Chuyện động phòng đêm tân hôn của phụ nữ làm vợ lẽ thời xưa

Khi người chồng và vợ lẽ động phòng trong đêm tân hôn, vợ cả và nha hoàn cũng phải đứng phía ngoài giám sát, hầu hạ.

Chắc mọi người sẽ tự hỏi, đêm tân hôn động phòng mà có vợ cả đứng ở ngoài "nghe" thì sẽ thế nào? 

Trong xã hội phong kiến cổ đại, địa vị của người phụ nữ rất thấp, không chỉ thế còn bị bó buộc bởi vô số đạo lý cổ hủ, giáo điều, đại đa số thời gian chỉ có thể ở giúp chồng dạy con, không thể xuất đầu lộ diện.

Đặc biệt, thời xưa đàn ông tam thê tứ thiếp được gọi là biểu tượng của quyền lực. Thế nhưng, cưới một người thiếp tức vợ lẽ cũng rất rắc rối. Trong quá trình nạp thiếp cho chồng, chính thê tức vợ cả không chỉ phải tham dự hôn lễ mà ngay cả chuyện sinh hoạt vợ chồng cũng cần can thiệp vào. Nguyên nhân phía sau khiến người ta không khỏi mặt đỏ tim đập.

Tại sao vợ cả phải chứng kiến "đêm tân hôn" của chồng và vợ lẽ?

Theo ghi chép lại, thời cổ đại ngoại trừ việc trọng nam khinh nữ, ngay cả phụ nữ với nhau cũng có quan niệm giai cấp rõ ràng. Tại rất nhiều gia tộc lớn, địa vị của người vợ cả chỉ đứng sau chồng mình, được coi là nữ chủ. Thế nhưng, địa vị của những người vợ lẽ chỉ cao hơn người hầu, nô bộc một chút.

Chuyen dong phong dem tan hon cua phu nu lam vo le thoi xua

Điều đáng chú ý là, vợ lẽ không có quyền được một mình qua đêm với chồng, nhất là trong đêm tân hôn. Ngày hôm đó, vợ cả và nha hoàn cũng sẽ có mặt. Không chỉ phòng tân hôn do họ sắp đặt, trang trí, khi người chồng và vợ lẽ động phòng, vợ cả và nha hoàn cũng phải đứng phía ngoài giám sát, hầu hạ.

Trước hết, người vợ cả sẽ đặt một mảnh vải trắng trên giường để xác minh xem vợ lẽ có còn giữ được sự trong trắng hay không. Đồng thời, vợ cả cũng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn chuyện phòng the cho vợ lẽ. Tất cả là để người đàn ông mà họ gọi là chồng được thoải mái, sung sướng cả về thể chất lẫn tinh thần.

Sau khi vợ lẽ và chồng ân ái xong xuôi, vợ cả sẽ giám sát, đưa vợ lẽ về phòng của mình. Khi người vợ lẽ an phận trong phòng, vợ cả sẽ quay lại hầu hạ chồng. Hành động này là để xác lập địa vị trong nhà, nhắc nhở vợ lẽ biết trên biết dưới.

Chuyen dong phong dem tan hon cua phu nu lam vo le thoi xua-Hinh-2

Từ đó về sau, mọi sinh hoạt vợ chồng của vợ lẽ đều bị vợ cả giám sát chặt chẽ. Nếu có hành động vượt quá quyền hạn hoặc cố ý mê hoặc, dụ dỗ người chồng, chắc chắn sẽ bị vợ cả tìm cách để dằn mặt. Không ít trường hợp vợ lẽ vì thân cô, thế cô, được chồng yêu thương một chút mà gặp họa. Không những con không giữ được, mạng cũng chẳng còn.

Ngoài ra, cho dù vợ lẽ được sủng ái đến nhường nào cũng không được ghi vào gia phả. Sinh con ra không được nghe con gọi mẹ, kể cả con cháu ruột thịt có yêu thương, quan tâm chăm sóc cũng không thể danh chính ngôn thuận gọi là mẹ, chỉ có thể gọi là mẹ kế, thực sự rất đáng thương.

Chiêu trò Hoàng đế dùng để canh giữ phi tần, mỹ nữ không gian díu

Hoàng thất thời xưa chỉ định thái giám, hoạn quan làm việc trong hậu cung không chỉ để phòng ngừa các phi tần, mỹ nữ tư thông với người ngoài, còn là để củng cố quyền vị của hoàng đế.

Xã hội phong kiến cổ đại, địa vị phụ nữ rất thấp, bởi vậy dù đàn ông có thể cưới vợ ba, vợ bốn, có thêm cả nha hoàn thông phòng, phụ nữ vẫn phải một lòng chung thủy kính chồng. Nếu như có tư tưởng ngoài luồng, dám tư tình với người khác, chắc chắn người phụ nữ đó sẽ gặp bi kịch hết sức thê thảm.

Bình dân bách tính đã thế, trong hoàng thất hiển nhiên cũng chẳng khác gì. Để phòng ngừa hậu cung quá nhiều giai nhân, không được sủng ái hết sẽ sinh lòng phản bội, hoàng đế đặt ra nhiều quy định rất ngặt nghèo. Ngoại trừ thái giám, cực ít có đàn ông được tùy ý ra vào hậu cung.

Giúp Tần Thủy Hoàng thống nhất thiên hạ, tại sao Lý Tư bị giết?

Không chỉ một mình Lý Tư mà con trai và cả ba họ của ông cuối cùng đều bị giết. Tại sao một thừa tướng lẫy lừng sử sách lại phải chịu kết cục này?

Đối với sự diệt vong của nhà Tần, rất nhiều người có hiểu biết về nhà Tần có lẽ sẽ cảm thấy vô cùng tiếc nuối. Nước Tần đã tiêu tốn hơn một trăm năm vất vả mới thống nhất được thiên hạ, nhưng lại bị huỷ hoại trong tay một vài người. Trong số những người đó, có cả Thừa tướng Lý Tư rất được Tần Thuỷ Hoàng tín nhiệm.

Hình phạt thời Trung Quốc phong kiến tàn độc đến mức nào?

Hai bộ ảnh được xuất bản trong thế kỷ 19 đã thể hiện những góc nhìn mới về các hình phạt Trung Quốc trong thời phong kiến.
 

Trong thời kỳ phong kiến cổ đại, các nhà cai trị của Trung Quốc vẫn luôn sáng tạo ra nhiều cách thức xử phạt và tra tấn phạm nhân. Ngày càng có nhiều hình phạt tàn khốc nhằm gây đau đớn cho người phạm tội và răn đe những kẻ khác.

Trên thực tế có rất nhiều loại hình tra tấn dã man xuất hiện ở triều nhà Minh và nhà Thanh, đặc biệt nhất vẫn là triều đình người Mãn.