Chứng khoán TPS có Tổng giám đốc mới

(Vietnamdaily) - HĐQT TPS đã thông qua quyết định bổ nhiệm bà Đặng Sĩ Thùy Tâm giữ chức vụ Tổng Giám Đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Công Ty kể từ ngày 10/04/2025.

Ngày 10/04/2025, HĐQT CTCP Chứng khoán Tiên Phong (TPS, HoSE: ORS) đã có thông báo quan trọng về thay đổi nhân sự cấp cao.
Theo đó, HĐQT TPS đã thông qua việc miễn nhiệm bà Bùi Thị Thanh Trà thôi đảm nhận chức danh Tổng Giám Đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Công Ty kể từ ngày 10/04/2025.
Lý do miễn nhiệm: Điều động nhân sự do thay đổi cơ cấu tổ chức.
Cùng ngày, HĐQT TPS cũng thông qua quyết định bổ nhiệm bà Đặng Sĩ Thùy Tâm giữ chức vụ Tổng Giám Đốc kiêm Người đại diện theo pháp luật của Công Ty kể từ ngày 10/04/2025 thay cho bà Trà.
Đồng thời, bà Tâm cùng với bà Nguyễn Thị Lệ Tùng - Thành viên HĐQT và ông Nguyễn Trát Minh Phương - Người được ủy quyền công bố thông tin, được quyền thay mặt và nhân danh TPS ký tên trên các văn bản, hồ sơ, giấy tờ và thực hiện các công việc cần thiết để hoàn tất thủ tục thay đổi Tổng Giám đốc, Người đại diện pháp luật Công ty; thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy phép thành lập và hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty.
Bà Tâm không còn xa lạ tại TPS, với việc từng giữ vai trò thành viên BKS trong giai đoạn tháng 6/2020 - 4/2024. Theo BCTN năm 2023, bà Tâm có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán, từng làm việc tại TPS từ năm 2007 - thời điểm còn là CTCP Chứng khoán Phương Đông.
Trước khi được bổ nhiệm chức danh Tổng giám đốc, bà Tâm đang đảm nhiện chức vụ Giám đốc Trung tâm Dịch vụ chứng khoán niêm yết.
Cũng liên quan đến nhân sự, vào cuối tháng 3/2025, ông Đỗ Anh Tú - Chủ tịch Hội đồng quản trị TPS đã có đơn từ nhiệm vì lý do cá nhân. Ông đề nghị kể từ ngày này sẽ từ bỏ thực hiện các quyền, nghĩa vụ của chủ tịch HĐQT, thành viên HĐQT theo quy định. Đồng thời, ông cam kết không can thiệp, không có bất kỳ khiếu nại, khiếu kiện nào liên quan đến các nội dung này.
Ông Tú giữ vị trí Chủ tịch HĐQT TPS từ tháng 10/2019 và là cổ đông lớn sở hữu hơn 30 triệu cổ phiếu ORS, tương ứng sở hữu 9,01% vốn của công ty.
Cùng ngày 18/3, ông Tú có đơn từ nhiệm Thành viên HĐQT tại TPBank. Ngân hàng này cũng đã công bố thông tin chấp thuận đơn của ông Tú theo nguyện vọng cá nhân.
Chứng khoán Tiên Phong là công ty có liên quan tới Ngân hàng TPBank do ông Đỗ Minh Phú làm Chủ tịch HĐQT. Ông Đỗ Minh Phú và Đỗ Minh Tú là 2 anh em trai.
Về tình hình kinh doanh, lũy kế cả năm 2024, Chứng khoán Tiên Phong ghi nhận tổng doanh thu hoạt động đạt 2.077 tỷ đồng, giảm 26% so với năm 2023. Tuy nhiên chi phía được kiểm soát tốt giúp LNST cả năm tăng 66% lên hơn 379 tỷ đồng.
Chung khoan TPS co Tong giam doc moi
 Ảnh minh họa
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ORS đã trải qua đợt bán tháo dữ dội từ tháng 3/2025. Qua tháng 4/2025, mã cổ phiếu này đã 4 phiên liên tiếp giảm sàn liên tiếp đưa thị giá về mức 7.240 đồng/cp (tại ngày 9/4), bay hơi 50% tính từ đầu năm 2025.
Sau đó, cùng với diễn biến chung của thị trường sau tin hoãn áp thuế từ chính phủ Mỹ, cổ phiếu ORS đã có 2 phiên bật tăng trở lên đưa thị giá lên mức 8.000 đồng/cp tại kết phiên ngày 11/4.
Diễn biến cổ phiếu ORS đồng pha với cú lao dốc của “họ Bamboo Capital” gồm: BCG, TCD, BGE, BCR, sau khi ông Nguyễn Hồ Nam, cựu Chủ tịch HĐQT Bamboo Capital, bị khởi tố.
Được biết, cả TPBank và TPS đều có mối quan hệ mật thiết với Tập đoàn Bamboo Capital thông qua các hoạt động tài chính và hợp tác chiến lược.
Thậm chí, tại BCTC kiểm toán 2024 của TPS, đơn vị kiểm toán EY đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến khoản phải thu hơn 28 tỷ đồng từ các lô trái phiếu do các công ty trong hệ sinh thái Bamboo Capital phát hành.
TPS là đơn vị tư vấn, đại lý phát hành, đại lý lưu ký, thanh toán, quản lý chuyển nhượng và đại diện người sở hữu trái phiếu đối với các lô trái phiếu nêu trên.
Tại ngày 31/12/2024, TPS ghi nhận khoản phí dịch vụ phải thu hơn 28 tỷ đồng từ các giao dịch này.
Tuy nhiên, kiểm toán viên cho biết không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán phù hợp để đánh giá khả năng thu hồi khoản phải thu, do đó không thể xác định liệu có cần điều chỉnh các chỉ tiêu liên quan trong báo cáo tài chính hay không. Đây là lý do dẫn đến việc đưa ra ý kiến ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán năm 2024 của TPS.
Giải trình về ý kiến này, ORS cho biết tới thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán, công ty vẫn chưa thu được khoản phí dịch vụ này và đang tích cực làm việc với BCG Land, Gia Khang, Dịch vụ Helios và Tracodi để thu hồi công nợ nêu trên.
Cũng chính vì việc nhận được ý kiến ngoại trừ của kiểm toán tại BCTC kiểm toán năm 2024, cổ phiếu ORS của Chứng khoán Tiên Phong đã bị Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đưa vào diện cảnh báo kể từ ngày 16/04/2025.
Trong một diễn biến mới đây, ORS đã lùi lịch tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025, từ ngày 9/4 rời sang ngày 27/6, tương đương thời gian tạm hoãn là 2 tháng. Địa điểm tổ chức sẽ được thông báo cụ thể sau, dự kiến cũng được tổ chức tại trụ sở chính của Công ty tại Tầng 7, tòa nhà Doji, số 81-83-85 Hàm Nghi, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP. HCM.

Cường Thuận IDICO liên tục bị UBND Đồng Nai xử phạt

(Vietnamdaily) - Ngoài bị xử phạt về hành chính, Công ty Cường Thuận IDICO còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

Ngày 19/3/2025, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai - Nguyễn Thị Hoàng đã ký Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 896/QĐ-XPHC đối với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (Công ty Cường Thuận IDICO), trụ sở tại số 168, KP 11, phường An Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, người đại diện pháp luật là ông Nguyễn Xuân Quang - Tổng Giám đốc.

Theo quyết định xử phạt, Công ty Cường Thuận IDICO đã thực hiện 2 hành vi vi phạm hành chính: "Chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý thuộc địa giới hành chính của xã với diện tích từ 0,5 ha đến dưới 1 ha".

Cụ thể, Công ty Cường Thuận IDICO đã tự ý sử dụng diện tích 6.456,9 m2 đất có mặt nước chuyên dùng (diện tích đất này thuộc ranh giới hồ Trị An mà UBND tỉnh giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quản lý theo Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 7/5/2015, số 25/2022/QĐ-UBND ngày 25/5/2022) tại vị trí đảo thuộc xã Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu để hoạt động kinh doanh du lịch khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép (vị trí khu đất được thể hiện tại Bản đồ hiện trạng khu đất số 414/2025 tỷ lệ 1/1000 được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận ngày 5/3/2025). Thời điểm công ty bắt đầu đưa diện tích 6.456,9 m2 đất vào sử dụng từ ngày 20/8/2019.

Cuong Thuan IDICO lien tuc bi UBND Dong Nai xu phat
Cường Thuận IDICO liên tục bị xử phạt 

Hành vi thứ hai: "Chiếm đất do cơ quan, tổ chức của Nhà nước đã quản lý thuộc địa giới hành chính của đô thị với diện tích dưới 0,02 ha".

Cụ thể, Công ty Cường Thuận IDICO đã sử dụng diện tích 96,8 m2 đất có mặt nước chuyên dùng (diện tích đất này thuộc ranh giới hồ Trị An mà UBND tỉnh giao cho Khu bảo tồn thiên nhiên - Văn hóa Đồng Nai quản lý theo Quyết định số 6/2015/QĐ-UBND ngày 7/5/2015, số 25/2022/QĐ-UBND ngày 25/5/2022) tại thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, để hoạt động kinh doanh du lịch khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho cho phép (vị trí khu đất được thể hiện tại Bản đồ hiện trạng khu đất số 416/2025 tỷ lệ 1/1000 được Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận ngày 5/3/2025). Thời điểm công ty bắt đầu đưa diện tích 96,8 m2 đất vào sử dụng từ ngày 20/8/2019.

Với 2 hành vi vi phạm trên, Công ty Cường Thuận IDICO bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt số tiền 166 triệu đồng. Ngoài bị xử phạt về hành chính, Công ty Cường Thuận IDICO còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả: Khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm theo quy định đối với hành vi 1 và hành vi 2.

Cụ thể, thực hiện khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm là đất trống, không có công trình xây dựng trên đất. Thời hạn thực hiện 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.

Ngoài ra, Công ty Cường Thuận IDICO phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định với số tiền là hơn 305 triệu đồng. Thời hạn thực hiện 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt trên.

Trước đó, Công ty Cường Thuận IDICO cũng bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt số tiền hơn 1,5 tỷ đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh du lịch Trung tâm du lịch Đảo Ó - Đồng Trường do có nhiều vi phạm trong lĩnh vực môi trường.

Cường Thuận IDICO tiền thân là Công ty TNHH Cường Thuận được bà Trương Hồng Loan thành lập năm 2000, ban đầu hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất cấu kiện bê tông.

Cường Thuận IDICO được biết đến là một trong những “ông trùm” đầu tư BOT trong nước, như: Dự án BOT Quốc lộ 1 tuyến tránh Tp.Biên Hoà; dự án BOT Quốc lộ 91 và 91B (Cần Thơ - An Giang); dự án BOT nút giao đường 319 và cao tốc Tp.HCM - Long Thành; dự án BOT đường chuyên dùng tại xã Phước Tân và xã Tam Phước (Tp.Biên Hòa).

Theo báo cáo tài chính quý 4/2024, doanh thu Cường Thuận IDICO tăng trưởng 29,55% so với cùng kỳ, giá vốn tăng 48,44% so với cùng kỳ.

Thêm vào đó, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 17,45% so với cùng kỳ. Trong khi chi phí bán hàng giảm 27,5% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 24,93 tỷ đồng, giảm 1,36% so với cùng kỳ.

Lũy kế cả năm 2024, doanh thu đạt 1.118,67 tỷ đồng, tăng 37,36% so với cùng kỳ, lợi nhuận đạt 106,68 tỷ đồng, tăng 39% so với cùng kỳ. Về tình hình tài chính trong quý 4/2024, chi phí tài chính tăng 11,11% so với cùng kỳ, trong đó chi phí lãi vay giảm 15,79% so với cùng kỳ.

Pyn Elite Fund 'rời ghế' cổ đông lớn Dabaco dù lợi nhuận khả quan

(Vietnamdaily) - Pyn Elite Fund không còn là đông lớn tại Tập đoàn Dabaco sau khi bán ra 5 triệu cổ phiếu DBC vào ngày 14/3 vừa qua.

CTCP Tập đoàn Dabaco (HoSE: DBC) vừa có báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn của quỹ ngoại Pyn Elite Fund.

Theo đó, quỹ đầu tư đến từ Phần Lan - Pyn Elite Fund đã giảm sở hữu tại tập đoàn Dabaco từ 5,11% vốn (tương đương hơn 17 triệu cổ phiếu DBC) xuống còn 3,61% (tương đương hơn 12 triệu cổ phiếu DBC) sau khi bán ra 5 triệu cổ phiếu DBC vào ngày 14/3/2025.