Chủ tịch phường giải mã bí ẩn 6 ngôi mộ mọc sau một đêm

Việc xác định bãi Xém là nghĩa địa chỉ dựa vào lịch sử hình thành chứ không có văn bản nào quy định...

Không có văn bản để chứng minh
Xoay quanh việc nhiều người dân thuộc 6 tổ của phố Bắc Cầu (phường Ngọc Thụy) bức xúc vì chính quyền cho làm nghĩa trang bãi Xém, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy Nguyễn Quốc Văn cho biết: Phần đất bãi Xém từ xa xưa vốn là nghĩa trang, nhưng vì cạnh sông nên lũ lụt đã cuốn đi nhiều mồ mả.
Chu tich phuong giai ma bi an 6 ngoi mo moc sau mot dem
 Ông Nguyễn Quốc Văn - Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy.
Tuy nhiên, ông Văn không chứng minh được điều đó bằng văn bản: “Phường không có văn bản chứng minh khu đất bãi Xém là nghĩa địa, nhưng căn cứ vào lịch sử hình thành và nhiều cao niên trên địa bàn thì phường khẳng định khu đất đó là nghĩa trang”.
Ông Tạ Văn Thức, người dân tổ 33 khẳng định: “Việc chính quyền phường dùng từ ‘cải tạo nghĩa trang’ trong các văn bản là hoàn toàn không chính xác. Từ bao đời nay, đất đai thuộc bãi Xém là đất canh tác nông nghiệp, chuyên trồng ngô, khoai chứ không phải đất nghĩa trang”.
Về việc dự án cải tạo nghĩa trang bãi Xém sẽ chuyển hàng nghìn ngôi mộ về đây khiến nhiều người dân lo lắng sẽ tác động xấu đến môi trường, xáo trộn đời sống, ông Nguyễn Quốc Văn cam kết: “Các ngôi mộ chuyển về đây 100% là mộ khô chứ không chôn tươi, chôn mới và sẽ cho đại diện người dân phố Bắc Cầu vào trong tổ quản lý nghĩa trang để theo dõi việc vận chuyển các khu mộ đến nghĩa trang bãi Xém”.
Ông Đặng Hoàng Giang, người dân phố Bắc Cầu cho biết: “Người dân chúng tôi không quan trọng là mộ chôn khô hay là tươi. Dù khô hay tươi thì cũng phải làm đúng quy trình, không có văn bản giấy tờ đầy đủ thì không có ý nghĩa”.
Về việc nhiều hộ dân bất ngờ trước thông tin “cải tạo nghĩa trang bãi Xém", ông Văn cho biết, phường đã tổ chức các cuộc họp với sự tham gia của cấp ủy, đảng viên các tổ từ 33-38, trưởng các chi hội, đoàn thể để phổ biến, nhưng việc không đến được với nhân dân thì do lãnh đạo tổ không thông tin đầy đủ.
Ông Tạ Văn Thức trình bày: “Tôi có tham dự cuộc họp ngày 26/10 do phường tổ chức. Việc chính quyền phổ biến về kế hoạch cải tạo nghĩa trang bãi Xém là có, và phường cũng yêu cầu chúng tôi về vận động nhân dân. Tuy nhiên, đa số chúng tôi đều không đồng thuận thì không thể vận động được”.
Ông Thức cho biết thêm: Tại cuộc họp trên, đại đa số nhân dân yêu cầu biểu quyết lấy ý kiến nhưng Bí thư Đảng ủy phường không đồng ý.
“Không còn nơi khác phù hợp”
Liên quan ý kiến của nhiều người dân cho rằng, vị trí đặt nghĩa địa không nhất thiết phải là bãi Xém, chính quyền có thể di chuyển đến vị trí khác không ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, ông Văn bày tỏ: Xét về quy hoạch thì phường không có nơi nào phù hợp hơn khu đất thuộc bãi Xém.
Ngoài ra, ông quả quyết: Việc triển khai dự án đã đáp ứng nguyện vọng của hơn 30 nghìn hộ dân trên địa bàn phường, là chủ trương chung của TP Hà Nội.
“Việc triển khai dự án này khiến quyền lợi của ai cũng ảnh hưởng. Người dân thôn Gia Thượng cũng chịu nhiều thiệt thòi trong việc di dời các phần mộ để giải tỏa mặt bằng thi công đường”, ông Văn nói.
Chu tich phuong giai ma bi an 6 ngoi mo moc sau mot dem-Hinh-2
 Văn bản của UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án quy tập mộ phục vụ giải phóng mặt bằng tại bãi Xém.
Thông tin về việc tại khu đất bãi Xém xuất hiện 6 ngôi mộ bí ẩn, Chủ tịch phường Ngọc Thụy cho biết: “Chúng tôi đã nắm bắt được thông tin về gia đình có 6 ngôi mộ đó. Nguyên nhân là khi biết phường triển khai cải tạo nghĩa trang, một hộ dân đã đến đắp đất lên làm ký hiệu đề phòng khi đào xới, thi công ảnh hưởng đến mộ phần của người đã khuất".
Theo ông, phường sẽ lên kế hoạch để tiếp xúc với nhân dân đồng thời vận động, thuyết phục, chỉ rõ mục đích cho nhân dân hiểu rõ vấn đề, tạo nên sự đồng thuận cao nhất.
Diễn biến mới nhất, sáng qua, tại khu đất thuộc bãi Xém xuất hiện một nhóm nam thanh niên lạ mặt đến đóng cọc. Cho rằng họ xác định vị trí để thi công dự án nghĩa trang, hàng trăm người dân kéo đến ngăn cản.
Sự việc chỉ dừng lại khi công an phường Bắc Cầu xuống lập biên bản, lấy lời khai.
Xem clip khó khăn khi bắt Trịnh Xuân Thanh ở nước ngoài (Nguồn: VTC):

Phản đối hành vi dùng vũ lực của Indonesia đối với ngư dân Việt Nam

Việt Nam phản đối mạnh mẽ hành vi sử dụng vũ lực của lực lượng chức năng Indonesia đối với tàu cá và ngư dân Việt Nam.

Ngày 10/11, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam về vụ việc ngày 21/10, hai tàu cá của Việt Nam mang số hiệu BV 92658TS và BV 92659TS cùng 13 ngư dân trong khi đang khai thác hải sản tại vùng chồng lấn trong khu vực đặc quyền kinh tế đang phân định giữa hai nước đã bị tàu Hải quân Indonesia mang số hiệu 632 truy đuổi và bắn khiến ba ngư dân bị thương, trong đó một ngư dân đã qua đời vì thương nặng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:

Hiểm họa súng đạn rao bán tràn lan trên mạng

Các loại súng săn, súng hơi và một số loại súng giống hệt súng quân dụng được rao bán tràn lan trên mạng.

Các loại súng săn, súng hơi và một số loại súng giống hệt súng quân dụng được rao bán tràn lan trên mạng với giá chỉ vài triệu đồng.

Chùm ảnh: Những con đường ngắn nhất Sài Gòn

Sài Gòn có những con đường nhỏ, thật ngắn nằm ẩn mình trong những khu phố có tuổi đời cả trăm năm mang những nét bình dị, đặc trưng riêng của người Sài Gòn.

Đầu tiên phải nói đến là con đường Đường Đỗ Văn Sửu (nằm ngay cầu Chà Và , quận 5) với chiều dài chỉ 45m. Con đường này nằm trong khu vực buôn bán sầm uất của Chợ Lớn - Sài Gòn ngày xưa. Cộng đồng dân cư ở đây cũng chủ yếu là người Hoa, sinh sống ở Sài Gòn từ rất lâu đời. Đường này bán chủ yếu các mặt hàng cơ khí, phụ kiện của ô tô. Theo những người sống lâu năm ở đây, việc buôn bán này chỉ diễn ra sau năm 1975, trước đó, khu vực này vốn là khu dân cư.
 Đầu tiên phải nói đến là con đường Đường Đỗ Văn Sửu (nằm ngay cầu Chà Và , quận 5) với chiều dài chỉ 45m. Con đường này nằm trong khu vực buôn bán sầm uất của Chợ Lớn - Sài Gòn ngày xưa. Cộng đồng dân cư ở đây cũng chủ yếu là người Hoa, sinh sống ở Sài Gòn từ rất lâu đời. Đường này bán chủ yếu các mặt hàng cơ khí, phụ kiện của ô tô. Theo những người sống lâu năm ở đây, việc buôn bán này chỉ diễn ra sau năm 1975, trước đó, khu vực này vốn là khu dân cư.
Đường Đinh Lễ (quận 4) chỉ dài 56m. Toàn bộ con đường này là không gian của chợ Xóm Chiếu. Ngôi chợ này còn là một trong những điểm ăn uống nổi tiếng của Sài Gòn.
 Đường Đinh Lễ (quận 4) chỉ dài 56m. Toàn bộ con đường này là không gian của chợ Xóm Chiếu. Ngôi chợ này còn là một trong những điểm ăn uống nổi tiếng của Sài Gòn.
Đường Đinh Lễ còn biết đến là con đường duy nhất chỉ có 1 số nhà là trụ sở Ban quan lý chợ Xóm Chiếu.
 Đường Đinh Lễ còn biết đến là con đường duy nhất chỉ có 1 số nhà là trụ sở Ban quan lý chợ Xóm Chiếu.
Ở vị trí thứ 3 là con đường Phú Định (quận 5), dài khoảng 65m, nằm giữa 02 con đường Nguyễn Án và đường Lương Nhữ Học. Nổi bật là đền Phú Nghĩa Hội quán, thờ Trần Thương Xuyên - người có công đưa người Hoa định cư ở miền Nam từ năm 1679. Con đường này thuộc khu vực sinh sống của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM cũng như là một phần của Chợ Lớn ngày xưa.
 Ở vị trí thứ 3 là con đường Phú Định (quận 5), dài khoảng 65m, nằm giữa 02 con đường Nguyễn Án và đường Lương Nhữ Học. Nổi bật là đền Phú Nghĩa Hội quán, thờ Trần Thương Xuyên - người có công đưa người Hoa định cư ở miền Nam từ năm 1679. Con đường này thuộc khu vực sinh sống của cộng đồng người Hoa tại TP.HCM cũng như là một phần của Chợ Lớn ngày xưa.
Người dân nơi đây chủ yếu sản xuất và bán lồng đèn. Những chiếc đèn lồng, mái nhà xưa cũ khiến nhiều người liên tưởng đến giống khu phố cổ Hội An khi đi vào con đường Phú Định nhất là vào dịp lễ Tết Trung Thu.
 Người dân nơi đây chủ yếu sản xuất và bán lồng đèn. Những chiếc đèn lồng, mái nhà xưa cũ khiến nhiều người liên tưởng đến giống khu phố cổ Hội An khi đi vào con đường Phú Định nhất là vào dịp lễ Tết Trung Thu.
Đường Nguyễn Thiệp (quận 1) dài 90m. Có thể nói đây là một trong những con đường ngắn và lâu đời nhất Sài Gòn, gắn liền với quá trình phát triển của Thành phố từ khi người Pháp vào. Vào thời Pháp có tên là đường Carabelli. Sau này chính quyền Sài Gòn đổi tên Nguyễn Thiệp. Sau năm 1975 đường vẫn giữ tên cũ, hiện nay đường giới hạn bởi đường Đồng Khởi phố đi bộ Nguyễn Huệ.
 Đường Nguyễn Thiệp (quận 1) dài 90m. Có thể nói đây là một trong những con đường ngắn và lâu đời nhất Sài Gòn, gắn liền với quá trình phát triển của Thành phố từ khi người Pháp vào. Vào thời Pháp có tên là đường Carabelli. Sau này chính quyền Sài Gòn đổi tên Nguyễn Thiệp. Sau năm 1975 đường vẫn giữ tên cũ, hiện nay đường giới hạn bởi đường Đồng Khởi phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Chỉ dài hơn con đường Nguyễn Thiệp một chút là đường Hưng Long (Quận 10), dài 92m. Đường bị giới hạn bởi đường Nguyễn Chí Thanh và Đào Duy Từ, nằm đối diện với nhà máy bia Sài Gòn. Không ai rõ con đường này có từ khi nào. Con đường ngắn nhìn như một con phố nhỏ rất yên bình.
 Chỉ dài hơn con đường Nguyễn Thiệp một chút là đường Hưng Long (Quận 10), dài 92m. Đường bị giới hạn bởi đường Nguyễn Chí Thanh và Đào Duy Từ, nằm đối diện với nhà máy bia Sài Gòn. Không ai rõ con đường này có từ khi nào. Con đường ngắn nhìn như một con phố nhỏ rất yên bình.
Tương tự là con đường Huyền Quang (quận 1), dài 94m. Con đường ngắn, hẹp nên dễ bị lầm tưởng là hẻm. Dù vậy, tuổi đời của con đường đến cả trăm năm nay. Ngày xưa có tên gọi là đường Génibrel, rồi đổi tên là Huyền Quang từ năm 1955. Được biết, Génibrel là tên một giáo sĩ người Pháp đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu sang tiếng Pháp.
 Tương tự là con đường Huyền Quang (quận 1), dài 94m. Con đường ngắn, hẹp nên dễ bị lầm tưởng là hẻm. Dù vậy, tuổi đời của con đường đến cả trăm năm nay. Ngày xưa có tên gọi là đường Génibrel, rồi đổi tên là Huyền Quang từ năm 1955. Được biết, Génibrel là tên một giáo sĩ người Pháp đã dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du và Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu sang tiếng Pháp.
Đường Nguyễn Hữu Thân (quận 5), dài 95m, dẫn ra ngay cổng chính chợ Bình Tây, khu chợ sầm uất bậc nhất của cộng đồng người Hoa. Phía sau đường là bến xe Chợ Lớn. Hai bên đường, là những hộ kinh doanh của người dân buôn bán rất nhộn nhịp, tấp nập.
 Đường Nguyễn Hữu Thân (quận 5), dài 95m, dẫn ra ngay cổng chính chợ Bình Tây, khu chợ sầm uất bậc nhất của cộng đồng người Hoa. Phía sau đường là bến xe Chợ Lớn. Hai bên đường, là những hộ kinh doanh của người dân buôn bán rất nhộn nhịp, tấp nập.
Đường Phan Văn Đạt (quận 1) dài 103m cũng là một trong những con đường lâu đời của Sài Gòn. Đường nằm ngay góc công trường Mê Linh và Mạc Thị Bưởi. Được biết Phan Văn Đạt là người sĩ phu yêu nước có số phận khá bi đát, ông mất khi tuổi đời chỉ vừa tròn 33 tuổi.
 Đường Phan Văn Đạt (quận 1) dài 103m cũng là một trong những con đường lâu đời của Sài Gòn. Đường nằm ngay góc công trường Mê Linh và Mạc Thị Bưởi. Được biết Phan Văn Đạt là người sĩ phu yêu nước có số phận khá bi đát, ông mất khi tuổi đời chỉ vừa tròn 33 tuổi.
Đằng sau chợ Tân Định là con đường Mã Lộ, cũng hình thành từ lâu đời. Con đường dài 105m, giới hạn bởi đường Bà Lê Chân - Nguyễn Hữu Cầu. Cái tên Mã Lộ có từ khi đường ra đời năm 1928. Đúng như cái tên, ngày xưa đường cho xe ngựa đi hoặc chỗ để đổ xe ngựa chuyên chở hàng hóa tạm dừng nghỉ ngơi lúc đang bốc dở hàng hóa. Sau đó, khi các loại xe động cơ được nhập về, hình ảnh những cỗ xe ngựa chở người chở khách dần lui vào dĩ vãng, nhưng cái tên Mã Lộ vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ.
 Đằng sau chợ Tân Định là con đường Mã Lộ, cũng hình thành từ lâu đời. Con đường dài 105m, giới hạn bởi đường Bà Lê Chân - Nguyễn Hữu Cầu. Cái tên Mã Lộ có từ khi đường ra đời năm 1928. Đúng như cái tên, ngày xưa đường cho xe ngựa đi hoặc chỗ để đổ xe ngựa chuyên chở hàng hóa tạm dừng nghỉ ngơi lúc đang bốc dở hàng hóa. Sau đó, khi các loại xe động cơ được nhập về, hình ảnh những cỗ xe ngựa chở người chở khách dần lui vào dĩ vãng, nhưng cái tên Mã Lộ vẫn còn được sử dụng đến tận bây giờ.
Ngoài ra, ở Sài Gòn còn rất nhiều con đường rất ngắn mới mở như ở khu vực Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) có đường Hoa Thị (dài 38m), Hoa Lài (dài 43m), Hoa Trà (dài 44m),... Tuy nhiên các con đường trên chỉ vừa mới mở còn biết người biết đến , không mang nhiều về ý nghĩa lịch sử.
 Ngoài ra, ở Sài Gòn còn rất nhiều con đường rất ngắn mới mở như ở khu vực Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) có đường Hoa Thị (dài 38m), Hoa Lài (dài 43m), Hoa Trà (dài 44m),... Tuy nhiên các con đường trên chỉ vừa mới mở còn biết người biết đến , không mang nhiều về ý nghĩa lịch sử.
Đường Hoa Lài (43m) .
 Đường Hoa Lài (43m) .
Đường Hoa Thị (38m).
 Đường Hoa Thị (38m).