Hình phạt thời Trung Quốc phong kiến tàn độc đến mức nào?

Hai bộ ảnh được xuất bản trong thế kỷ 19 đã thể hiện những góc nhìn mới về các hình phạt Trung Quốc trong thời phong kiến.
 

Trong thời kỳ phong kiến cổ đại, các nhà cai trị của Trung Quốc vẫn luôn sáng tạo ra nhiều cách thức xử phạt và tra tấn phạm nhân. Ngày càng có nhiều hình phạt tàn khốc nhằm gây đau đớn cho người phạm tội và răn đe những kẻ khác.

Trên thực tế có rất nhiều loại hình tra tấn dã man xuất hiện ở triều nhà Minh và nhà Thanh, đặc biệt nhất vẫn là triều đình người Mãn.

Năm 1804, quyển sách có tên "Khốc hình Trung Quốc" đã được xuất bản ở London, Anh. Quyển sách này mô tả tổng quan về các hình phạt tàn khốc tại hai tỉnh lớn trong triều đại nhà Thanh của Trung Quốc.

Loạt hình ảnh trong quyển "Khốc hình Trung Quốc" gần gũi với người dân Trung Quốc và thường được xuất hiện trong các bộ phim truyền hình. Nét mặt của quan lại, lính và tội phạm đều khá bầu bĩnh và tươi sáng dù đang trong quá trình xét xử, thi hành án.

Hinh phat thoi Trung Quoc phong kien tan doc den muc nao?

Các bức tranh minh họa và nội dung được viết bằng tiếng Anh.

Hinh phat thoi Trung Quoc phong kien tan doc den muc nao?-Hinh-2

Hình phạt này được gọi là "Bản tử trượng dĩnh", dân gian gọi là phạt trượng và là hình phạt phổ biến nhất. Thông thường, người chịu hình phạt này khó có thể xuống giường trong nửa tháng.

Hinh phat thoi Trung Quoc phong kien tan doc den muc nao?-Hinh-3

Hình phạt "Trúc kiều độ tiên", dùng thanh gỗ kẹp chân phạm nhân gây ra đau đớn.

Hinh phat thoi Trung Quoc phong kien tan doc den muc nao?-Hinh-4

Hình phạt quen thuộc "Đào mộc giáp chỉ".

Hinh phat thoi Trung Quoc phong kien tan doc den muc nao?-Hinh-5

Hình phạt nhốt trong cũi gỗ.

Trong phần lời nói đầu, tác giả quyển "Khốc hình Trung Quốc" đã có lời ca ngợi hệ thống hình sự phân cấp của Trung Quốc mặc dù đây không phải là hệ thống pháp lý ông ủng hộ.

Ngược lại, bộ ảnh "Hình pháp phong tục dân gian nhà Thanh" của một họa sĩ người Trung Quốc vẽ lại có nhiều điểm gần với thực tế hơn và phong phú nội dung.

Hinh phat thoi Trung Quoc phong kien tan doc den muc nao?-Hinh-6

So với hình ảnh hình phạt "Bản tử trượng dĩnh" trong quyển "Hình khốc Trung Quốc", hình ảnh trong bộ "Hình pháp phong tục dân gian nhà Thanh" có nhiều chi tiết thực tế hơn: Người bị phạt bị kéo quần xuống và lãnh đòn roi vào mông.

Người xem có thể cảm nhận được sự tàn khốc của các hình phạt này qua các bức vẽ. Mặc dù nét vẽ khác nhau nhưng các họa sĩ đều cố gắng truyền tải sự dã man, độc ác của những người thi hành án thời xưa.

Phong tục quái đản thời cổ đại Trung Quốc: Cho thuê, thế chấp vợ

Phong tục cưới xin ở Trung Quốc cổ đại tương đối phức tạp, trong đó chính là tục cho thuê thế chấp vợ.

Thời cổ đại Trung Quốc, người phụ nữ trở thành món hàng có giá trị để mang ra cầm cố, cho thuê thế chấp vợ.

Rùng mình tục hiến tế man rợ thời Trung Quốc cổ đại

(Kiến Thức) - Nhà Thương ở Trung Quốc thời xưa đã thực hiện một số tập tục hiến tế động vật. Trong đó, những con chó được sử dụng trong các nghi lễ hiến tế của giới thượng lưu. Những con vật này được cho là bị chôn sống.

Rung minh tuc hien te man ro thoi Trung Quoc co dai
Triều đại nhà Thương tồn tại trong khoảng thời gian từ năm 1600 - 1046 trước Công nguyên. Trong thời gian tồn tại, giới thượng lưu đã thực hiện tập tục hiến tế động vật. 

Thị tẩm tới 9 phi tần mỗi đêm, Hoàng đế cũng phải "cáo ốm"

Được một dàn mỹ nữ tuyệt sắc nâng khăn sửa túi là đặc quyền của những bậc Đế vương Trung Hoa cổ đại. Nhưng điều này cũng mang đến không ít nỗi trăn trở, ví như các vua Đường, khi họ luôn phải tìm cách để “làm hài lòng” tất cả các phi tần.

Nhà Đường được công nhận là một trong những triều đại mạnh nhất của Trung Quốc trong lịch sử với chiều dài 289 năm và 21 đời Hoàng đế. Trong thời kỳ hoàng kim của mình, nhà Đường được cho là một quốc gia cực kỳ hùng mạnh trên thế giới và có quan hệ chặt chẽ với các nước châu Á và châu Âu. Vì vậy, sau thời Đường, nhiều nước gọi người Hoa là người Đường.

Ai cũng biết Hoàng đế là người giàu có trong thiên hạ, tam cung lục viện, hậu cung có ba vạn mỹ nữ, giai nhân, nhiều đến mức có nữ nhân đến chết cũng không có cơ hội được Hoàng thượng sủng ái. Vì số lượng nhiều như vậy, để được hưởng vinh hoa phú quý và thoát kiếp cô độc suốt đời, họ chỉ có một cách duy nhất là lọt vào mắt xanh, chiếm được sự sủng ái của Hoàng thượng, sau đó tìm cách sinh Hoàng tử hoặc Công chúa. Các cuộc tranh sủng trong cung cũng vì vậy mà diễn ra vô cùng tàn khốc.