Chung cư Hòa Bình Green City: Cư dân bị “om” sổ hồng vì đâu?

Việc điều chỉnh quy hoạch nhiều lần tại Hòa Bình Green City 505 Minh Khai (Hai Bà Trưng, Hà Nội) dẫn tới nhiều khó khăn vướng mắc trong việc xác định giá đất cụ thể làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung tại dự án này.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Văn phòng quản lý đất đai thuộc Sở này đã thẩm định Hồ sơ pháp lý cho tòa CT01 thuộc dự án chung cư Hòa Bình Gren City với 352/556 căn hộ đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu (sổ hồng).
Thực hiện chỉ đạo của UBND TP, Sở này cũng đã có Văn bản số 5079 ngày 26.6.2018 trả lời kiến nghị của Công ty TNHH Hòa Bình – Chủ đầu tư chung cư Hòa Bình Green City về việc xác định nghĩa vụ tài chính và cấp sổ hồng cho căn hộ đang sinh sống tại chung cư. Đặc biệt, Sở Tài nguyên và Môi trường rất mong sự phối hợp của chủ đầu tư để hoàn tất việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của dự án theo đúng quy định pháp luật.
Liên tục điều chỉnh
Được biết, tháng 10.2012, UBND TP có quyết định cho phép Công ty CP Nông sản Agrexim chuyển mục đích sử dụng hơn 17.000 m2 đất tại số 505 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hoàng Mai để thực hiện xây dựng Khu dịch vụ công cộng, thương mại, nhà trẻ kết hợp chung cư cao tầng – Hòa Bình Green City.
Tháng 2.2014, UBND TP đã có quyết định phê duyệt cho phép điều chỉnh cơ cấu căn hộ nhà ở thương mại (tòa CT-02) của dự án Hòa Bình Green City.
Đến tháng 4.2014, UBND TP lại có quyết định về việc điều chỉnh Điều 1 quyết định năm 2012.
Vào tháng 12.2014, UBND TP tiếp tục có quyết định điều chỉnh một số nội dung ghi tại quyết định tháng 4 trên.
Dự án chung cư Hòa Bình Green City liên tục bị điều chỉnh quy hoạch, quyết định đầu tư. Ảnh: TK.
 Dự án chung cư Hòa Bình Green City liên tục bị điều chỉnh quy hoạch, quyết định đầu tư. Ảnh: TK.
Tiếp đến, tháng 6.2015, UBND TP ban hành quyết định về việc điều chỉnh khoản 1,2 Điều 1 tại quyết định tháng 12.2014 trên.
Trong đó, bổ sung khoản 2 như sau: “Công ty CP Nông sản Agrenxim có trách nhiệm liên hệ với Sở tài nguyên và Môi trường để kiểm tra, xác định tiền sử dụng đất và chênh lệch tiền sử dụng đất phải nộp bổ sung (nếu có) theo quy định”.
Bổ sung khoản 2a, 2b như sau: “Đối với 25.00 m2 sàn tầng hầm 1 và các sàn từ tầng 1 đến tầng 5 của tòa CT01: Nhà nước chưa thu tiền sử dụng đất, chưa tính chi phí đầu tư xây dựng vào chi phí dự án để xác định giá đất… Trường hợp Công ty CP Nông sản Agrexim sử dụng diện tích sàn nêu trên để cho thuê có thu tiền hoặc chuyển nhượng sở hữu, chuyển giao cho thuê cho tổ chức, cá nhân khác thì phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định…”
Nhập nhằng tiền sử dụng đất
Theo Sở Tài Nguyên và môi trường, năm 2013, UBND TP có quyết định về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất dự án đầu tư xây dựng dự án Hòa Bình Green City. Tổng số tiền sử dụng đất phải nộp là hơn 322 tỷ đồng.
Ngày 24.2.2016, tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án Hòa Bình Green City được Cục thuế TP xác nhận, chủ đầu tư đã nộp số tiền sửu dụng đất là hơn 129 tỷ đồng.
Xuất phát từ quyết định điều chỉnh vào tháng 2.2016 đã gây khó khăn cho các cơ quan chức năng xác định nghĩa vụ tài chính của chủ đầu tư tại dự án. Sở Tài Nguyên và Môi trường đã nhiều lần có văn bản báo cáo khó khăn vướng mắc trong việc xác định giá đất cụ thể làm căn cứ xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung tại dự án này.
Bức xúc trước việc nhiều năm không được cấp Giấy chứng nhận sở hữu, nhiều cư dân đã căng băng rôn nhằm gây áp lực cho chủ đầu tư sớm thực hiện các cam kết. Ảnh: TK.
Bức xúc trước việc nhiều năm không được cấp Giấy chứng nhận sở hữu, nhiều cư dân đã căng băng rôn nhằm gây áp lực cho chủ đầu tư sớm thực hiện các cam kết. Ảnh: TK. 
Trong suốt quãng thời gian từ 2015-2018, hàng loạt các văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài Chính hướng dẫn, trao đổi về vấn đề xác định giá đất dự án này. Đồng thời, chỉ đạo Đơn vị tư vấn rà soát Chứng thư định giá đất và hiện đang hoàn thiện Tờ trình Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể TP thẩm định phương án xác định phương án nghĩa vụ tài chính của dự án.
Đáng chú ý, ngày 10.5.2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã báo cáo UBND TP kết quả rà soát phương án xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung tại dự án Hòa Bình Green City do Công ty TNHH Hòa Bình làm chủ đầu tư. Đồng thời, Sở này cũng đề xuất với UBND TP:
“Yêu cầu nhà đầu tư thống nhất phương án và bàn giao cho UBND quận Hai Bà Trưng quản lý, sử dụng đối với diện tích bố trí Trường mầm non, trụ sở UBND phường, trụ sở Công an phường tại dự án theo quy định. Nhà đầu tư chịu hoàn toàn các chi phí xây dựng.
Đối với diện tích 25.000 m2 quỹ sàn thương mại tại dựu án, nhà đầu tư có trách nhiệm đầu tư xây dựng và quản lý, sử dụng đối với điện tích này theo quy định. UBND TP không hoàn trả chi phí xây dựng…
Gần đây nhất, ngày 21.6, Tổ giúp việc Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể TP đã có buổi họp với các đơn vị Sở, cục Thuế và chủ đầu tư về việc xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung tại dự án Hòa Bình Green City. Trong đó, Sở Tài nguyên và Môi trường đã nêu ra phương án đề xuất nghĩa vụ tài chính bổ sung chủ đầu tư phải nộp khi điều chỉnh quy hoạch là hơn 13 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại buổi họp trên, chủ đầu tư không đồng ý với đề xuất của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung trên.
Trước đó, theo nội dung công văn số 91-2018/CV-HB ngày 12.6.2018 gửi lãnh đạo UBND TP Hà Nội nêu: “Hiện nay công ty chúng tôi đã tạm giao phần diện tích nhà trẻ cho một đơn vị (miễn phí thuê mặt bằng) để khai thác, hoạt động, đáp ứng nhu cầu bức xúc về việc gửi trẻ của các hộ dân tại dự án. Trong trường hợp UBND quận Hai Bà Trưng tiếp quản, sử dụng phần diện tích này, công ty chúng tôi sẽ liên hệ với đơn vị để làm các thủ tục bàn giao cho UBND quận. Ngoài ra chúng tôi đề xuất xây dựng tặng 1 nhà văn hóa cho UBND quận Hai Bà Trưng”.
Như vậy, có thể thấy, một dự án quy mô hơn 17.000 m2 đã được thực hiện và đưa vào sử dụng nhiều năm nay. Thế nhưng, tới nay vẫn chưa có sự thống nhất về phương án xác định nghĩa vụ tài chính bổ sung theo điều chỉnh dự án. Thiệt thòi đang rơi vào chính những người dân.

"Số phận" khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City sẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Dư luận đang quan tâm rằng, với những vi phạm trước đó, khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City sẽ bị Hà Nội xử lý thế nào?

Liên quan đến vấn đề Hòa Bình Green City (505 Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng - Hà Nội) vừa bị Hà Nội đề nghị xử lý nghiêm những vi phạm, dư luận đang rất quan tâm đến "số phận" hai khu tâm linh trên nóc tòa nhà này sẽ thế nào, khi đã "dính" sai phạm xây dựng không phép?

Kiến Thức đã có cuộc trao đổi nhanh với luật sư Quản Văn Hào - Công ty Luật TNHH An Nam để đưa ra dự đoán về việc xử lý khu tâm linh này, cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư Hòa Bình Green City. 

Theo luật sư Quản Văn Hào, về phần khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City, căn cứ tại Điểm d, Khoản 3, Điều 5 nghị định 121/2013/NĐ-CP thì công trình có thể bị áp dụng biện pháp buộc phá dỡ công trình xây dựng, bộ phận công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại Nghị định số 180/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị (sau đây viết tắt là Nghị định số 180/2007/NĐ-CP).

Khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City.
Khu tâm linh trên nóc Hòa Bình Green City. 

Trong đó, Điều 13 nghị định 180/2007/NĐ-CP quy định công trình xây dựng sai nội dung Giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền cấp thì bị xử lý như sau:

1. Lập biên bản ngừng thi công xây dựng, yêu cầu tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng.

2. Trường hợp chủ đầu tư không ngừng thi công xây dựng, công trình phải bị đình chỉ thi công xây dựng, buộc chủ đầu tư tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng; đồng thời, áp dụng biện pháp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định này.

3. Trường hợp chủ đầu tư không tự phá dỡ phần công trình sai nội dung Giấy phép xây dựng được cấp phải bị cưỡng chế phá dỡ. Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí tổ chức cưỡng chế phá dỡ. Tùy mức độ vi phạm, chủ đầu tư còn phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra"

Bên cạnh đó, việc chủ đầu tư dự án Hòa Bình GreenCity đã tự ý xây dựng 1 khu tâm linh trên nóc tòa nhà CT1 (đã đưa vào sử dụng từ khoảng tháng 6/2014) và 1 khu tâm linh trên nóc tòa nhà CT2 (đã đưa vào sử dụng khoảng tháng 2/2015), có thể sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000, áp dụng theo đồng điểm c, khoản 5, nghị định 121/2013/NĐ-CP.

Cụ thể, khoản 5, điều 13, Nghị định 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/ 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng; kinh doanh bất động sản; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở thì:

Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép xây dựng mới như sau:

"a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở nông thôn hoặc xây dựng công trình khác không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm b và Điểm c Khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ ở đô thị;

c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với xây dựng công trình thuộc trường hợp phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình".

Để có thông tin đa chiều, trong ngày 9/2, Kiến Thức đã liên hệ với Công ty TNHH Hòa Bình - chủ đầu tư Hòa Bình Green City - để tìm hiểu về hướng xử lý vụ việc nêu trên. Tuy nhiên, đại diện đơn vị này hiện đang đi công tác và hẹn sẽ trả lời sau.

Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc...

Bên trong khu đất quốc phòng bị CTK “biến” thành bất động sản

(Kiến Thức) - Dự án “khu dân cư gia đình quân nhân” ở phường 15, quận Tân Bình, TP HCM đang gây "nóng" dư luận thời gian gần đây khi bị Công ty CTK biến từ đất quốc phòng thành BĐS. Hiện khu vực này được rào chắn, bên trong là hố sâu hoang tàn.

Ben trong khu dat quoc phong bi CTK “bien” thanh bat dong san
Khu đất dự án "chung cư gia đình quân nhân" thuộc Sư đoàn không quân 370 (đất quốc phòng sân bay Tân Sơn Nhất) nằm trên đường Tân Sơn, phường 15, quận Tân Bình, TP HCM. Dự án này đã được phê duyệt đầu tư cho Công ty CP đầu tư CTK. Ảnh: Vũ Sơn.
Ben trong khu dat quoc phong bi CTK “bien” thanh bat dong san-Hinh-2
 Điều đáng nói là vị trí xây dựng dự án nằm sát đường Tân Sơn, Q.Tân Bình. Thủ tướng Chính phủ đã có chủ trương thu hồi sân golf để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất. Nếu dự án được hình thành, việc mở rộng sân bay sẽ gặp nhiều trở ngại bởi dự án án ngữ hết đường vào ở phía bắc. Tuy nhiên, giữa "tâm điểm" ồn ào của dư luận nhiều ngày qua, hiện dự án này đã dừng thi công. Ảnh: Tuổi trẻ.