“Chuyện rừng xanh” – bảo vệ thiên nhiên, hạnh phúc mới vững bền

“Chuyện rừng xanh” là tác phẩm kinh điển của nhà văn Rudyard Kipling cho thấy để có hạnh phúc vững bền, con người cần phải sống hài hòa, biết bảo vệ thiên nhiên.

Chuyện rừng xanh” (tên gốc tiếng Anh: The Jungle Book) là một tuyển tập truyện ngắn của nhà văn người Anh Rudyard Kipling, chủ nhân giải Nobel Văn học năm 1907.
Được xuất bản từ năm 1894, đến nay, “Chuyện rừng xanh” đã trở thành tác phẩm kinh điển, còn nguyên sức hấp dẫn với cả độc giả trẻ em và cả người lớn. Nhiều đánh giá cho rằng, “Chuyện rừng xanh” là một trong những khung trời tưởng tượng đẹp nhất, trong trẻo nhất cho thiếu nhi và cho bất cứ người lớn nào từ xưa đến nay.
“Chuyen rung xanh” – bao ve thien nhien, hanh phuc moi vung ben
 Bìa tác phẩm "Chuyện rừng xanh". Ảnh: Nhanam.vn.
Lấy bối cảnh tại một khu rừng ở Ấn Độ, “Chuyện rừng xanh” đã đem đến cho độc giả những suy nghĩ về mối tương thông kỳ diệu giữa con người với thiên nhiên, giá trị của rừng trong đời sống.
Chủ đề quan trọng xuyên suốt tập truyện là về sự ruồng bỏ và nuôi dưỡng, sự tự do, nguyên mẫu con người trong hình dạng các con vật. Chúng dạy ta về lòng tôn trọng đối với bề trên, sự vâng lời, và về địa vị xã hội với "Luật Rừng", đồng thời cũng khắc họa về tinh thần tự do khi di chuyển giữa các thế giới khác nhau, như việc Mowgli chuyển từ rừng ra sống ở ngôi làng.
Nhân vật chính trong tác phẩm là cậu bé người sói Mowgli. Trong một lần bị cọp đuổi, cậu đã chạy thoát và lọt vào trong hang của Sói. Sói Mẹ đã gọi cậu là Mowgli, được gia đình Sói nuôi dưỡng.
Trong khu rừng còn có các thú khác như Gấu Baloo, Báo Đen Bagheera, đã dạy cho Mowgli ngôn ngữ của loài vật cũng như luật lệ, bí quyết của "Rừng".
Vài năm sau, bầy sói bị cọp Shere Khan tàn bạo đe dọa. Mowgli đã phải rời bầy tiến vào rừng sâu, trở về thế giới loài người mà tìm kiếm “Hoa đỏ” (ngọn lửa). Đây là vũ khí mạnh nhất của con người và là thứ duy nhất mà Shere Khan khiếp sợ. Trên đường đi, Mowgli đã gặp biết bao biến cố khi bị Trăn Kaa thôi miên để ăn thịt, bầy khỉ vô kỷ luật Bandar-Log với vua khỉ tham lam Louie bắt cóc cùng vô vàn các thử thách khác…
Tuy nhiên, nhờ sự hi sinh và giúp đỡ của gấu Baloo, báo đen Bagheera, voi Hathi, chim Chil cùng bầy Sói và các nhân vật rừng mà Mowgli đã đánh đuổi được Shere Khan cùng với vũ khí “hoa đỏ” của mình.
Truyện đem đến cho người đọc cảm nhận về mối quan hệ khăng khít giữa các loài trong tự nhiên. Từ những cuộc phiêu lưu khó quên, Mowgli dần dần học được những bài học quý báu về luật của rừng, về tình bạn, ý thức đúng-sai và tinh thần trách nhiệm.
“Chuyện rừng xanh” cho thấy, con người không chỉ thuộc giống loài mình mà còn ở trong một cộng đồng khác lớn hơn, cộng đồng của mọi loài trên Trái Đất. Để tạo nên một sự cân bằng môi sinh và đời sống hài hòa, hạnh phúc vững bền, thì con người cần biết bảo vệ thiên nhiên. Trong đó, Mowgli là biểu tượng giữa mối quan hệ hài hòa giữa con người và rừng xanh
Tác phẩm đã nhiều lần được chuyển thể thành truyện tranh, phim truyện, phim hoạt hình, nhạc kịch….
Rudyard Kipling, tên đầy đủ là Joseph Rudyard Kipling, sinh ngày 30/12/1865 tại thành phố Bombay, Ấn Độ, trong một gia đình trí thức người Anh. Bố ông là Hiệu trưởng Trường Nghệ thuật Bombay, mẹ xuất thân từ một gia đình danh giá ở London.
Không chỉ thành công với những tác phẩm văn xuôi đặc sắc, Kipling còn rất nổi tiếng với tư cách một nhà thơ. Sau khi Lord Tennyson qua đời vào năm 1892, Kipling gần như chiếm vị trí số 1 trên thi đàn nước Anh. Bài “Nếu” là một thi phẩm nổi tiếng nhất của ông.

Xôn xao cây gãy đổ rễ còn nguyên bọc bầu, chuyên gia nói gì?

Hình ảnh một số cây xanh gãy đổ ở Hà Nội rễ còn nguyên bọc bầu, hố trồng quá nông khiến nhiều người phẫn nộ. Chuyên gia cho rằng, cần thận trọng khi đánh giá.

Theo thống kê của thành phố Hà Nội, sau cơn bão số 3 Yagi, trên địa bàn thành phố có hơn 24.000 cây bị gãy đổ, trong đó, có nhiều cây cổ thụ. Cùng với nỗi tiếc xót mất đi những “lá phổi” của Hà Nội, mạng xã hội lan truyền nhiều hình ảnh cây bị gãy đổ mà bộ rễ còn nguyên bọc bầu với nỗi phẫn nộ.

Nhiều ý kiến cho rằng, việc  cây đã bị trồng sai kỹ thuật đã dẫn tới hậu quả đau lòng này, cần phải điều tra, xử lý nghiêm. Cùng với đó, là tìm cách cứu những cây bị gãy, đổ, đặc biệt là cây cổ thụ, không chỉ là bóng mát, mà còn lưu giữ ký ức Hà Nội.

Ồn ào tu bổ Chùa Cầu “do dư luận chưa hiểu về trùng tu di tích“

TS Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế nhìn nhận, Chùa Cầu đã được trùng tu bài bản, khoa học, đúng luật. Dư luận chỉ trích xuất phát từ việc chưa hiểu về công tác trùng tu di tích.

Sau gần 2 năm trùng tu với kinh phí hàng chục tỷ đồng, di tích Chùa Cầu (TP Hội An, Quảng Nam) đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, xuất hiện  sau khi tu bổ, hình ảnh chùa Cầu khoác lên mình tấm áo mới và lập tức thành chủ đề gây tranh cãi giữa 2 luồng dư luận. Trong đó, có nhiều ý kiến chỉ trích cho rằng, Chùa Cầu từ một công trình hơn 400 năm tuổi đã trở thành công trình “1 tuổi”.
Chùa Cầu đã được trùng tu bài bản, khoa học, đúng luật