Chủ tịch Quốc hội chủ trì cuộc họp chuẩn bị các nội dung cho kỳ họp bất thường

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, ở kỳ họp bất thường, Quốc hội chỉ xem xét tối đa 5 vấn đề, nhưng không nhất thiết phải làm cho đủ.

Trên tinh thần chuẩn bị từ sớm, từ xa, trong 2 ngày 25-26/11 tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội làm việc với Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Thường trực một số Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương để xem xét 5 vấn đề cấp bách, dự kiến được đưa ra thảo luận tại kỳ họp bất thường của Quốc hội.
Chu tich Quoc hoi chu tri cuoc hop chuan bi cac noi dung cho ky hop bat thuong
 Quốc hội chuẩn bị họp phiên bất thường.
5 vấn đề đó là: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Luật (Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư công theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Hải quan, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật Thi hành án dân sự); Dự thảo Nghị quyết Thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ; Đề án xây dựng cơ chế, chính sách tài khoá, tiền tệ để hỗ trợ kịp thời triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội; Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025; Dự án Thí điểm về việc tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư.
Mục đích của cuộc làm việc này nhằm định hướng việc nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng các chính sách để tiếp tục hoàn thiện từng nội dung; đồng thời, xác định rõ quy trình, thủ tục trình, thẩm tra, xem xét trên cơ sở đó, nếu đủ điều kiện và bảo đảm chất lượng sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kỳ họp bất thường (Dự kiến tổ chức cuối tháng 12/2021 hoặc đầu tháng 1/2022).
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, đây là những nội dung có tính cấp bách, đột xuất, rất quan trọng cho quốc kế dân sinh, nhưng cũng là vấn đề khó, phức tạp, cần tích cực chuẩn bị kỹ lưỡng, đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội và Chính phủ cần phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng, xem xét thấu đáo, bảo đảm chất lượng nội dung 5 vấn đề; đồng thời, Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, Quốc hội sẽ chỉ xem xét tối đa 5 vấn đề mà không nhất thiết phải làm cho đủ nếu các vấn đề này có chất lượng chuẩn bị không bảo đảm yêu cầu và không bổ sung thêm các nội dung khác.
Trên tinh thần đó, lãnh đạo Quốc hội nghe, cho ý kiến cụ thể từng vấn đề để xem xét về quy trình, thủ tục; xem xét tác động từng chính sách để chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục hoàn thiện, nếu đủ điều kiện sẽ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội quyết định tại Kỳ họp bất thường.
Cách đây 2 ngày, tại phiên họp thứ 5 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, khi cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp bất thường của Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, thời gian từ nay đến tháng 12/2021 không còn nhiều, các cơ quan của Quốc hội sẽ phải triển khai rất nhiều hoạt động quan trọng theo kế hoạch năm 2021. Trong khi đó, các nội dung dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp bất thường đều là những vấn đề lớn, phức tạp, cần có thời gian để các Ủy ban của Quốc hội thẩm tra kỹ lưỡng; Chính phủ cũng cần có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện văn bản trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Theo quy định, sau khi Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ thống nhất về nội dung chương trình kỳ họp bất thường của Quốc hội, cần phải báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị về nội dung này.
Ngoài ra, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho biết, nếu tất cả các nội dung trên đã được các cấp có thẩm quyền cho ý kiến trong tháng 12/2021 và đủ điều kiện trình Quốc hội thì đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho tổ chức kỳ họp bất thường vào đầu tháng 1/2022.

Nguồn: VOV

Hành trình phá án: Nhiều cô gái xinh đẹp bị cướp, hiếp kinh hoàng

Vì cơn thèm muốn tình dục quá cao mà tên cướp đã gây ra loạt tội ác kinh hoàng. Vụ án được ANTV dựng lại trong chương trình Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Nhieu co gai xinh dep bi cuop, hiep kinh hoang

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 2h30 ngày 23/11/2016, Công an TP Đà Nẵng nhận được thông tin tại quán cà phê Trâm Anh (trên đường Cách Mạng Tháng Tám, quận Cẩm Lệ) do chị P.T.M.L. (sinh 1982) làm chủ quán xảy ra vụ giết người, cướp tài sản và hiếp dâm. 

Hanh trinh pha an: Nhieu co gai xinh dep bi cuop, hiep kinh hoang-Hinh-2
 Sau khi tiếp nhận thông tin, Phòng Cảnh sát hình sự đã phối hợp với các lực lượng chức năng của Công an thành phố tiến hành điều tra, truy xét đối tượng.

2 người chết khi tiêm vắc xin ở Thanh Hóa: Có truy cứu hình sự?

Nhiều công nhân tại Công ty TNHH giầy Kim Việt (Thanh Hóa) xuất hiện triệu chứng nặng sau khi tiêm mũi 2 vắc xin phòng COVID-19, đã có 2 trường hợp tử vong.

Ngày 25/11, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết trên địa bàn vừa ghi nhận 2 công nhân tử vong sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19. Theo đó, vào ngày 23/11, Trung tâm Y tế huyện Nông Cống tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 mũi 2 cho công nhân, người lao động tại Công ty TNHH giầy Kim Việt (có địa chỉ tại thị trấn Nông Cống, huyện Nông Cống). 5 trường hợp phản ứng phản vệ sau tiêm, 2 công nhân tử vong.
2 nguoi chet khi tiem vac xin o Thanh Hoa: Co truy cuu hinh su?

Công ty TNHH giầy Kim Việt, nơi nhiều công nhân gặp phản ứng sau tiêm vắc xin phòng COVID-19. (Ảnh: Người lao động)

Dưới góc độ pháp lý, trao đổi với PV Báo Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, không chỉ có vắc xin ngừa COVID-19 mà bất cứ loại vắc xin nào cũng có những rủi ro nhất định đối với những người sử dụng khi tiêm ngừa. Bởi vậy, việc tiêm phòng vắc xin phải đảm bảo đúng quy trình, đúng quy định, cần kiểm tra sức khỏe, khám sàng lọc trước khi tiêm để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra.

"Trường hợp có rủi ro xảy ra trong quá trình tiêm vắc xin dẫn đến hậu quả người tiêm tử vong thì cơ quan chức năng sẽ làm rõ nguyên nhân sự việc để có hướng khắc phục và giải quyết hậu quả pháp lý theo quy định.

Thực tế thời gian qua, khi có vắc xin ngừa COVID-19 thì không chỉ ở Việt Nam mà tất cả các quốc gia sử dụng vắc xin ngừa COVID-19 ở các loại vắc xin khác nhau đều có những trường hợp tai biến xảy ra dẫn đến một số trường hợp người tiêm tử vong. Đây là những rủi ro có thể đã được tính toán và dự báo từ trước đối với các loại vắc xin chứ không riêng gì loại vắc xin ngừa COVID-19".

2 nguoi chet khi tiem vac xin o Thanh Hoa: Co truy cuu hinh su?-Hinh-2
Tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) 

Luật sư Cường cho hay, bởi vậy, để giảm thiểu thấp nhất những rủi ro thì người tiêm ngừa COVID-19 cần phải khai báo trung thực tính trạng sức khỏe phải tình trạng bệnh lý. Những trường hợp có biểu hiện sốc phản vệ, biến chứng cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ kịp thời từ phía cán bộ y tế tránh trường hợp xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

Theo luật sư Cường, mỗi loại vắc xin thì lại có quy trình bảo quản, đảm bảo các điều kiện vận chuyển, bảo quản và việc sử dụng có thể khác nhau. Bởi vậy, cơ quan y tế cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của nhà sản xuất và quy định chung về tiêm phòng vắc xin. Trường hợp có lỗi do quá trình bảo quản, vận chuyển, sử dụng thuộc về nhân viên y tế. Không loại trừ trường hợp nhân viên y tế đã có vi phạm quy định về khám chữa bệnh, cấp phát thuốc, vi phạm khi thực hiện quy định, quy trình về tiêm ngừa vắc xin COVID-19 thì khi đó sẽ xem xét trách nhiệm pháp lý theo quy định, trong đó có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.

"Với những vụ việc dẫn đến hậu quả chết người thì cơ quan chức năng sẽ vào cuộc xác minh làm rõ nguyên nhân là do lỗi của nhân viên y tế trong quá trình bảo quản, vận chuyển vắc xin, trong quá trình thực hiện quy trình tiêm chủng hay do rủi ro ngẫu nhiên trong quá trình sử dụng vắc xin. Cũng có thể do người tiêm cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, bệnh không đúng sự thật, không tuân thủ các khuyến cáo của cơ quan y tế. Dù nguyên nhân nào chăng nữa thì cũng cần phải làm rõ để thực hiện các giải pháp phòng ngừa, đồng thời xem xét trách nhiệm pháp lý theo quy định chung" - luật sư Cường phân tích.

>>> Xem thêm video: Hà Nội thông tin về trường hợp tử vong sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19