Chủ tịch từ nhiệm, ACV vẫn còn loạt vấn đề

(Vietnamdaily) - Việc ông Thanh từ nhiệm Chủ tịch trong bối cảnh ACV đang đẩy mạnh tiến độ dự án trọng điểm Cảng hàng không Quốc tế Long Thành và báo cáo tài chính vẫn còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm.

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (UPCoM: ACV) vừa có quyết định cho ông Lại Xuân Thanh, người dẫn dắt ACV này suốt 7 năm qua, đã chính thức rời ghế Chủ tịch HĐQT vào ngày 1/9/2024 để nghỉ hưu.
Như vậy, HĐQT ACV còn 6 thành viên gồm các ông Vũ Thế Phiệt, Đào Việt Dũng, Lê Văn Khiên, Nguyễn Ngọc Quý và bà Lê Thị Diệu Thúy, Nguyễn Thị Hồng Phượng. Hiện, ACV chưa công bố người kế nhiệm.
Việc ông Thanh từ nhiệm trong bối cảnh ACV đang đẩy mạnh tiến độ dự án trọng điểm Cảng hàng không Quốc tế Long Thành. Ngoài ra, báo cáo tài chính của ACV vẫn còn nhiều vấn đề đáng lưu tâm.
Chưa được quyết toán cổ phần hóa 
Tại báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng của ACV, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh hiện ACV chưa nhận được quyết định phê duyệt quyết toán cổ phần hóa từ ngày chuyển đổi sang CTCP vào ngày 31/3/2016.
Theo quyết định số 2007 ngày 7/12/2020, ACV được giao quản lý, sử dụng và khai thác các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không như tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý và các tài sản này không tính vào giá trị doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa; và tài sản hình thành sau thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa và được bàn giao lại cho Nhà nước quản lý do Bộ Giao thông Vận tải làm đại diện chủ sở hữu.
Theo quy định, ACV hiện đang ghi nhận doanh thu và chi phí phát sinh từ hoạt động khai thác các tài sản này vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, đồng thời thực hiện nghĩa vụ Nhà nước đối với phần chênh lệch còn lại trên cơ sở doanh thu trừ chi phí khai thác.
Tại thời điểm lập BCTC này, Bộ Giao thông Vận tải chưa ban hành quyết định phê duyệt giá trị các tài sản kết cấu hạ tầng hàng không nói trên.  
Chu tich tu nhiem, ACV van con loat van de
 
ACV sẽ phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khoảng 500 tỷ đồng trong nửa cuối năm 2024
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, ACV ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất tăng 15,7% so cùng kỳ, lên mức 11.178 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng mạnh 44,9% lên 6.148 tỷ đồng. 
Đáng nói, theo SSI Research, ACV cũng ghi nhận khoản lãi tỷ giá không phải tiền mặt là 434 tỷ đồng từ khoản vay vốn ODA bằng đồng Yên hiện tại là 11 nghìn tỷ đồng, khi đồng Yên mất giá mạnh vào quý 2/2024. ACV ghi nhận khoản lãi tỷ giá tổng cộng là 517 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024 so với khoản lỗ 300 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2023, chủ yếu là do biến động tỷ giá của đồng Yên.
Gần đây, thông tin đồng Yên tăng giá mạnh so với USD cũng như VND do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đột ngột tăng lãi suất.
Với khoản vay trên, khi đồng Yên tăng giá 1% so với VND thì ACV sẽ dẫn đến khoản lỗ tỷ giá 110 tỷ đồng. Do đó, nếu tỷ giá JPY/VND hiện tại được giữ nguyên cho đến cuối năm nay, ACV sẽ phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khoảng 500 tỷ đồng trong nửa cuối năm 2024, và mất hết khoản lãi tỷ giá từ đầu năm.
Thu nhập lãi giảm do đẩy nhanh đầu tư dự án Sân bay quốc tế Long Thành
Một điểm cần lưu ý nữa là ACV bắt đầu ghi nhận thu nhập lãi giảm dần (từ hơn 400 tỷ đồng trong các quý trước xuống còn hơn 200 tỷ đồng trong quý 2/2024). Nguyên nhân vì ACV đang đẩy nhanh đầu tư vào các dự án lớn như Sân bay quốc tế Long Thành (100 nghìn tỷ đồng hay 4 tỷ USD) và Nhà ga số 3 - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (11 nghìn tỷ đồng hay 440 triệu USD).
Do đó, tại thời điểm cuối tháng 6/2024, tổng tài sản của ACV tăng thêm hơn 2.456 tỷ lên 69.803 tỷ đồng. Trong đó ACV đã giảm 10,3% khoản tiền gửi ngân hàng, xuống còn 23.223 tỷ đồng.
Nợ xấu tăng mạnh
Ngoài ra, các khoản phải thu ngắn hạn của ACV lại tăng 8,7% lên 13.780 tỷ đồng, trong đó dự phòng khó đòi vẫn ở mức cao tới 3.891 tỷ đồng.  
Tính đến cuối tháng 6, nợ xấu của ACV tăng mạnh 45% so với đầu năm, lên 8.256 tỷ đồng. Đây là tổng giá trị các khoản phải thu quá hạn thanh toán hoặc chưa quá hạn thanh toán nhưng khó có khả năng thu hồi. 
ACV đã phải trích lập dự phòng gần 3.900 tỷ đồng. Trong đó, trích lập dự phòng nặng nhất là cho Bamboo Airways với 2.265 tỷ đồng, tiếp đến là Pacific Airlines hơn 880 tỷ đồng, Vietnam Airlines chiếm 385 tỷ đồng...
Chu tich tu nhiem, ACV van con loat van de-Hinh-2
 Nợ xấu của ACV

ACV gánh chịu hơn 8.000 tỷ nợ xấu từ những hãng hàng không nào?

(Vietnamdaily) - Tính đến cuối tháng 6, nợ xấu của ACV tăng mạnh 45% so với đầu năm, lên 8.256 tỷ đồng. Do đó, ACV đã phải trích lập dự phòng gần 3.900 tỷ đồng. 

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024 với doanh thu thuần ở mức 11.178 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế 6.150 tỷ đồng, tăng mạnh 45% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng trong quý 2, doanh thu thuần đạt mức 5.535 tỷ đồng, sụt giảm 2% so cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế quý 2 ở mức 3.228 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ. 

ACV sẽ lỗ tỷ giá 500 tỷ 6 tháng cuối năm nếu đồng Yên như hiện nay

(Vietnamdaily) - Nếu tỷ giá JPY/VND hiện tại được giữ nguyên cho đến cuối năm nay, ACV sẽ phải ghi nhận khoản lỗ tỷ giá khoảng 500 tỷ đồng trong nửa cuối năm 2024, và mất hết khoản lãi tỷ giá từ đầu năm.
 

Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) ghi nhận doanh thu tiếp tục đà phục hồi so với cùng kỳ cùng với sự phục hồi của lượng hành khách quốc tế, vốn là chủ đề chính của toàn ngành trong giai đoạn 2023-2024.

Cụ thể, tổng lượng hành khách qua cảng của ACV đạt 26,8 triệu hành khách (-8,3% so cùng kỳ), chủ yếu là do lượng hành khách nội địa giảm (-22% so cùng kỳ) do thiếu máy bay, trong khi lượng hành khách quốc tế tăng 30,3% so cùng kỳ, đạt 10 triệu khách.

Bị phạt 300 triệu do không niêm yết, Âu Lạc làm ăn sao?

(Vietnamdaily) - Ngày 30/8, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Âu Lạc số tiền 350 triệu đồng.