Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Hậu COVID, Việt Nam nên tìm tòi sản phẩm y tế từ bản sắc riêng, như các bài thuốc nam

(Vietnamdaily) - Tại buổi tọa đàm với chủ đề: "Hậu COVID-19: Chuẩn bị gì để trở lại đường đua?", Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết toàn bộ chuỗi cung ứng bị đứt gãy trên phạm vi toàn cầu vì dịch. Dù vậy bà cũng lạc quan cho rằng COVID-19 sẽ thúc đẩy việc gia tăng lợi ích.

Khủng hoảng kinh tế 2020 khác xa so với năm 2008

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết nhiều người nói rằng, chu kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới đang quay trở lại sau 12 năm. Lần này khác so với lần trước (2008), không phải từ lý do kinh tế mà từ nguyên nhân y tế là dịch cúm.

Năm 2008, khủng hoảng kinh tế diễn ra tại Mỹ, bắt nguồn từ bong bóng bất động sản, nó phản ánh sự rủi ro của việc đầu tư quá nhiều tại các ngành sản xuất hoặc ngành kinh tế nào đó.

Giờ thì khủng hoảng kinh tế xảy ra từ dịch cúm. Con virus corona đã gây ảnh hưởng tới một loạt lĩnh vực, ngành nghề kinh tế trên toàn cầu. Ví dụ, dịch bệnh đã làm thay đổi chuỗi cung ứng toàn cầu.

“Chuỗi cung ứng toàn cầu chủ yếu diễn ra tại Trung Quốc, giờ vì con virus nhỏ bé mà toàn bộ chuỗi cung ứng bị đứt gãy trên phạm vi toàn cầu” – bà Lan cho biết.

Cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 liên quan tới lĩnh vực tài chính, và không ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng toàn cầu. Hơn nữa, trong cuộc khủng hoảng 2008 có sự chung tay kiểm soát của giới lãnh đạo của toàn cầu, Mỹ đã chung tay với các tổ chức tài chính toàn cầu để cùng đưa ra giải pháp khắc phục. Nền kinh tế toàn cầu thời kỳ đó được dẫn dắt bởi các nền kinh tế lớn.

Thế nhưng, cuộc khủng hoảng lần này lại diễn ra khi hai nền kinh tế hàng đầu Mỹ - Trung đã có sự xung đột gay gắt. Giờ đây, thế giới cần có sự hợp tác, trước hết là hai nền kinh tế lớn, sau đó là các nền kinh tế khác, cùng nhau đưa thế giới vượt qua khủng hoảng.

Tuy vậy, bà Lan cho rằng COVID-19 sẽ thúc đẩy việc gia tăng lợi ích. Do tác động của COVID-19, các nền kinh tế đang phải tái cấu trúc lại để tăng lợi ích của mình, xu hướng dịch chuyển đầu tư sang Việt Nam để phát triển những ngành tạo ra giá trị gia tăng ở Việt Nam đang tăng lên. Đó là cơ hội cho Việt Nam phát triển.

Trước mắt, xuất khẩu từ Việt Nam sang liên minh châu Âu (EU) có thể bị sụt giảm, không đạt được như kỳ vọng được đặt ra (trước khi có dịch bệnh) mà ta trông chờ vào EVFTA, EVIPA. Thế nhưng, sự sụt giảm này chỉ trong ngắn hạn, về lâu dài sẽ tăng. Lâu nay, xuất khẩu nhiều nhưng 70% là đến từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Chuyen gia kinh te Pham Chi Lan: Hau COVID, Viet Nam nen tim toi san pham y te tu ban sac rieng, nhu cac bai thuoc nam
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. 

Lĩnh vực nào đón nhận cơ hội đầu tư sau COVID-19?

Bà Chi Lan cho biết có ý kiến nêu ra là Việt Nam tiếp tục phát triển lĩnh vực như sản phẩm bảo hộ y tế (khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, găng tay...), dược phẩm cho cả trong nước và xuất khẩu.

Nhiều nước vẫn đang lo lắng giai đoạn 2 của dịch bệnh và có thể kéo dài đến mùa hè sang năm. Nỗi lo lắng về dịch bệnh chỉ có thể chấm dứt khi có vaccine, và vaccine hoàn tất khâu thử nghiệm và tổ chức sản xuất đồng loạt cho người dân. Do đó, cần 1-2 năm nữa mới hình thành được.

Trong khoảng thời gian này, Việt Nam cũng có thể tìm tòi về sản phẩm y tế từ bản sắc riêng của Việt Nam, ví dụ từ những bài thuốc nam truyền thống, nhiều khi rất hiệu quả. Doanh nghiệp cũng nên quan tâm đến hoạt động xuất khẩu lao động làm việc trong mảng chăm sóc người bệnh, người già cho các thị trường Nhật Bản, Đức...

Đây là những sản phẩm, dịch vụ cần tiếp tục quan tâm cho xuất khẩu, song song đó vừa phát triển dịch vụ trong nước. Hôm 21/5, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nói, dịch bệnh vẫn phức tạp do đó, vẫn cần tăng cường năng lực y tế.

Tiếp đến là lĩnh vực lương thực thực phẩm, khi Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) vẫn lo ngại nạn đói có thể xảy ra vì dịch cúm và tình trạng biến đổi khí hậu.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan kỳ vọng vào việc nâng cao chuỗi giá trị ở trung hạn vì có thời gian phát triển để phát triển nội lực. Bà mừng rằng mục tiêu phát triển nội lực đã được các vị lãnh đạo cấp cao nói nhiều và được luật hóa trong các nghị quyết và văn bản pháp luật trong thời gian vừa qua.

Nếu thu hút đầu tư FDI mà nhà đầu tư phải mang hết các thứ vào Việt Nam từ Trung Quốc thì Việt Nam cũng chưa được xem là điểm đến đầu tư hấp dẫn.  

Ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp hậu COVID-19: 'Hà hơi, thổi ngạt' cách nào?

Để “cấp cứu, hà hơi, thổi ngạt” cho cộng đồng doanh nghiệp (DN)- một trong những mạch máu của nền kinh tế, chính sách hỗ trợ về giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ vay được xem là giải pháp căn cơ. Nghị quyết của Chính phủ đã ban hành, ngành ngân hàng cũng đã chủ động vào cuộc, liệu chính sách về lãi suất có “thẩm thấu”, giúp tiếp sức cho DN thời gian tới?

Giảm lãi suất, giãn nợ: Liều thuốc cấp cứu

Theo các chuyên gia, một trong những yếu điểm của doanh nghiệp (DN) Việt là thiếu tích lũy, dựa nhiều vào nguồn vốn vay từ ngân hàng. Đại dịch COVID -19 xảy ra, lưu thông hàng hóa ngưng trệ khiến dòng tiền gặp lực cản dẫn tới nhiều DN cạn kiệt tiền mặt. Ngay lập tức, nhiều DN rơi vào cảnh điêu đứng. Doanh thu giảm, trong khi tiền lãi vay ngân hàng, tiền thuê mặt bằng, tiền lương nhân viên vẫn phải chi trả đều đặn, việc giảm lãi suất ngân hàng giúp DN có nguồn tiền xoay xở trong tình thế khó khăn.

Covid-19 là cơ hội kiểm định vai trò của Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank

Vào lúc 7 giờ tối ngày 11-5, tin báo trên App Vietcombank của tôi rung lên với thông báo “Từ ngày 15-4-2020, Vietcombank thực hiện giảm số tiền lãi phải trả để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chúng tôi chân thành chia sẻ và hi vọng sự hỗ trợ này sẽ giúp quý khách vượt qua được giai đoạn khó khăn này”.

Đây là một động thái của Vietcombank nhằm tiếp tục hỗ trợ khách hàng trước những tác động nặng nề của dịch bệnh Covid-19.


Covid-19 la co hoi kiem dinh vai tro cua Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank
Big 4 hoàn toàn có đủ năng lực, tiềm lực, uy tín và cơ chế để chi phối, quyết định dẫn dắt thị trường. Ảnh minh họa Thành Hoa

Vietcombank, cùng với 3 ngân hàng khác (BIDV, Agribank và Vietinbank) là 4 ngân hàng thương mại (NHTM) quốc doanh lớn nhất hiện nay ở Việt Nam (giới ngân hàng vẫn thường gọi là nhóm Big4) với quy mô huy động vốn và cấp tín dụng chiếm quanh mức 50% toàn hệ thống ngân hàng.

Theo báo cáo tài chính của 4 ngân hàng này, tổng số vốn điều lệ nhóm Big4 hiện khoảng 144.000 tỉ đồng, tổng tài sản lên tới hơn 5 triệu tỉ đồng (gấp đôi tổng tài sản mà Ủy ban Quản lý vốn nhà nước đang nắm giữ tại 19 tập đoàn, tổng công ty. Liệt kê ra những con số như vậy để thấy rõ quy mô, thị phần và vai trò dẫn dắt thị trường của nhóm 4 ngân hàng này là vô cùng lớn.

Thời gian qua, nền kinh tế Việt Nam bị tác động tiêu cực nặng nề do dịch bệnh Covid -19. Ngay sau khi nhận thấy tác động nặng nề của dịch bệnh và dự báo tình hình phức tạp còn kéo dài trong năm, NHNN đã có những động thái chính sách tức thời như ban hành chính sách cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhưng không chuyển nhóm nợ (theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13-3-2020 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid 19); điều chỉnh giảm lãi suất điều hành và chỉ đạo cắt giảm phí dịch vụ thanh toán, phí thông tin dịch vụ tín dụng...

Các chính sách này được đánh giá là khá nhanh nhạy, kịp thời của NHNN. Tuy nhiên, song song với đó, bản thân tôi cũng còn nhiều ý kiến băn khoăn. Ví như việc Thông tư 01/2020/TT-NHNN không cho phép các tổ chức tín dụng (TCTD) được ghi nhận lãi dự thu đối với nợ tái cơ cấu do Covid19, vậy điều này có làm giảm động cơ tái cơ cấu nợ của các TCTD?

Ngoài ra, chính sách giảm lãi suất điều hành đã thực sự tác động tới lãi suất cho vay ra nền kinh tế hay giảm lãi vay đối với dư nợ hiện hữu? Việc giảm lãi vay chỉ mới chú trọng đến khoản vay mới nhưng khi tín dụng không tăng, thậm chí tăng trưởng âm tại nhiều ngân hàng thì liệu có tác động tích cực được không?

Trong bối cảnh này, hơn bao giờ hết, Chính phủ/NHNN cần lưu ý về công cụ đặc biệt quan trọng đang nắm giữ, đó là hệ thống các NHTM quốc doanh.

Như đã nói trên, Big 4 hoàn toàn có đủ năng lực, tiềm lực, uy tín và cơ chế để chi phối, quyết định dẫn dắt thị trường. Một động thái giảm lãi suất cho vay của Big 4 hoàn toàn có thể dẫn thị trường tín dụng, khiến lãi suất thay đổi, giảm theo.

Kinh tế học chỉ ra vai trò của người làm giá (price maker) trên thị trường, các thành viên khác trên thị trường phải làm theo, gọi chung là người chấp nhận giá (price takers). Như vậy, nếu cả 4 NHTM quốc doanh cùng vào cuộc giảm lãi suất (cho cả khoản vay hiện hữu và khoản tín dụng mới), chấp nhận thắt chặt chi tiêu, giảm phí, giảm lợi nhuận để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid 19, khi đó các doanh nghiệp sẽ được tiếp sức, có thêm nguồn lực vượt qua khủng hoảng.

Vấn đề là nhóm Big4 có muốn làm hay không? Điều này, Chính phủ/NHNN hoàn toàn có thể chỉ đạo.

Trong 4 NHTM, Agribank là NHTM 100% vốn nhà nước, quyền chỉ đạo của NHNN là tối cao. Ba NHTM còn lại là NHTM cổ phần nhưng Nhà nước cũng chi phối ở mức cao, gần như tuyệt đối (do Nhà nước nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên), do đó NHNN có quyền chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước thực hiện nhiệm vụ.

Vai trò chi phối hệ thống và thị trường của nhóm Big4 là đã rõ, tiềm lực họ có sẵn, nhưng họ cần một động cơ, một lý do, một quyết tâm và một chỉ đạo quyết liệt từ Chính phủ hoặc NHNN.

Hãy nhớ rằng, chính các NHTM này đang đề xuất với Chính phủ, Quốc hội phương án đầu tư, bổ sung vốn điều lệ.

Một trong các lý do đưa ra để đề xuất là giúp các ngân hàng này đáp ứng được các giới hạn, tỷ lệ an toàn vốn do NHNN đặt ra; để có thêm nguồn lực cấp tín dụng cho người dân, doanh nghiệp; phát huy vai trò đầu tàu, dẫn dắt huyết mạch của nền kinh tế.

Vậy hậu Covid 19 phải chăng là cơ hội tuyệt vời để kiểm định lại vai trò của các NHTM quốc doanh? Nếu họ vào cuộc cùng Chính phủ, đảm đương và phát huy tốt vai trò của mình, Quốc hội và Chính phủ hoàn toàn có đủ cơ sở để bơm thêm vốn cho các NHTM quốc doanh.

Trái lại, nếu không hoàn thành tốt sứ mệnh này, Chính phủ cũng có thể cân nhắc tới phương án giảm tỷ lệ sở hữu, nới room cho nhà đầu tư bên ngoài nâng cao tỷ lệ sở hữu.

Lãi ròng sau kiểm toán của Vipesco giảm từ 13 tỷ đồng về… 706 triệu đồng

(Vietnamdaily) - Lãi ròng của CTCP Thuốc sát trùng Việt Nam (Vipesco, HoSE: VPS) sau kiểm toán 2019 chỉ đạt 706 triệu đồng, giảm gần 95% so với con số trong báo cáo tự lập trước đó.
 

Sau khi công bố Báo cáo tài chính năm 2019, Vipesco đã nhận được tài liệu làm việc với các bên liên quan về việc đôn đốc thu hồi công nợ phải thu đối với khách hàng là Công ty TNHH Thương mại Nông Phát.

Qua đó, Vipesco và Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC nhận thấy các sự kiện phát sinh này ảnh hưởng trọng yếu đến các ước tính kế toán về dự phòng nợ phải thu khó đòi tại thời điểm 31/12/2019 của Vipesco đối với khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại Nông Phát có số dư tại thời điểm này là gần 16 tỷ đồng.