Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Chuyện tình rụt rè nhút nhát mang tên Mùa hoa cải

08/06/2021 10:38

“Có một mùa hoa cải/Nở vàng bên bến sông/Em đương thì con gái/Đợi tôi chưa lấy chồng” là những câu thơ nổi tiếng trong bài thơ “Mùa hoa cải”. Tác phẩm nói về mối tình dang dở của một chàng trai rụt rè, nhút nhát, yêu mà không dám ngỏ lời.

Thu Hà (TH)

Số phận mẹ của bạo chúa Nero đầu độc chồng giúp con làm vua

Sửng sốt với loạt công nghệ chống nóng thời xa xưa

Nhà thơ Thanh Tùng và mối tình đắm đuối “Thời hoa đỏ”

Dự đoán ngày 6/6/2021 cho 12 con giáp: Mão thiển cận, Tý phất như diều gặp gió

Tranh cãi thú vị về “nụ hôn” trong tác phẩm Bên cửa sổ

 Mùa hoa cải của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng là một bài thơ nói về mối tình dang dở của một chàng trai rụt rè, nhút nhát, yêu mà không dám ngỏ lời.
Mùa hoa cải của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng là một bài thơ nói về mối tình dang dở của một chàng trai rụt rè, nhút nhát, yêu mà không dám ngỏ lời.
Trong tác phẩm Mùa hoa cải, tình yêu mộng ảo được lồng trong khung cảnh êm ái, dịu dàng, thanh bình của làng quê: “Có một mùa hoa cải/ Nở vàng bên bến sông”.
Trong tác phẩm Mùa hoa cải, tình yêu mộng ảo được lồng trong khung cảnh êm ái, dịu dàng, thanh bình của làng quê: “Có một mùa hoa cải/ Nở vàng bên bến sông”.
Mùa hoa cải trở thành biểu tượng của tình yêu rực rỡ nhưng mong manh. Mong manh bởi sự rụt rè, nhút nhát, vụng về của chàng trai… nên tình yêu chẳng thể kết trái “Tôi rụt rè không dám/ Hái một bông cải ngồng/ Sợ làm con bướm trắng/ Giật mình bay sang sông”.
Mùa hoa cải trở thành biểu tượng của tình yêu rực rỡ nhưng mong manh. Mong manh bởi sự rụt rè, nhút nhát, vụng về của chàng trai… nên tình yêu chẳng thể kết trái “Tôi rụt rè không dám/ Hái một bông cải ngồng/ Sợ làm con bướm trắng/ Giật mình bay sang sông”.
Từ câu chuyện buồn về tình yêu dang dở, nhạc sĩ Lê Vinh đã viết lại thành một câu chuyện khác với âm điệu da diết, nhẹ nhàng, sâu lắng trong bài hát cùng tên "Mùa hoa cải".
Từ câu chuyện buồn về tình yêu dang dở, nhạc sĩ Lê Vinh đã viết lại thành một câu chuyện khác với âm điệu da diết, nhẹ nhàng, sâu lắng trong bài hát cùng tên "Mùa hoa cải".
Trong bài hát Mùa hoa cải đó là câu chuyện tình thời chiến giữa cô gái tuổi đương xuân với một người lính ra đi mãi không về: “Có một mùa hoa cải/ Nắng vàng trong mê mải/ Cầm tay em bối rối/ Anh nói lời yêu thương".
Trong bài hát Mùa hoa cải đó là câu chuyện tình thời chiến giữa cô gái tuổi đương xuân với một người lính ra đi mãi không về: “Có một mùa hoa cải/ Nắng vàng trong mê mải/ Cầm tay em bối rối/ Anh nói lời yêu thương".
Chàng trai của Lê Vinh đã “nói lời yêu thương” nhưng chiến tranh ai biết được ngày về, thế nên không một lời ước hẹn "Anh nói rồi anh đi/ Chiến tranh không ước hẹn”.
Chàng trai của Lê Vinh đã “nói lời yêu thương” nhưng chiến tranh ai biết được ngày về, thế nên không một lời ước hẹn "Anh nói rồi anh đi/ Chiến tranh không ước hẹn”.
Mùa hoa cải là minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Sau này, bỏ lại mùa hoa cải sau lưng để “đành bước sang ngang” nhưng người con gái vẫn giữ trong tim hình bóng người lính: “Gửi mùa xuân ở lại/Gửi con tim cháy mãi/Cho người tình chờ mong”.
Mùa hoa cải là minh chứng cho tình yêu đôi lứa. Sau này, bỏ lại mùa hoa cải sau lưng để “đành bước sang ngang” nhưng người con gái vẫn giữ trong tim hình bóng người lính: “Gửi mùa xuân ở lại/Gửi con tim cháy mãi/Cho người tình chờ mong”.
Nhạc sĩ Lê Vinh từng tâm sự, năm 1993, ông đọc bài thơ Mùa hoa cải bên sông của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng và định phổ nhạc theo đúng nguyên bản, nhưng thấy người con trai trong bài thơ không dám tỏ tình nên đã chuyển thành mối tình thời chiến để ca ngợi sự thủy chung của những người con gái Việt.
Nhạc sĩ Lê Vinh từng tâm sự, năm 1993, ông đọc bài thơ Mùa hoa cải bên sông của nhà thơ Nghiêm Thị Hằng và định phổ nhạc theo đúng nguyên bản, nhưng thấy người con trai trong bài thơ không dám tỏ tình nên đã chuyển thành mối tình thời chiến để ca ngợi sự thủy chung của những người con gái Việt.
Đặc biệt, trong bài hát, nhạc sỹ đã để người con gái "bước sang ngang" bởi ông không muốn xây dựng lại hình tượng người đàn bà hóa đá vọng phu.
Đặc biệt, trong bài hát, nhạc sỹ đã để người con gái "bước sang ngang" bởi ông không muốn xây dựng lại hình tượng người đàn bà hóa đá vọng phu.
Nhạc sỹ Lê Vinh cho hay, người con gái trong ca khúc đã sống và cháy hết mình với tình yêu, không một lời hẹn ước nhưng đã thủy chung chờ đợi qua biết bao mùa hoa về… Chỉ cần vậy thôi cũng đáng để ngợi ca rồi. Theo nhạc sỹ, sau bao mất mát hãy để cho người phụ nữ tìm thấy hạnh phúc của riêng mình.
Nhạc sỹ Lê Vinh cho hay, người con gái trong ca khúc đã sống và cháy hết mình với tình yêu, không một lời hẹn ước nhưng đã thủy chung chờ đợi qua biết bao mùa hoa về… Chỉ cần vậy thôi cũng đáng để ngợi ca rồi. Theo nhạc sỹ, sau bao mất mát hãy để cho người phụ nữ tìm thấy hạnh phúc của riêng mình.
Không chỉ có Mùa hoa cải của Nghiêm Thị Hằng-Lê Vinh nổi tiếng, rất nhiều tác phẩm viết về mùa hoa cải ven sông được ưa thích trong những năm qua.
Không chỉ có Mùa hoa cải của Nghiêm Thị Hằng-Lê Vinh nổi tiếng, rất nhiều tác phẩm viết về mùa hoa cải ven sông được ưa thích trong những năm qua.
Truyện ngắn nổi tiếng “Mùa hoa cải bên sông” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã được dựng thành phim truyền hình “Lời nguyền của dòng sông” do Khải Hưng làm đạo điễn. Đây là một câu chuyện tình đẹp đến nghẹn lòng nhưng gặp trắc trở...
Truyện ngắn nổi tiếng “Mùa hoa cải bên sông” của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã được dựng thành phim truyền hình “Lời nguyền của dòng sông” do Khải Hưng làm đạo điễn. Đây là một câu chuyện tình đẹp đến nghẹn lòng nhưng gặp trắc trở...
Và từ đó, mùa hoa cải ven sông đã như một mùa hẹn hò, mùa tình yêu, mùa của thương nhớ.
Và từ đó, mùa hoa cải ven sông đã như một mùa hẹn hò, mùa tình yêu, mùa của thương nhớ.
Mời độc giả xem video:Bắc Giang bắt đầu thu mua vải sớm để xuất khẩu/Nguồn: VTV24.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Hòa Thân mê mẩn vợ Tây, biến con gái nuôi thành người tình

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Thông tin bất ngờ về 2 xác tàu "cướp biển" đắm ngoài khơi

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Bí ẩn khó giải nhất của đế chế Maya, chuyên gia bó tay?

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status