Chuyện bác sỹ đỡ đẻ và chiếc phong bì ngược

(Kiến Thức) Có những gia đình, ông bác sỹ đỡ đẻ đến 3 thế hệ: bà, mẹ, rồi con. Người dân gọi ông  là “ông Xây đỡ” hay “ông Xây ngựa”...

Hơn 30 năm trong nghề, ông chẳng còn nhớ nổi mình đỡ được bao nhiêu ca đẻ nữa. Có những gia đình, ông bác sỹ đỡ đẻ đến 3 thế hệ: bà, mẹ, rồi con. Người dân gọi ông bằng cái biệt danh khá lạ lẫm: “ông Xây đỡ” hay “ông Xây ngựa”…
Chiếc phong bì… ngược
Ngược Hà Nội chừng 50 kilômét, chúng tôi có mặt tại Trạm y tế xã Bá Hiến (huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc) khi những cơn mưa xuân rây rắc báo hiệu một mùa xuân tràn đầy tươi mới và ấm áp. Vào liên hệ công tác, chúng tôi được cô nhân viên trạm y tế cho biết: “Các anh phải chờ thôi, vì bác Xây vừa vào phòng đỡ. Vừa có một ca đang đẻ ạ.”.
Sau tiếng khóc oe oe từ phía phòng mổ, tiếng động viên, chúc mừng “con trai nhé, những 3,3 kilôgam cơ đấy. Người nhà sản phụ Phan Thị Dâu đâu? Vào bế con” – cũng là lúc chúng tôi được mục sở thị ông bác sỹ đỡ đẻ biệt danh“ông Xây ngựa”.
Ông "Xây Ngựa" trong một ca nghe thai nhi.
 Ông "Xây Ngựa" trong một ca nghe thai nhi.
Gạt những giọt mồ hôi còn lấm tấm trên gương mặt đã hằn ngang, dọc những nếp nhăn, “Ông Xây ngựa” chia sẻ: “Ở chỗ tôi có điều khá lạ nhà báo ạ, chẳng hiểu sao, 30 năm làm nghề, phần lớn tôi thấy sản phụ toàn đẻ về đêm. Chắc tại quê tôi nghèo, ngày trước toàn trồng khoai, sắn nên các cặp vợ chồng phải ăn khoai nhiều. Ăn khoai thì nóng bụng, đêm không ngủ được chăng?”. Sau lời lý giải đầy hóm hỉnh, ông cười khà khà, tiếng cười sảng khoái, âm hưởng khác hẳn với cái tuổi 55 vốn có của ông.
Vừa rót chén trà mời khách, ông “Xây đỡ” vừa lật cuốn sổ ghi chép và không quên xin lỗi khách vì phải vào sổ kẻo công việc nhiều quá rồi lại quên. Ông kể, sản phụ Phan Thị Dâu là thế hệ thứ ba mà ông đỡ đẻ.
Hồi mới ra trường, về làm việc tại Trạm y tế quê nhà, tuy được phân công vào một vị trí khác nhưng do neo người nên mỗi khi có ca đẻ, các y, bác sỹ ở đây lại phải gọi ông vào giúp việc. Bà ngoại của sản phụ Dâu ông không đỡ chính thức nhưng cũng thuộc ê kíp đỡ ngày ấy. Rồi sau này mẹ đẻ Dâu và giờ đến Dâu. Những thế hệ cứ nối tiếp nhau như thế.
Chuyện bác sỹ đỡ đẻ và chiếc phong bì ngược ảnh 2
 Sau khi thăm khám cho sản phụ, ông "Xây ngựa" vẫn tất tả như hơn 30 năm về trước, khi ông mới vào nghề.
Đang trò chuyện với chúng tôi thì có tiếng gõ cửa. Gia đình sản phụ xin được gặp riêng “ông Xây”, sau những hồi dặn dò, anh trở vào với chiếc phong bì trên tay. Ông nói như phân bua: “Khổ thế đấy các chú ạ. Không nhận thì người ta giận, nói là mình “khinh” người ta nghèo. Nhưng nhận thì không được, gia đình họ cũng khó khăn mà. Sản phụ này cùng xã với tôi, nhưng lấy chồng xã bên. Từ khi mang bầu đứa đầu tiên đến đứa này, mỗi lần sinh nở cứ nằng nặc đòi bằng được gia đình phải sang đây đẻ, phải “ông Xây ngựa” đỡ đẻ mới được cơ. Lạ thế đấy.”
Chỉ vào chiếc phong bì mà người nhà sản phụ đưa, ông bày tỏ: “Phải nhận thôi, nhưng xử lý thế nào là do mình. Mình không cầm, họ cho rằng mình coi khinh họ là nông dân, không có tiền. Còn mình là bác sỹ, lương tâm không cho phép. Những người dân họ lam lũ lắm, kiếm được đồng bạc đâu phải dễ. Hơn nữa cái ranh giới ấy chỉ mong manh và dễ làm con người ta “hư hỏng” lắm”.
Tuy nhiên, việc ông nhận chỉ là chiều lòng người nhà bệnh nhân hay sản phụ có việc phải nhờ cậy vào y, bác sỹ nhưng sau đó, bằng biện pháp của riêng ông như mua sữa cho con sản phụ hay mua thêm cái gì đó cho sản phụ ăn thêm để bồi bổ lấy sức, lấy sữa cho con bú... “Thế là gia đình cũng chẳng trách được mình. Cũng chẳng thể từ chối. “Cái ấy là ông cho con, cho các cháu cơ mà. Miếng võ này, tôi áp dụng mãi rồi, nhưng chưa có một trường hợp nào phát hiện ra.” – Ông Xây cười một cách sảng khoái, bật mí với chúng tôi.
Lãnh đạo 30 năm vẫn làm ông đỡ
Hơn ba mươi năm trong nghề, thì 29 năm ông làm Trạm trưởng của Trạm y tế xã Bá Hiến. Nhìn những tấm bằng khen treo ngay ngắn trên tường nhà, rồi phòng làm việc. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên, ông bảo: “Tổng cộng là 25 chiếc đấy. Quý giá và vinh dự nhất đến giờ phút này là tấm bằng khen của Bộ trưởng Bộ Y tế tặng năm 2007. Vinh dự lắm các chú ạ. Ngoài tấm bằng khen ra, tôi còn được hỗ trợ đến hai triệu đồng tiền thưởng đấy. Bà xã chạy ra chợ, cũng sắm được ối thứ. Ngày ấy đồng tiền nó có giá lắm.”.
Khi chúng tôi đem thắc mắc: Tại sao anh có cái biệt danh là “Ông Xây ngựa” hay “Ông xây đỡ”? Ông cười, giải thích: “Thì cả cái xã này, rồi một số xã lân cận nữa. Họ đặt cho tôi vậy, nên quen miệng gọi ấy mà.”.
Có những gia đình, ông đỡ đẻ cho đến 3 thế hệ: Bà, mẹ, rồi con. Và cái biệt danh ông "Xây ngựa" hay "Xây đỡ" được người dân quen gọi.
 Có những gia đình, ông đỡ đẻ cho đến 3 thế hệ: Bà, mẹ, rồi con. Và cái biệt danh ông "Xây ngựa" hay "Xây đỡ" được người dân quen gọi.
Ông kể, cách đây gần hai mươi năm, lúc đó Trạm y tế còn yếu và thiếu lắm. Nhà ông lại gần trạm, có tối đang ngủ thì ngoài trạm gọi với vào: “Anh Xây ơi, đỡ giúp mẹ cháu nó với” thế là ông lại vội bung cửa, tất bật chạy ra trạm. Có lần, vừa từ Trạm về, đang ăn dở bát cơm thì có ca đẻ. Vì nhà cách mấy sào ruộng nên chạy tắt cánh đồng cho nó nhanh. Đỡ đẻ xong, khi mẹ đã tròn, con đã vuông rồi, về đến nhà mẹ mới hỏi: “Mày đánh nhau hay sao mà người toàn bùn đất thế Xây?”. Lúc này ông mới nhìn lại hình hài mình. Do chạy vội quá, lại chạy tắt qua ruộng nên bùn bắn tung cả lên đầu, lên áo.
Năm 1997, khi đang trực ở Trạm, thì một người đàn ông hớt hải chạy ra báo “người nhà đau bụng đẻ, đau lắm, ra nhiều máu nữa”, thế là ông tất tả chạy vào. Xem qua tình hình, ông biết sản phụ bị băng huyết mà trạm y tế thì không đủ khả năng để xử lý tình huống. Ông về nhà, lấy cái xe đạp rồi cùng gia đình người dắt, người đỡ đưa sản phụ lên tuyến trên. Và dường như mọi cái biệt danh “Ông Xây đỡ” hay “Ông Xây ngựa” được bắt đầu từ những việc làm ấy.
Ngồi một lúc, ông bảo: “Các chú chờ tôi tẹo nhé, tôi phải xuống thăm mẹ con sản phụ Dâu tẹo đã”, rồi ông nháy mắt với chúng tôi “áp dụng miếng võ bí truyền vẫn dùng xưa nay” kẻo ngày mai, họ ra viện về mất….

Bé 1 tuổi chết: Bệnh viện Hồng Ngọc mang tiền ra thỏa thuận?

(Kiến Thức) - "Bệnh viện Hồng Ngọc đã gọi điện thỏa thuận việc con trai tôi tử vong bằng tiền", bố bé trai 1 tuổi mất cho biết.

Liên quan bé trai 1 tuổi Nguyễn Việt Lâm tử vong sau điều trị tại Bệnh viện Hồng Ngọc, PV Kiến Thức đã tìm gặp bố mẹ cháu là anh Nguyễn Việt Hùng và chị Trương Linh Trang ở số nhà 18/174, phố Mai Anh Tuấn, quận Đống Đa, Hà Nội.
BV Hong Ngoc “xac muoi” vao noi dau gia dinh be trai tu vong
 Bệnh viện Hồng Ngọc, nơi từng điều trị cho cháu Nguyễn Việt Lâm.

Thấy thi thể bác sỹ nhảy cầu Bến Thủy tự tử đầu năm mới

Gia đình và lực lượng cứu nạn đã phát hiện thi thể của bác sỹ tự tử trong đêm ngày đầu năm mới trôi cách cầu Bến Thủy chừng 500m.

Theo tin tức mới nhận, tối ngày 2/1, lãnh đạo UBND xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, đã tìm và vớt được thi thể bác sỹ D.V.H (44 tuổi) trú xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc sau một ngày đêm ròng rã tìm kiếm.

Tin mới nhất vụ thầy giáo đánh học sinh bó bột

Về vụ thầy giáo đánh học sinh nhập viện, thầy giáo Đoàn Văn Học đã bị tạm đình chỉ công tác.

Cụ thể vụ thầy giáo đánh học sinh nhập viện, vào ngày 22/2 vừa qua, em Đỗ Lân Anh, trú ở thôn 3, xã Định Hòa, học lớp lớp 8A, Trường THCS Định Hòa, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã bị thầy giáo Đoàn Văn Học dùng gậy vụt 3 cái vào cổ, lưng và tay. Hậu quả là Lân Anh phải nhập viện, bó bột.

Tại gia đình học sinh Đỗ Lân Anh, ông ngoại Bùi Văn B. (73 tuổi) buồn rầu kể lại, ngày 21/2 là ngày giỗ đầu của mẹ Lân Anh, bố cháu có về làm giỗ mẹ. Đến ngày 22/2, cháu đi học, bố cháu trở lại Hà Nội tiếp tục công việc làm thuê. Khi ông B. lên UBND xã xin giấy chứng nhận hộ nghèo để nộp cho nhà trường trở về nhà thấy cháu ngoại vừa khóc vừa dắt xe đạp bằng một tay, nói “ông xuống trường với cháu”. Ông B. gặng hỏi thì cháu ngoại kể lại là do bị thầy giáo đánh, tay đau lắm không nâng lên được.

Ông B. đưa cháu xuống trường, nhà trường giao cho cô giáo chủ nhiệm đưa xuống trạm xá. Tại đây, bác sỹ kết luận là học sinh bị thương quá nặng, phải đi viện. Nhà trường cho người đưa học sinh Lân Anh lên bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định, sau đó được các bác sỹ bó bột.

Các bác sỹ đã tiến hành chụp X.Q, thăm khám. Vùng xương tay của Đỗ Lân Anh bị chấn thương phải bó bột để cố định và điều trị. Vùng cổ và sống lưng bị vật cứng va chạm vào, tuy nhiên không chấn thương gì nhiều. Riêng cánh tay thì bị rạn lồi cầu xương và vỡ mõm khuỷu tay.
Tin moi nhat vu thay giao danh hoc sinh bo bot
 Nam sinh Đỗ Lân Anh đang nằm trong đội tuyển sinh sinh giỏi của Trường THCS Định Hòa để tham gia thi cấp huyện.
Trao đổi với PV, ông Trịnh Minh Toàn, Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện đa khoa huyện Yên Định, xác nhận: “Sau khi được chuyển đến bệnh viện, qua thăm khám, chúng tôi thấy khuỷu tay phải của Anh có sưng nề, vận động khó khăn. Vùng sống lưng không có biểu hiện chấn thương nhiều. Cháu Anh bị rạn lồi cầu xương cánh tay và vỡ mõm khuỷu tay”.

Ông Lê Thanh Xuân, Hiệu trưởng Trường THCS xã Định Hòa xác nhận: “Vào sáng thứ 2, ngày 22/2, tiết học môn Vật lý, em Đỗ Lân Anh nói chuyện làm ồn, giáo viên Đoàn Văn Học nhiều lần nhắc nhở, em Anh vẫn không trật tự học. Thầy Học đã cho em Anh lên bảng đứng nhưng sau đó em Anh vẫn đùa nghịch nên thầy Học đã đưa em xuống phòng hiệu trưởng để xử lý. Tại đây, khi hiệu trưởng vắng mặt, thầy Học có dùng gậy đánh vào mông em Anh. Tuy nhiên, em Anh đưa tay ra đỡ dẫn đến việc em phải vào viện bó bột cánh tay”.

Ông Xuân cũng cho biết thêm, sau khi sự việc giáo viên đánh học sinh xẩy ra nhà trường đã tạm đình chỉ công tác đối với thầy Học.

Theo một số giáo viên tại trường THCS Định Hòa nhận xét, thầy giáo Đoàn Văn Học là giáo viên đã công tác tại trường THCS Định Hòa được 8 năm, hiện đang là giáo viên hợp đồng. Ở trường Thầy Học phụ trách bộ môn Vật Lý, có hoàn cảnh gia đình khó khăn. “Thầy Học là người có phẩm chất đạo đức tốt, là giáo viên hiền lành, có tinh thần trách nhiệm cao luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, được đồng nghiệp cũng như học trò hết lòng quý mến. Nhưng khi vụ việc xẩy ra chúng tôi cảm thấy bất ngờ trước hành động nặng tay với học sinh như vậy”, một giáo viên THCS Định Hòa nói.
Tin moi nhat vu thay giao danh hoc sinh bo bot-Hinh-2
Bản báo cáo tường trình vụ việc của trường THCS xã Định Hòa, huyện Yên Định. 

Thầy giáo Đoàn Văn Học đã thừa nhận hành động dùng gậy đánh học sinh là sai trái và cảm thấy hối hận sau khi để xảy ra sự việc đáng tiếc với trường hợp học sinh Đỗ Lân Anh. Thầy Học cho biết học sinh này nói chuyện nhiều lần nên đã dùng que đánh vào mông, nhưng em này đã giơ tay đỡ nên dẫn tới phải nhập viện bó bột.

“Việc làm của tôi là hoàn toàn sai trái. Người thầy là phải mẫu mực về nhân phẩm đạo đức, truyền đạt lại những cái hay cái đẹp cho học sinh, sự việc xảy ra là ngoài sự mong muốn. Đó là hành động của giây phút quá nóng giận mà tôi không kiềm chế được. Tôi thành thật xin lỗi học sinh Lân Anh. Tôi mong muốn có cơ hội để được sửa chữa, tiếp tục được đứng trên bục giảng. Ai cũng có những sai lầm nhất định và tôi sẽ coi đây là một bài học đắt giá trong Sự nghiệp giảng dạy của mình”, thầy Học chia sẻ.

Để tìm hiểu thực hư câu chuyện thầy giáo đánh gẫy tay học sinh gây xôn xao dư luận trong những ngày qua tại Thanh Hóa, chúng tôi đã tìm đến nhà ông Đỗ V. T. (bố của Lân Anh, trú tại thôn 3, xã Định Hòa). Qua tìm hiểu được biết gia đình em Lân Anh có hoàn cảnh khó khăn, mẹ mất một năm về trước, còn bố phải ra Hà Nội Làm thuê.

Gạt đi những giọt nước mắt trên đôi gò má nhăn nheo, ông Bùi Văn B. (ông ngoại Lân Anh) cho biết, sau vụ việc, nhà trường có đến động viện thăm hỏi. Gia đình thầy giáo gây ra chuyện cũng đã có đề nghị giải quyết nội bộ. “Đằng nào sự việc cũng đã xảy ra rồi, tôi không muốn làm lớn chuyện. Cháu nó mồ côi mẹ, bố ở mãi ngoài Hà Nội, nên cháu sống với tôi. Chỉ hai ông cháu thôi, bà ngoại mất rồi. Nhà nghèo, hai ông cháu thường xuyên phải sống bằng sự giúp đỡ của bà con hàng xóm”.