Chuyên gia: Thay đổi chính quyền Ukraine là không tránh khỏi

(Kiến Thức) - Các chuyên gia cho rằng việc thay đổi tình hình đất nước thông qua cuộc bầu cử Quốc hội Ukraine là cực kì cần thiết.

Chính phủ Kiev có thể thay đổi vì không có khả năng ngăn chặn các cuộc xung đột ở Donetsk, và Quốc hội sẽ không kéo dài đến một năm, theo các nhà phân tích chính trị .
Để kiểm tra người dân sẽ phản ứng thế nào với tin tức các cuộc bầu cử sớm của Quốc hội, 1 tuyên bố thích hợp đã được các tổ chức ủng hộ chính phủ đưa ra qua Ủy ban bầu cử của Ukraine. Theo ước tính, đại biểu Quốc hội có thể tái tranh cử vào cuối năm 2016. Các chuyên gia tin rằng đó là một mưu đồ và nỗ lực khiến xã hội chìm trong khủng hoảng" khiến tình hình càng thêm tồi tệ.
Chuyen gia: Thay doi chinh quyen Ukraine la khong tranh khoi
Nhiệm kỳ tới Quốc hội Ukraine có giải quyết được các vấn để ở Donbass? (Hình minh họa).
“Về khả năng bầu cử sớm, đây là một mánh khóe chính trị nhằm giảm căng thẳng trong xã hội, đòi hỏi sự chờ đợi và kiên nhẫn, chúng tôi sẽ tìm được người phù hợp để ngăn chặn bạo loạn và xung đột”, cựu đại biểu quốc hội Ukraina Vadim Kolesnichenko nhận xét về triển vọng tái đắc cử.
Ông đã nhắc lại điều này thậm chí trước cả cuộc bầu cử Quốc hội mới vào mùa thu năm 2014, hầu hết các chuyên gia đều dự đoán thời gian tồn tại của chính quyền hiện nay là không quá một năm.
Tất cả đều nhận thức rõ về cuộc bầu cử, về tình hình của Ukraine và những điều để mong đợi ở Donbass.
Theo quan điểm mình, ông cho rằng các cuộc bầu cử quốc hội thực sự có cơ hội diễn ra vào năm 2016 và khi đắc cử, họ sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình và nhiệm vụ đầu tiên là giải quyết cuộc xung đột ở đông nam Ukraine.
Theo phán đoán đưa ra đầu tháng 2, cuộc xung đột này có khả năng kéo dài ít nhất 11 tháng. Đại diện của Ủy ban Duma phụ trách các vấn đề của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS) nhấn mạnh rằng cuộc bầu cử Quốc hội vào cuối năm 2016 có sự trùng hợp đáng ngờ với ngày bầu cử tổng thống Mỹ tiếp theo. Nhiệm kỳ của quốc hội Ukraine sẽ hết hạn vào năm 2019.
Nhận định về vấn đề thay đổi chế độ, cựu Thủ tướng Ukraine Mykola Azarov hôm nay giới thiệu cuốn sách mới "Ukraine ở ngã tư đường". Theo ông, nhà chức trách đã tạo ra một cuộc khủng hoảng hiện đại và chỉ có một giải pháp là đề ra hiến pháp mới.
Lý do chính về sự thay đổi chính phủ và bầu cử mới là do cuộc xung đột vũ trang ở Donbass. Ông Azarov tin rằng các bước đi của chính phủ hiện nay là không phù hợp, và do đó cuộc bầu cử mới là không thể tránh khỏi.

Tổng thống Ukraine kêu gọi các nước NATO cấp vũ khí

(Kiến Thức) - Tổng thống Ukraine kêu gọi các nước NATO cấp vũ khí cho nước này do số lượng dân thường thiệt mạng và xung đột ngày càng gia tăng.

Trong 1 bài phỏng vấn, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã đưa ra lời kêu gọi các nước NATO cấp vũ khí cho nước này do số lượng dân thường thiệt mạng và xung đột ngày càng gia tăng.
Tong thong Ukraine keu goi cac nuoc NATO cap vu khi
 Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko ngồi ở vị trí ghế lái của 1 phương tiện bọc thép ở Kiev ngày 30/1/2015
Mỹ đang cân nhắc liệu có nên cấp vũ khí cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại quân ly khai thân Nga hay không, các viên chức chính quyền cấp cao phát biểu vào thứ 2 (2/2), nhưng hiện tại vẫn chưa có quyết định cụ thể.

Đừng đánh giá thấp tham vọng của ông Putin ở Ukraine

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia nhận định, Tổng thống Putin chưa có kế hoạch lâu dài đối với miền đông Ukraine nhưng điều này có thể thay đổi.

Có một số chuyên gia quốc tế tin rằng mục đích của ông Putin ở miền Đông Ukraine là không nhiều. Giáo sư Stephen Walt từ ĐH Havard nghi ngờ liệu ông Putin có ý định nào khác ngoài việc ngăn chặn Ukraine đi theo quỹ đạo của phương Tây hay không. Vị giáo sư này cho rằng, Moscow đang cố gắng thực hiện tham vọng bành trường lãnh thổ của mình.
Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
 Sau những động thái bất ngờ và quyết đoán trong kế hoạch sáp nhập Crimea vào Nga, ...
Giáo sư Walt cho rằng, các quốc gia có xu hướng muốn giữ sự cân bằng quyền lực giữa bản thân họ với các nước đối thủ. Như vậy, các nhà lãnh đạo thường phải giữ sự tham vọng của họ trong một mức nhất định. Nếu không làm vậy thì các nước sẽ có nguy cơ phải gánh chịu những ảnh thưởng tiêu cực về sau. Theo lý thuyết này, tấn công không phải là hình thức phòng thủ tốt nhất trong thời gian dài.