ thể, Molniya được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu Kh-35 Uran-E (tầm bắn 130km, trên lý thuyết có thể diệt tàu 5.000 tấn) với 16 đạn tên lửa được bố trí ở 4 bệ phóng 2 bên sườn tàu.
Ngoài hệ thống tên lửa Uran-E, tàu Molniya trang bị một pháo hạm tự động AK-176M cỡ nòng 76,2mm dùng để tiêu diệt mục tiêu tầm gần trên biển, hoặc khi cần pháo có thể bắn mục tiêu trên không. Pháo AK-176M đạt tốc độ bắn 120 phát/phút, tầm bắn 15km.

Kỷ lục của máy bay ném bom Tu-95MS không kích IS

(Kiến Thức) - Ít ai biết rằng máy bay ném bom Tu-95MS được triển khai không kích phiến quân IS hiện nắm giữ nhiều kỷ lục hàng không.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS
Tu-95 là loại máy bay ném bom chiến lược động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Tupolev nghiên cứu thiết kế từ những năm 1950 trang bị cho Không quân Liên Xô. Tới ngày nay, trải qua khoảng 70 năm phục vụ, loại máy bay này vẫn đang tiếp tục hoạt động rộng rãi trong Không quân Nga. Với kỷ lục đó, Tu-95 được xem là máy bay ném bom chiến lược cánh quạt duy nhất còn chiến đấu.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-2
Tuy người ta thường ví máy bay cánh quạt như "bà già" nhưng với Tu-95 đó có lẽ là "bà già lực sĩ" với khả năng mang tải lớn, sức tấn công hủy diệt mạnh mẽ, tốc độ cao.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-3
Máy bay ném bom Tu-95 dài 49,5m, sải cánh 51,1m, cao 12,12m, trọng lượng cất cánh tối đa tới 188 tấn - được xem là máy bay chiến đấu động cơ cánh quạt lớn nhất thế giới hiện nay.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-4
Để bốc cả con "quái vật" 188 tấn này lên không trung, Tupolev thiết kế 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Kuznetsov NK-12M.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-5
Loại động cơ tuốc bin cánh quạt này cũng thiết kế khá đặc biệt với 2 cánh quạt chồng lên nhau, quay ngược chiều nhau.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-6
Với động cơ này, Tu-95 có khả năng đạt tốc độ tới 925km/h, biến nó trở thành máy bay cánh quạt có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-7
Tu-95 có tầm bay lên đến 15.000 km không cần tiếp liệu giúp cho nó có thể vươn tới những mục tiêu chiến lược ở Mỹ.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-8
Tu-95 có khả năng đạt trần bay (độ cao) lên tới 12.000m.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-9
Cận cảnh động cơ tuốc binh cánh quạt với 2 cánh quạt quay ngược chiều nhau trên chiếc Tu-95.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-10
Buồng lái Tu-95 với những thiết bị điều khiển nhìn khá đơn giản, không quá tinh vi. Để điều khiển "bà già" này cần tới phi hành đoàn 7 người gồm: 2 phi công, một pháo thủ và 4 sĩ quan (định vị, ném bom...).

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-11
Máy bay ném bom Tu-95 có khả năng mang 15 tấn vũ khí trong khoang thân và trên cánh.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-12
Khoang trong thân máy bay thiết kế mang các loại bom thông thường và kể cả bom hạt nhân. Trong lịch sử hoạt động, Tu-95 là chiếc máy bay đã ném quả bom hạt nhân mạnh nhất trong lịch sử nhân loại Tsar Bomba vào năm 1961.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-13
Sau nhiều cải tiến nâng cấp, Tu-95 có khả năng phóng tên lửa hành trình đối đất Kh-555 và Kh-101 có tầm phóng 2.500-500km.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-14
Ở đuôi máy bay thiết kế với tháp pháo 23mm tự động để phòng vệ chống máy bay tiêm kích.

Ky luc cua may bay nem bom Tu-95MS khong kich IS-Hinh-15
Hiện nay, Không quân Nga biên chế 63 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS (biến thể nâng cấp) trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tu-95 được dự tính tiếp tục hoạt động trong Không quân Nga ít nhất tới năm 2040. Khi đó, nó chắc chắn lại được ghi nhận thêm một kỷ lục nữa về thời gian hoạt động tới gần một thế kỷ.

Cận cảnh tàu chiến “muỗi” đốt cực đau của Việt Nam

(Kiến Thức) - Tàu tên lửa Project 12418 Molniya được gọi là “muỗi” bởi vì nó tuy nhỏ nhưng “đốt” rất mạnh mẽ…

Đó là những nhận xét của Tổng biên tập tờ Tổng quan quân sự độc lập Victor Litovkin về tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya được Nga xuất khẩu cho Việt Nam. Gần đây, 2 tàu loại này đã được biên chế chính thức cho Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167 mới thành và ra mắt ngày 14/10. Đơn vị này thuộc Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Người Lao Động
Đó là những nhận xét của Tổng biên tập tờ Tổng quan quân sự độc lập Victor Litovkin về tàu hộ tống tên lửa Project 12418 Molniya được Nga xuất khẩu cho Việt Nam. Gần đây, 2 tàu loại này đã được biên chế chính thức cho Lữ đoàn Tàu pháo – Tên lửa 167 mới thành và ra mắt ngày 14/10. Đơn vị này thuộc Vùng 2 Hải quân làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc và cơ động lực lượng chiến đấu theo yêu cầu nhiệm vụ. Ảnh: Người Lao Động