Chuyên gia phương Tây khen Nga, chê Mỹ về Syria

(Kiến Thức) - Các chuyên gia phương Tây cho rằng chỉ có thể đánh bại IS ở Syria và Iraq thông qua liên minh rộng rãi được LHQ ủy thác, như  ông Putin đề xuất.

Các chuyên gia phương Tây nói với đài Sputnik rằng Tổng thống Putin “hoàn toàn đúng” khi nói rằng  một liên minh rộng rãi chống Nhà nước Hồi giáo là cần thiết và liên minh này  phải bao gồm các nước Hồi giáo dưới sự ủy thác của Liên Hợp Quốc.
Chuyen gia phuong Tay khen Nga, che My ve Syria
Chuyên gia Helena Cobban: Nga đã thành công hơn trong việc xử lý vấn đề Trung Đông bởi vì nghĩ nhiều hơn đến khía cạnh ngoại giao và địa chính trị.
Phóng viên kỳ cựu chuyên về Trung Đông và là chủ nhà xuất bản Just World Books, bà Helena Cobban, nói với đài Sputnik ngày 29/9 rằng các quan chức Nga đã thành công hơn trong việc xử lý vấn đề Trung Đông bởi vì họ nghĩ nhiều hơn đến khía cạnh ngoại giao và địa chính trị chứ không chỉ đơn thuần nghĩ đến giải pháp quân sự như các quan chức Mỹ. Bà Cobban nói: “…Người Nga hiểu đây là những thách thức cơ bản về địa chính trị chứ không phải là thách thức quân sự thuần túy".
Theo bà Cobben, các nhà hoạch định chính sách trong chính quyền của Tổng thống George W. Bush và chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã quá khinh suất trong việc  sử dụng các biện pháp quân sự và coi đó là sự lựa chọn đầu tiên.  Bà nói: “Đáng buồn là trong suốt 14 năm qua, Washington đã quá quen thuộc trong việc giải quyết các cuộc khủng hoảng bằng hành động quân sự. Tôi cho rằng, nếu công cụ duy nhất mà người ta có là một cái búa, thì tất cả mọi thứ người ta nhìn vào sẽ có vẻ chỉ là những chiếc đinh”.
Bà Cobban cũng nói rằng nhiều người Mỹ dường như quá dễ dãi chấp nhận chính sách  "Assad phải từ chức". Bà giải thích: "Đối với đại đa số chính khách và chuyên gia Mỹ, kêu gọi thay đổi chế độ (ở Syria) đã dường như đã trở thành lối mòn và ít gây tranh cãi.  Họ hiếm khi tự hỏi ... bản chất của phong trào lật đổ Assad là gì? "
Bà Cobben khẳng định phe đối lập Syria được Mỹ hậu thuẫn là vô tổ chức, thiếu sự lãnh đạo  và “phụ thuộc hoàn toàn vào viện trợ bên ngoài”.
Chuyen gia phuong Tay khen Nga, che My ve Syria-Hinh-2
Giáo sư khoa học chính trị Henry Srebrnik: "Việc Tổng thống Putin giúp Syria trong cuộc chiến chống ISIS là điều dễ hiểu”.
Giáo sư khoa học chính trị Henry Srebrnik của University of Prince Edward Island nói với đài Sputnik rằng trong việc hỗ trợ chính phủ Syria, Tổng thống Putin đã tìm cách giữ gìn mối quan hệ đã trải qua nhiều thế hệ.  Giáo sư Srebrnik nói: "Như nhiều người đã biết, Liên Xô cũ đã có quan hệ lâu năm với Syria. Ngoài ra, căn cứ hải quân Địa Trung Hải của Hạm đội Biển Đen nằm ở cảng Tartus ở Syria. Vì vậy, việc Tổng thống Putin giúp Syria trong cuộc chiến chống ISIS (Nhà nước Hồi giáo) là điều dễ hiểu”.
Giáo sư Srebrnik cũng cho rằng sự tham gia của  Iran và Iraq trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo là cần thiết. Ông nói: “Hai nước này đang thực sự chống Nhà nước Hồi giáo trên mặt đất, chứ không chỉ chống IS từ trên không như Mỹ và các đồng minh đang làm".
Theo giáo sư Srebrnik, rõ ràng Washington cảm thấy không hài lòng, nhưng với những thất bại cho đến nay, các quan chức hoạch định chính sách Mỹ chẳng có gì để phàn nàn về những diễn biến ở Syria và Iraq.

Chiến lược chống IS của Mỹ đã “thất bại hoàn toàn”

(Kiến Thức) - Ở nước Mỹ, người ta bắt đầu thừa nhận rằng chiến lược chống IS (nhóm Nhà nước Hồi giáo) mà Washington và đồng minh vạch ra đã "thất bại hoàn toàn".

Thượng nghị sĩ Mỹ Jeff Sessions (bang Alabama) nói: "Cần thừa nhận rằng đó là thất bại hoàn toàn. Đổ vỡ thực sự. Rất muốn không phải như vậy, nhưng đáng tiếc đó là sự thực”.
Chien luoc chong IS cua My da
TNS Jeff Sessions: Chiến lược chống IS của Mỹ đã "thất bại hoàn toàn".
Mặc dù đã đổ ra hàng triệu USD để huấn luyện và trang bị cho quân nổi dậy Syria “ôn hòa”, nhưng theo Lầu Năm Góc, sự đóng góp của lực lượng này trong cuộc chiến chống IS (nhóm Nhà nước Hồi giáo) vẫn là vô cùng ít ỏi.

Vì sao Nga không phản đối Pháp bán tàu Mistral cho Ai Cập?

(Kiến Thức) - Theo chuyên gia an ninh quốc tế Vladimir Ardaev, việc Pháp bán hai tàu sân bay trực thăng Mistral cho Ai Cập không mâu thuẫn với lợi ích chiến lược của Nga.

Chuyên gia Nga Vladimir Ardaev đã nhận xét như trên khi đàm đạo với đại diện Hãng thông tấn Rossiya Segodnya.
Vi sao Nga khong phan doi Phap ban tau Mistral cho Ai Cap?
Hai tàu đổ bộ chở trực thăng cỡ lớn loại Mistral mà Pháp đóng dành cho Nga nay đã tìm được chủ mới.  
Hai tàu đổ bộ chở trực thăng cỡ lớn loại Mistral mà Pháp đóng dành cho Nga nay đã tìm được chủ mới. Những con tàu này sẽ khởi hành đến Ai Cập.