Tiết lộ mới về đối đầu Nga-Mỹ ở Syria

(Kiến Thức) - Tình trạng đối đầu Nga-Mỹ tiếp tục gia tăng sau khi Nga thực hiện đe dọa theo dõi chiến đấu cơ Mỹ trong không phận Syria ở phía tây sông Euphrates.

Tình trạng đối đầu Nga-Mỹ tiếp tục gia tăng, sau khi Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo tuần trước rằng "bất kỳ vật thể bay nào” - bao gồm chiến đấu cơ và máy bay không người lái của liên minh chống IS – bị phát hiện ở phía tây sông Euphrates đều bị các lực lượng Nga trên không và trên mặt đất “đặt vào tầm ngắm”.
Tiet lo moi ve doi dau Nga-My o Syria
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 hiện đại của Nga triển khai ở Syria. Ảnh: Pravda 
Thiếu tướng Charles Corcoran, chỉ huy phi đội viễn chinh 380 của Không quân Mỹ, nói với Military.com rằng Lầu Năm Góc thiên về sử dụng chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor (Chim ăn thịt) thế hệ thứ 5 vì "đó là loại máy bay duy nhất có thể tồn tại ở khu vực đó".
Thiếu tướng Corcoran nói thêm rằng F-22 Raptor là chiến đấu cơ “ duy nhất mà chúng tôi sẽ đưa vào đó" nếu Nga cố tình theo dõi các loại máy bay liên minh bằng radar của các hệ thống tên lửa đất đối không. Ông nhấn mạnh rằng để "tấn công ISIS" ở khu vực phía tây sông Euphrates, Mỹ có thể cần nhiều F-22 Raptor hơn và các loại vũ khí "phòng thủ trên không" tương tự.
F-22 Raptor là máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5. Ban đầu nó được thiết kế để giành ưu thế trên không trước Không quân Liên Xô, nhưng nó cũng có nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát.
Tiet lo moi ve doi dau Nga-My o Syria-Hinh-2
 Chiến đấu cơ tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. Ảnh: FAS.com
F-22 Raptor có thể xác định rõ các mục tiêu để cùng tham chiến với các chiến đấu cơ F-15 và F-16. Thậm chí, F-22 Raptor còn có thể xác định được việc hai máy bay đồng minh đang cùng dự định tấn công một mục tiêu, cảnh báo chúng lựa chọn một mục tiêu khác. Tướng Houston, cựu chỉ huy Không lực Hoàng gia Australia, đã tuyên bố trong năm 2004 rằng F-22 là “loại máy bay chiến đấu nổi bật nhất từng được chế tạo”.
Tiết lộ của Thiếu tướng không quân Corcocan được đưa ra giữa lúc căng thẳng gia tăng giữa Nga và Mỹ, sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump cáo buộc chế độ Assad “chuẩn bị cho một cuộc tấn công hóa học mới”.
Nhà Trắng cho biết tình báo Mỹ đã phát hiện "các công việc chuẩn bị cho một cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học khác của chế độ Assad, có thể dẫn tới việc giết người hàng loạt”.
Tuyên bố của Nhà Trắng đã được giải thích là một nỗ lực để ngăn chặn một cuộc tấn công hóa học sắp xảy ra nhắm vào lực lượng đối lập ở miền đông hoặc miền nam Syria, nơi các nhóm phiến quân đã tấn công tuyến phòng thủ dọc theo con đường chính dẫn đến Damascus cuối tuần qua.
Tuyên bố của Nhà Trắng nói rõ rằng mặc dù Mỹ đến Syria để loại bỏ nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo, nhưng sẽ không ngần ngại tấn công liên minh ủng hộ Assad khi họ "tiến hành một vụ giết người hàng loạt bằng vũ khí hoá học".
Sau đó, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc Nikki Haley đã cảnh báo cả Nga và Iran, khi phát biểu trước Quốc hội ngày 27/6: "Mục đích vào thời điểm này không chỉ gửi cho (Tổng thống Assad) mà còn gửi cho Nga và Iran một thông điệp rằng nếu điều này xảy ra lần nữa, chúng ta sẽ không bỏ qua”.
Thông tin tình báo dẫn tới cảnh báo của Mỹ xuất phát từ quá trình thu thập của các máy bay do thám của Mỹ bay dọc theo bờ biển phía tây Syria.
Sự hiện diện của máy bay do thám Mỹ ở Syria không phải là điều bất thường, nhưng việc đưa máy bay trinh sát hiện đại RC-135 vào cùng với máy bay do thám P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ bay dọc bờ biển phía tây Syria cho thấy Lầu Năm Góc đang tìm kiếm một cái gì đó cụ thể.
Quân đội Mỹ có thể đang do thám một trạm nghiên cứu vũ khí tên lửa (và vũ khí hóa học) do Iran xây dựng ở tỉnh Tartus phía tây Syria, mới khai trương cách đây khoảng một năm.
Trang mạng Al-Zaman al-Wasl liên quan đến phe đối lập Syria cho biết Iran cũng đang phát triển tên lửa tầm xa và công bố hình ảnh vệ tinh cơ sở của Iran trên ranh giới giữa hai tỉnh Hama và Tartus.
Tỉnh Tartus cũng là nơi đặt căn cứ hải quân duy nhất của Nga ở Địa Trung Hải và là một trung tâm hậu cần chính cho sự can dự của Quân đội Nga vào cuộc chiến Syria.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo đài Spunik, khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư.

Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. Ngay từ đầu Liên bang Nga đã coi những vụ ném bom Nam Tư là hành động gây hấn xâm lược. Phản ứng đầu tiên là việc Thủ tướng Nga Evgeny Primakov hủy bỏ chuyến thăm chính thức Mỹ. Khi nghe tin về Nam Tư, Thủ tướng Evgeny Primakov lập tức ra lệnh cho chuyên cơ quay đầu khi đang ở trên Đại Tây Dương, không bay sang Mỹ mà trở về Moscow.  Liên bang Nga tạm ngừng hợp tác với NATO.
Bien nien su khung hoang quan he Nga-My
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. 
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi chiến dịch chống Iraq mà liên quân thực hiện vào tháng 3/2003, tiếp theo đó là cuộc xâm lược  của quân đội Mỹ vào Iraq. Chiến dịch quân sự ở Iraq đã không nhận được sự chia sẻ của ban lãnh đạo và dư luận xã hội Nga. Theo quan điểm của người dân Nga, mục đích chiến tranh của Mỹ là chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và áp đặt quan điểm của họ về trật tự thế giới mà không thèm đếm xỉa đến vai trò của Liên Hợp Quốc.

10 bí ẩn chưa lời giải về Ai Cập cổ đại

(Kiến Thức) - Dưới đây là một số bí ẩn về Ai Cập cổ đại mà các nhà khoa học vẫn luôn muốn tìm lời giải đáp.

10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai
 Theo quan niệm của người Ai Cập cổ đại, mèo là loài vật linh thiêng. Khi một chú mèo chết, người ta sẽ ướp xác và chôn cất nó trong nghĩa trang. Ngoài ra, các thành viên trong gia đình sẽ cạo lông mày của họ như một hành động “để tang” chú mèo xấu số.

10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai-Hinh-2
Không có công trình nào trên thế giới bí ẩn hơn Kim tự tháp Giza của Ai Cập. Kim tự tháp Giza có chiều cao nguyên thủy là 146,6 mét, từng giữ vị trí là công trình cao nhất thế giới do con người xây dựng trong gần 4.000 năm. Thật khó có thể tưởng tượng bằng cách nào người Ai Cập cổ đại có thể xây dựng công trình vĩ đại này từ 2,3 triệu khối đá và trung bình mỗi khối đá nặng tới hơn 2 tấn. 

10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai-Hinh-3
Pharaoh là người cai trị Ai Cập cổ đại. Sau khi qua đời, các Pharaoh sẽ được ướp xác. Được biết, Pharaoh Pepi II là vị hoàng đế trị vì lâu nhất trong lịch sử loài người, với 94 năm cầm quyền. Một trong những bí quyết giúp Pharaoh Pepi II sống lâu chính là vì ông có "tuyệt chiêu" khiến ruồi và các loại côn trùng khác tránh xa mình. 

10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai-Hinh-4
 Bức tượng Nhân sư làm bằng đá vôi, dài 73,5 mét và cao 20 mét, nổi tiếng ở Ai Cập. Trong thần thoại Ai Cập, “nhân sư” là từ tượng trưng cho sự kết hợp giữa Thần Mặt trời (thân sư tử) và Pharaoh (đầu người). Ngày nay, bức tượng này vẫn chứa đựng bí ẩn mà các nhà khảo cổ luôn muốn tìm lời giải đáp.
10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai-Hinh-5
 Trong thế giới Ai Cập cổ đại, người khuyết tật luôn được tôn trọng. Ngoài ra, những người lùn có vị trí quan trọng, nắm giữ quyền hành trong gia đình.

10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai-Hinh-6
 Người Ai Cập luôn tuân theo các quy tắc của Ma’at – Nữ thần tượng trưng cho các giá trị Sự thật, Công bằng và Hài hòa.

10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai-Hinh-7
 Những người Ai Cập cổ đại luôn ý thức được rằng mọi sự vật đều có hai thái cực, chẳng hạn như nóng-lạnh, yêu-ghét, sáng-tối,...

10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai-Hinh-8
 Một bí ẩn nữa về Ai Cập cổ đại đó là nhiệt độ bên trong Kim tự tháp Giza luôn duy trì không đổi ở mức 20 độ C trong khi nhiệt độ ngoài trời lên tới 50 độ C. Liệu có phải người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra thiết bị tương tự như điều hòa nhiệt độ ngày nay?

10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai-Hinh-9
Người Ai Cập cổ đại đã phát minh ra loại lịch thông minh nhất trong lịch sử loài người. Một năm theo lịch Ai Cập cổ được chia thành 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày.

10 bi an chua loi giai ve Ai Cap co dai-Hinh-10
 Người Ai Cập được cho là những nhà vô địch thế giới về toán học cũng như việc ứng dụng toán học trong cuộc sống hàng ngày. (Nguồn ảnh: The Richest)