Chuyên gia Mỹ: Không kích Iraq gây hậu quả khôn lường

(Kiến Thức) - Cựu quan chức Mỹ chia sẻ, chiến dịch ném bom hạn chế chống lại phiến quân Iraq là một sai lầm mà có thể dẫn tới hậu quả khôn lường.

“Chúng ta đang bước vào một cuộc xung đột trên danh nghĩa là một cuộc chiến tranh giáo phái. Tôi nghĩ, đó là một sai lầm. Điều này sẽ làm cho tình hình tồi tệ hơn”, chuyên viên cao cấp của Trung tâm Chính sách Quốc tế và cựu quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Matthew Hoh bày tỏ quan điểm của mình trong cuộc phỏng vấn với tờ Ria Novosti.
Ông tiếp tục nói rằng: “Các bạn hãy nhìn vào lịch sử các cuộc chiến mà quân đội Mỹ tham gia. Chẳng có gì là hạn chế cả. Đó là bản chất của một cuộc chiến. Tôi cho rằng, đó là mảnh đất màu mỡ của những hậu quả ngoài ý muốn”.
Các căn nhà bị hư hại ở thành phố Ramadi, Iraq. Ảnh chụp ngày 30/7.
Các căn nhà bị hư hại ở thành phố Ramadi, Iraq. Ảnh chụp ngày 30/7.
Vào tối ngày 7/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã phê chuẩn hoạt động không kích có hạn chế cũng như vận chuyển các đồ cứu trợ cho cộng đồng người thiểu số Yazidi đang bị mắc kẹt trên núi và chịu sự đe dọa tính mạng từ phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận Đông (ISIL). Ông cũng lặp đi lặp lại rằng, quân đội Mỹ sẽ không triển khai sang Iraq để giải quyết vấn đề chính trị của nước này.
Trả lời hãng Ria Novosti về việc liệu rằng chiến dịch không kích mà ông Obama phát động trên có tiến hành một cách hạn chế hay không, chuyên viên Hoh cho rằng: “Với bản chất của nó, chiến tranh là không kiểm soát được. Một khi bạn tham gia vào đó, hậu quả là cái gì đó mà bạn khó có thể xác định được”.
Ông Hoh phục vụ nhiều năm trong quân đội Mỹ với vai trò là một lính thủy đánh bộ tham gia chiến trường Iraq và nghỉ hưu khi ông đang công tác ở Bộ Ngoại giao vào năm 2009 do những bất đồng với chính sách của chính phủ ở Afghanistan.
“Bằng cách can thiệp quân sự và đứng về một bên (chống lại người Hồi giáo dòng Sunni), chúng ta đang dần đưa mọi cơ hội hòa giải cũng như các giải pháp chính trị ra xa hơn”, ông Hoh nói.
Dựa trên tuyên bố công khai của Tổng thống Obama, nhiều chuyên gia phân tích không tin rằng, ông Obama muốn can thiệp quân sự ở Iraq một lần nữa. Theo ông Hoh, các hành động của Tổng thống là động cơ chính trị, chứ không động cơ chiến lược.
“Tôi tin rằng, Tổng thống không muốn bị chỉ trích vì không làm bất cứ điều gì trong cuộc chiến ở Iraq. Tuy nhiên, trong nội bộ chính quyền Washington, trong cái mớ bòng bong đó, vẫn cần phải làm một điều gì đó”, ông Hoh kết luận.

Quân đội kém cỏi, đân Iraq đổ xô đi lính bảo vệ đất nước

(Kiến Thức) - Người dân Iraq hăng hái gia nhập lực lượng an ninh sau khi phiến quân Nhà nước Hồi giáo Iraq và Cận động (ISIL) đánh chiếm một số thành phố.

Lực lương phiến quân ISIL đã đánh chiếm một số vùng lãnh thổ của Iraq, trong thời gian gần đây trước sự bất lực hoàn toàn của quân đội. Đáng chú ý, hồi tuần trước, ISIL còn đánh chiếm thành phố lớn thứ 2 của Iraq là Mosul. Chưa kể, ở một diễn biến khác, phiến quân Hồi giáo dòng Sunni này nắm quyền kiểm soát của 2 thị xã Saadiyah và Jalawla cùng với nhiều ngôi làng khác ở vùng núi Himreen nữa.
 Lực lương phiến quân ISIL đã đánh chiếm một số vùng lãnh thổ của Iraq, trong thời gian gần đây trước sự bất lực hoàn toàn của quân đội. Đáng chú ý, hồi tuần trước, ISIL còn đánh chiếm thành phố lớn thứ 2 của Iraq là Mosul. Chưa kể, ở một diễn biến khác, phiến quân Hồi giáo dòng Sunni này nắm quyền kiểm soát của 2 thị xã Saadiyah và Jalawla cùng với nhiều ngôi làng khác ở vùng núi Himreen nữa.

Những con số thống kê "giật mình" về Nga

(Kiến Thức) - Người Nga tiêu thụ khoảng 15 lít rượu mỗi năm hay 60% người Nga trưởng thành hút thuốc là những con số u ám cho đất nước này.

Mỗi người trưởng thành ở Nga tiêu thụ trung bình 15 lít rượu mỗi năm. Trong khi con số này ở Mỹ là 9 lít. Tình trạng này dẫn đến tỷ lệ chết sớm cao trong nam giới Nga.
Mỗi người trưởng thành ở Nga tiêu thụ trung bình 15 lít rượu mỗi năm. Trong khi con số này ở Mỹ là 9 lít. Tình trạng này dẫn đến tỷ lệ chết sớm cao trong nam giới Nga. 

Nhà “do thám” mạng truy ra vết tích tên lửa bắn hạ MH17?

(Kiến Thức) - Khi công việc điều tra hiện trường máy bay MH17 bị gián đoạn, một nhà “do thám” trên Internet tuyên bố đã truy vết được tên lửa bắn hạ MH17.

Đầu tiên, vào ngày 2/8, đã có báo cáo rằng, các cuộc đụng độ giữa lực lượng Ukraine và phe biểu tình thân Nga một lần nữa gây khó khăn cho công tác điều tra. Điều này xảy ra sau một loạt các trì hoãn liên quan tới cuộc đụng độ và sự can thiệp của lực lượng dân quân tự vệ miền đông Ukraine, trong đó bao gồm cả cáo buộc từ phía Kiev rằng, lực lượng nổi dậy đã đặt mìn quanh khu vực hiện trường.
Alexander Hug, Phó Giám sát trưởng của phái đoàn Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), nói với tờ AFP rằng, chuyến thăm tới làng Petropavlivka (một trong những hiện trường của máy bay rơi) đã được nhóm ông thống nhất với phe nổi dậy và Kiev.