Chuyên gia nói gì về nguy cơ chiến tranh Nga-Mỹ tại Syria?

(Kiến Thức) - Sau nghi án tấn công bằng vũ khí hóa học ở Douma, dư luận lo ngại về một cuộc chiến tranh Nga-Mỹ. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, một cuộc đụng độ trực tiếp giữa Washington và Moscow tại Syria có thể sẽ không xảy ra.

Được khơi mào bằng vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học ở thị trấn Douma, Đông Ghouta vào cuối tuần trước, được cho là đã khiến hàng chục dân thường thiệt mạng. Ngay sau đó, Mỹ tố chính phủ Syria là “thủ phạm” và đe dọa nước này sẽ “phải trả giá đắt” mặc dù phía Damascus bác bỏ cáo buộc trên.
Tình trạng leo thang căng thẳng sau nghi án tấn công hóa học ở Douma đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi Mỹ đe dọa có thể tiến hành cuộc không kích nhằm vào Syria, còn Nga cũng tuyên bố sẽ giáng đòn đáp trả ngay lập tức nếu bất cứ quân nhân nào của nước này ở Syria bị tấn công.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, một cuộc đụng độ trực tiếp giữa Washington và Moscow tại quốc gia Trung Đông này nhiều khả năng sẽ không xảy ra.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Ảnh: Express.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Ảnh: Express. 
Boris Dolgov, chuyên gia đến từ Viện Nghiên cứu Phương Đông - Nga, nhận định Mỹ sẽ không “ra mặt” trực tiếp mà sẽ can thiệp (quân sự) tại Syria một cách gián tiếp thông qua lực lượng được “ủy quyền”.
“Một cuộc tấn công có thể sẽ do lực lượng đối lập được Mỹ hậu thuẫn (ở Syria) tiến hành. Các chiến binh người Kurd hoặc lực lượng đặc nhiệm nào đó không phải là người Mỹ”, chuyên gia Boris dự đoán.
Còn theo Alexey Malashenko - một chuyên gia nghiên cứu về cuộc xung đột tại Syria, Washington và Moscow nhiều khả năng sẽ tiếp tục khẩu chiến.

Mời độc giả xem thêm video: Mỹ, Anh, Pháp cân nhắc khả năng không kích Syria (Nguồn: VTC1)

“Moscow hiểu rằng một cuộc tấn công (nhằm vào các lực lượng Mỹ) sẽ bị đáp trả và không chắc chắn rằng Nga sẽ giành chiến thắng trong cuộc xung đột như vậy”, nhà phân tích Malashenko cho hay.
Theo Malashenko, Nga có nguy cơ sẽ đánh mất đồng minh như Thổ Nhĩ Kỳ hoặc thậm chí là Tổng thống Syria Bashar al-Assad. “Tuy nhiên, giới cầm quyền Nga rất khó đoán”, chuyên gia Malashenko nói thêm.
Có thể thấy, mối quan hệ giữa Nga và Mỹ ngày càng trở nên xấu đi trong những năm gần đây liên quan đến cuộc xung đột tại Syria, việc Nga sáp nhập Crimea, nghi án Nga can thiệp vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016 và gần đây nhất là nghi án đầu độc cựu điệp viên Nga Sergei Skripal ở Anh hồi đầu tháng 3/2018.

Rời Douma, phiến quân giao nộp lượng vũ khí “khủng” cho QĐ Syria

(Kiến Thức) - Phiến quân Jaysh Al-Islam đã giao nộp một lượng lớn vũ khí cho Quân đội Syria khi chúng chuẩn bị rời khỏi thị trấn Douma ở Đông Ghouta, sau những thất bại gần đây trước lực lượng chính phủ Damascus.

Theo hãng thông tấn SANA (Syria), phiến quân Jaysh Al-Islam đã giao nộp một lượng lớn vũ khí cho Quân đội Syria hôm 11/4 khi chúng chuẩn bị rời khỏi thị trấn Douma. Ảnh: SANA.
Theo hãng thông tấn SANA (Syria), phiến quân Jaysh Al-Islam đã giao nộp một lượng lớn vũ khí cho Quân đội Syria hôm 11/4 khi chúng chuẩn bị rời khỏi thị trấn Douma. Ảnh: SANA. 

“Số vũ khí mà nhóm Jaysh Al-Islam giao nộp cho chính phủ Damascus gồm có súng phản lực chống tăng RPG và tên lửa,...”, nguồn tin cho biết. Ảnh: SANA.
 “Số vũ khí mà nhóm Jaysh Al-Islam giao nộp cho chính phủ Damascus gồm có súng phản lực chống tăng RPG và tên lửa,...”, nguồn tin cho biết. Ảnh: SANA.

Chúng được tập kết tại một địa điểm ở thị trấn Douma, Đông Ghouta. Ảnh: SANA.
Chúng được tập kết tại một địa điểm ở thị trấn Douma, Đông Ghouta. Ảnh: SANA.

Được biết, các tay súng phiến quân Jaysh Al-Islam sẽ được đưa tới vùng nông thôn phía tây tỉnh Idlib sau khi rời Douma. Ảnh: SANA.
Được biết, các tay súng phiến quân Jaysh Al-Islam sẽ được đưa tới vùng nông thôn phía tây tỉnh Idlib sau khi rời Douma. Ảnh: SANA.
Ngoài các vũ khí bộ binh cầm tay được Jaysh Al-Islam giao nộp cho quân đội Syria thì hầu hết các phương tiện quân sự hạng nặng như xe tăng, pháo phòng không đều bị nhóm này đốt bỏ trước khi rút khỏi Douma. Ảnh: almasdarnews.
Ngoài các vũ khí bộ binh cầm tay được Jaysh Al-Islam giao nộp cho quân đội Syria thì hầu hết các phương tiện quân sự hạng nặng như xe tăng, pháo phòng không đều bị nhóm này đốt bỏ trước khi rút khỏi Douma. Ảnh: almasdarnews.

Trong diễn biến liên quan, sau nghi án tấn công vũ khí hóa học ở Douma cuối tuần trước, nguy cơ về một cuộc chiến giữa các cường quốc trên thế giới có thể sắp xảy ra tại đất nước Syria. Ảnh: Reuters.
Trong diễn biến liên quan, sau nghi án tấn công vũ khí hóa học ở Douma cuối tuần trước, nguy cơ về một cuộc chiến giữa các cường quốc trên thế giới có thể sắp xảy ra tại đất nước Syria. Ảnh: Reuters. 

Hôm 10/4, Cơ quan kiểm soát không lưu liên Châu Âu (Eurocontrol) kêu gọi các hãng hàng không cẩn trọng ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải do có thể xảy ra không kích vào Syria trong vòng 72 giờ tới. Ảnh: AMN.
 Hôm 10/4, Cơ quan kiểm soát không lưu liên Châu Âu (Eurocontrol) kêu gọi các hãng hàng không cẩn trọng ở khu vực phía Đông Địa Trung Hải do có thể xảy ra không kích vào Syria trong vòng 72 giờ tới. Ảnh: AMN.

Trong khi đó, Mỹ được cho là đã điều tàu chiến tới Trung Đông sau khi Nhà Trắng đe dọa tấn công quân sự Syria sau cáo buộc Quân chính phủ Damascus là "thủ phạm" vụ tấn công hóa học Douma. Ảnh: Tàu sân bay USS Harry S.Truman của Mỹ. Ảnh Wikipedia.
 Trong khi đó, Mỹ được cho là đã điều tàu chiến tới Trung Đông sau khi Nhà Trắng đe dọa tấn công quân sự Syria sau cáo buộc Quân chính phủ Damascus là "thủ phạm" vụ tấn công hóa học Douma. Ảnh: Tàu sân bay USS Harry S.Truman của Mỹ. Ảnh Wikipedia.

Về phần mình, Nga tuyên bố sẽ đáp trả ngay lập tức nếu quân nhân nước này ở Syria bị Mỹ tấn công. Ảnh: Binh sĩ Nga tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria. Ảnh: Sputnik.
 Về phần mình, Nga tuyên bố sẽ đáp trả ngay lập tức nếu quân nhân nước này ở Syria bị Mỹ tấn công. Ảnh: Binh sĩ Nga tại căn cứ không quân Hmeymim ở Syria. Ảnh: Sputnik.

“Các căn cứ quân sự của Nga ở Hmeymim và Tartus đang được đặt trong tình trạng bảo vệ nghiêm ngặt. Ngay cả khi Mỹ tiến hành một cuộc tấn công (vào Syria) thì hy vọng, các quân nhân (Nga) cũng không bị nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng Mỹ hiểu điều này và không cho phép điều đó xảy ra, bằng không, Nga sẽ giáng đòn đáp trả ngay lập tức”, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga, ông Yevgeny Serebrennikov, phát biểu hôm 11/4. Ảnh: Getty.
 “Các căn cứ quân sự của Nga ở Hmeymim và Tartus đang được đặt trong tình trạng bảo vệ nghiêm ngặt. Ngay cả khi Mỹ tiến hành một cuộc tấn công (vào Syria) thì hy vọng, các quân nhân (Nga) cũng không bị nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng Mỹ hiểu điều này và không cho phép điều đó xảy ra, bằng không, Nga sẽ giáng đòn đáp trả ngay lập tức”, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga, ông Yevgeny Serebrennikov, phát biểu hôm 11/4. Ảnh: Getty.

Hiện tại, các lực lượng phòng không Syria đang được đặt trong tình trạng báo động cao trên khắp đất nước này trước nguy cơ Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Syria. Ảnh: BBC.
Hiện tại, các lực lượng phòng không Syria đang được đặt trong tình trạng báo động cao trên khắp đất nước này trước nguy cơ Mỹ có thể tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Syria. Ảnh: BBC.

Thảm khốc hiện trường rơi máy bay khiến 257 binh sĩ Algeria thiệt mạng

(Kiến Thức) - Tính đến thời điểm hiện tại, 257 người được xác định đã thiệt mạng trong vụ rơi máy bay quân sự ở Algeria. Một số người may mắn sống sót trong vụ tai nạn thảm khốc này đã được đưa ra khỏi hiện trường.

Theo báo Daily Mail, vụ rơi máy bay quân sự ở Algeria xảy ra tại Boufarik, tỉnh Blida, cách thủ đô Algiers khoảng 32 km, vào lúc 8h sáng ngày 11/4 (giờ địa phương). Ảnh: AP.
Theo báo Daily Mail, vụ rơi máy bay quân sự ở Algeria xảy ra tại Boufarik, tỉnh Blida, cách thủ đô Algiers khoảng 32 km, vào lúc 8h sáng ngày 11/4 (giờ địa phương). Ảnh: AP.

Khi đó, chiếc máy bay quân sự Ilyushin Il-76 thuộc Lực lượng Không quân Algeria, chở hơn 200 quân nhân cùng 10 thành viên phi hành đoàn và một số người thân của các quân nhân, đã lao xuống sân bay quân sự Boufarik và bốc cháy. Ảnh: AP.
Khi đó, chiếc máy bay quân sự Ilyushin Il-76 thuộc Lực lượng Không quân Algeria, chở hơn 200 quân nhân cùng 10 thành viên phi hành đoàn và một số người thân của các quân nhân, đã lao xuống sân bay quân sự Boufarik và bốc cháy. Ảnh: AP. 

Ngay sau đó, lực lượng cứu hộ, nhân viên y tế và hàng chục xe cứu thương đã được điều động tới hiện trường máy bay rơi. Ảnh: Ruptly.
 Ngay sau đó, lực lượng cứu hộ, nhân viên y tế và hàng chục xe cứu thương đã được điều động tới hiện trường máy bay rơi. Ảnh: Ruptly.

Đài truyền hình quốc gia Algeria đưa tin, 257 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc vừa qua. Một số người may mắn sống sót đã được đưa ra khỏi hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Ruptly.
 Đài truyền hình quốc gia Algeria đưa tin, 257 người đã thiệt mạng trong vụ tai nạn máy bay thảm khốc vừa qua. Một số người may mắn sống sót đã được đưa ra khỏi hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Ruptly.

Các con đường xung quanh sân bay quân sự đã phải tạm thời đóng cửa để phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Ruptly.
 Các con đường xung quanh sân bay quân sự đã phải tạm thời đóng cửa để phục vụ công tác cứu hộ cứu nạn. Ảnh: Ruptly.

Công tác cứu hộ diễn ra khẩn trương. Ảnh: Ruptly.
 Công tác cứu hộ diễn ra khẩn trương. Ảnh: Ruptly.

Được biết, chiếc máy bay gặp nạn khi đang trong hành trình bay tới một căn cứ quân sự ở Bechar, Tây Nam Algeria. Ảnh: DM.
 Được biết, chiếc máy bay gặp nạn khi đang trong hành trình bay tới một căn cứ quân sự ở Bechar, Tây Nam Algeria. Ảnh: DM. 
Thi thể các nạn nhân được đưa ra ngoài. Ảnh: AP.
 Thi thể các nạn nhân được đưa ra ngoài. Ảnh: AP.

Những hình ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy, chiếc máy bay bị vỡ thành nhiều mảnh, cột khói đen bốc lên cao gần khu vực đường băng. Ảnh: DM.
 Những hình ảnh được đăng tải trên mạng cho thấy, chiếc máy bay bị vỡ thành nhiều mảnh, cột khói đen bốc lên cao gần khu vực đường băng. Ảnh: DM.

Lực lượng cứu hộ tập trung tại hiện trường, toàn thân chiếc máy bay cháy đen hoàn toàn. Ảnh: AP.
 Lực lượng cứu hộ tập trung tại hiện trường, toàn thân chiếc máy bay cháy đen hoàn toàn. Ảnh: AP.

Hiện, các nhà chức trách Algeria đang mở cuộc điều tra để xác định nguyên nhân vụ rơi trực thăng Ilyushin II-76. Ảnh: DM.
Hiện, các nhà chức trách Algeria đang mở cuộc điều tra để xác định nguyên nhân vụ rơi trực thăng Ilyushin II-76. Ảnh: DM.

Mời độc giả xem video về vụ tai nạn máy bay quân sự ở Algeria (Nguồn: Ruptly)