Chuyên gia Nga bóc mẽ loạt điểm yếu của tiêm kích F-35

Chuyên gia quân sự Nga Dmitry Drozdenko cho biết, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ quá phức tạp và bộc lộ nhiều điểm yếu kể cả khi có sở hữu các công nghệ tiên tiến nhất.

Hãng tin Sputnik dẫn lời chuyên gia quân sự Nga Dmitry Drozdenko cho biết, tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ quá phức tạp và dòng máy bay này sẽ trở nên ít ưu việt hơn khi được lắp đặt thêm nhiều radar mới.

Chuyen gia Nga boc me loat diem yeu cua tiem kich F-35
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ. Ảnh: Sputnik.

Quá phức tạp

Theo ông Dmitry Drozdenko, F-35 là một hệ thống phức tạp. Nó có nhiều lỗ hổng, lỗi và các nhược điểm khác. Đặc biệt rất khó để khắc phục lỗi của máy bay này. Tất cả những vấn đề vừa nêu là do F-35 được tích hợp công nghệ cao vượt trội quá mức.

Chuyên gia này cũng viện dẫn những vấn đề mà F-35 đã gặp phải với lớp phủ chống radar và hệ thống hỗ trợ  bảo vệ tính mạng cho các phi công. “Người Mỹ chấp nhận máy bay này là bởi đây là loại hình kinh doanh rất lớn và đắt đỏ với các hợp đồng lên tới hàng nghìn tỷ USD. Trong khi tiếp tục duy trì sản xuất dòng F-35, Mỹ đang hiện đại hóa các máy bay F-18 và F-15 thế hệ thứ 4 ++ để bắt kịp với máy bay Su-35 của Nga”.

Chuyên gia Dmitry Drozdenko nhấn mạnh, chi phí cho một giờ bay của F-35 vào khoảng 40.000 USD, trong khi một giờ bay của F-18 là 18.000 USD.

“Không giống như Nga, người Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ tàng hình. Tuy nhiên, công nghệ radar đang phát triển nhanh chóng, vì thế, tàng hình không còn là yếu tố đảm bảo chắc chắn ưu thế trên không”. Ông nói thêm, Nga, mặc dù cũng sử dụng công nghệ tàng hình nhưng lại tập trung vào thế mạnh tự thân của máy bay chiến đấu.

Quá đắt đỏ

Một câu hỏi lớn là liệu người dùng có thật sự cần đến những loại máy bay chiến đấu quá đắt đỏ như  máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ  hay Su-57 của Nga  hay không.

“Chúng ta cần phải nhớ rằng, ngay cả Su-35 cũng có thể phát hiện ra máy bay F-35 và loại máy bay này cũng có nhiều tính năng tuyệt vời”, chuyên gia Dmitry Drozdenko nói. Theo ông, thay vì đầu tư vào máy bay chiến đấu thế hệ 5, Nga nên sử dụng Su-57 như nguyên mẫu để phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 6.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ bỏ hợp đồng mua F-35?

Liên quan đến quyết định mua F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Dmitry Drozdenko nhấn mạnh, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không chọn mua Su-57 của Nga thay cho F-35 trong bối cảnh Washington đang trì hoãn bàn giao loại máy bay này, bởi vì Thổ Nhĩ Kỳ đã trả chi phí mua hàng.

Hơn nữa, Thổ Nhĩ Kỳ là một phần trong chuỗi sản xuất F-35, do đó, nếu nước này rút đi thì Tập đoàn công nghệ quốc phòng Lock Martin (Mỹ) sẽ tổn thất khá nhiều tiền bạc. Ông cho biết thêm, những mâu thuẫn hiện tại giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ nhiều khả năng không dẫn đến sự đổ vỡ quan hệ song phương bởi xét cho cùng Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là đồng minh quan trọng của Mỹ trong khu vực. Nguyên nhân khác khiến Mỹ trì hoãn bàn giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ là do Ankara quyết định mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.

“Tại sao Mỹ không muốn giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ? Theo tôi lý do tiếp theo là vì việc tiếp nhận F-35 sẽ tạo ra một tình huống hy hữu khi cả máy bay của Mỹ và hệ thống phòng thủ tên lửa của Nga cùng xuất hiện trong một lực lượng vũ trang. Điều này có thể làm lộ ra chuyện F-35 của Mỹ không thực sự ưu việt như quảng cáo và có thể dẫn tới một vụ bê bối tài chính".

Mặc dù thừa nhận công nghệ của máy bay F-35 vượt trội hơn Su-35 nhưng ông Drozdenko vẫn cho rằng, trong chiến đấu, công nghệ hiện đại không phải lúc nào cũng chiến thắng. Việc quản lý chất lượng của F-35 sẽ phụ thuộc trực tiếp vào nhà cung cấp phụ tùng.

 “Thử tưởng tượng một chiếc ô tô BMW của Mỹ và một chiếc Niva của Nga cùng chạy trên tuyến đường gập gềnh. Chiếc nào trong số này sẽ bị trượt khỏi đường đua? Công nghệ là công nghệ nhưng chiến tranh là chiến tranh”.

“Điều gì xảy ra nếu một quốc gia mua F-35 không còn được sự quan tâm của Washington? Nếu có, người Mỹ đơn giản sẽ nhấn nút và máy bay không còn là máy bay nữa. Tất cả những bên mua F-35 ngay lập tức trở nên phụ thuộc vào người đặt tay lên nút bấm này”.

Kinh ngạc sức mạnh máy bay F-35 khi không tàng hình

(Kiến Thức) - Khi không cần tới khả năng tàng hình, chiến đấu cơ F-35 sẽ "biến hình" và mang được một lượng vũ khí khổng lồ - cho phép nó trở thành một cỗ máy chiến tranh thực thụ "Beast Mode".

Kinh ngac suc manh may bay F-35 khi khong tang hinh
Về cơ bản, máy bay F-35 của Mỹ có hai chế độ để lựa chọn khi tham chiến. Bao gồm chế độ thứ nhất là chế độ tàng hình. Đúng như tên gọi của nó, ở chế độ này, F-35 sẽ chỉ mang theo vũ khí trong khoang bụng để đảm bảo khả năng tàng hình của mình. Nguồn ảnh: CNN.

Tiêm kích F-35 chỉ cách Moscow 900km, Nga phát hoảng?

(Kiến Thức) - Vừa mới đây, phía Mỹ đã điều các máy bay tiêm kích F-35 thế hệ mới tới Estonia, quốc gia thuộc Liên Xô cũ có đường biên giới chung với Nga.

My dem F-35 toi nuoc Lien Xo cu khong khien Nga so
 Vừa mới đây, vào hôm 25/4, phía Mỹ đã điều tới Estonia các máy bay tiêm kích F-35 với mục đích thực hiện các chuyến bay "kiểm soát an ninh" trong vùng trời của quốc thuộc NATO này. Nguồn ảnh: Sina.
My dem F-35 toi nuoc Lien Xo cu khong khien Nga so-Hinh-2
 Điều đáng nói đó là Estonia là quốc gia có đường biên giới giáp với Nga và chỉ cách Moscow, thủ đô của Nga chỉ khoảng 900 km theo đường chim bay. Việc Mỹ đưa đến đây các tiêm kích F-35 chắc chắn sẽ làm gia tăng thêm mối căng thẳng trong khu vực. Nguồn ảnh: Sina.