Chủ tịch cùng các sếp CII đăng ký bán ra gần 1,8 triệu cổ phiếu

(Vietnamdaily) - Một loạt sếp của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) đồng loạt đăng ký bán ra cổ phiếu trong thời gian giao dịch dự kiến thực hiện từ 8/4-7/5.

Theo đó, Chủ tịch HĐQT Lê Vũ Hoàng đăng ký bán 1,7 triệu cổ phiếu CII để giảm sở hữu từ 1,04% về còn 0,33% vốn. Ông Nguyễn Trường Hoàng, Giám đốc dự án đăng ký bán ra toàn bộ 71.000 cổ phiếu CII.
Bà Nguyễn Quỳnh Hương, Giám đốc quản lý vốn đăng ký bán 250.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 250.004 cổ phiếu về còn 4 cổ phiếu. Bên cạnh đó, bà Nguyễn Thị Thu Trà, Giám đốc tài chính đăng ký bán toàn bộ 557.054 cổ phiếu để giảm sở hữu về 0 cổ phiếu.
Chu tich cung cac sep CII dang ky ban ra gan 1,8 trieu co phieu
 Một loạt sếp CII đăng ký bán ra cổ phiếu.
Ngoài ra, ngày 1/4, cổ đông lớn của CII là VIAC (No.1) Limited Partnership đã đăng ký bán 2,5 triệu đơn vị để giảm tỷ lệ sở hữu từ 9% xuống còn 8,01%. Giao dịch được thực hiện từ ngày 7/4-6/5.
Ngược lại với động thái trên, các quỹ thành viên nhóm Dragon Capital đã mua thêm cổ phiếu CII của CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM trong bối cảnh giá cổ phiếu liên tục tăng giá mạnh thời gian gần đây nhờ được hưởng lợi từ thông tin trạm xa lộ Hà Nội sẽ chính thức thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ kể từ 0 giờ ngày 1/4.
Theo đó, Grinling International và Norges Bank đã mua tổng cộng hơn 3 triệu cổ phiếu CII trong các ngày 25-26/3. Sau giao dịch, cả nhóm Dragon Capital tăng sở hữu tại Công ty lên 24,4 triệu cổ phiếu CII, tương ứng 10,22% vốn.

CII dự kiến trả cổ tức 14%, huỷ giảm room nước ngoài

(Vietnamdaily) - CII vừa đưa ra kế hoạch cho năm 2021 với doanh thu tăng 24% và lợi nhuận tăng 14%.

HĐQT CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) vừa thông qua kế hoạch năm 2021. Theo đó, CII đặt kế hoạch tổng doanh thu 6.700 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 615 tỷ đồng.

Nếu so với kết quả năm 2020 thì CII đang đề ra kế hoạch tăng hơn 24% về chỉ tiêu doanh thu và tăng 14% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế năm.

Công ty con của CII tự nguyện rời sàn HoSE về giao dịch UPCoM

(Vietnamdaily) - CEE tự nguyện huỷ niêm yết trên HoSE và đưa cổ phiếu giao dịch ở UPCoM để tái cấu trúc doanh nghiệp.

HĐQT CTCP Xây dựng Hạ tầng CII (CII E&C, CEE) vừa công bố Nghị quyết về việc triển khai hồ sở hủy niêm yết tự nguyện tại HoSE. Lý do doanh nghiệp đưa ra là tập trung tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Cả trăm mét sông bị Cty Thăng Long san lấp trái phép: Hạt quản lý đê Sóc Sơn nói gì?

(VietnamDaily) - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn đã lập biên bản đối với Công ty Thăng Long khi đổ đất san lấp sông, dựng trạm trộn bê tông trái phép ở ngã ba sông Công - sông Cầu.

Liên quan đến việc cả trăm mét sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu, thuộc địa bàn xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội) bị san lấp, dựng trạm trộn bê tông trái phép để làm điểm tập kết khoáng sản cát sỏi, chiều ngày 29/3, PV Tri thức và Cuộc sống đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Bảo - Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn (thuộc Chi cục phòng, chống thiên tai Hà Nội - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội).
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?
Cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu (xã Trung Giã) bị san lấp trái phép.
Bước đầu, ông Bảo cho biết mấy tuần qua Hạt quản lý đê Sóc Sơn có lập biên bản một trường hợp là Công ty Thăng Long đổ đất lấn chiếm bãi sông ở khu vực nói trên và đề nghị địa phương xử phạt.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-2
Những khối đất đát đổ lấn ra phía lòng sông với quy mô khủng.
Khi PV đề cập đến nội dung hiện trạng khu vực vi phạm, đến thời điểm này ra sao, cơ quan chức năng đã xử lý, giải tỏa hay chưa? Vị Hạt trưởng Hạt quản lý đê Sóc Sơn chỉ nói: “Cả huyện và xã vẫn đang đôn đốc để xã giải tỏa. Chức năng nhiệm vụ thì Hạt chỉ lập biên bản”.
Ca tram met song bi Cty Thang Long san lap trai phep: Hat quan ly de Soc Son noi gi?-Hinh-3
 Tại vị trí san lấp trái phép còn "mọc" lên một trạm trộn bê tông không phép vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều.
Thực tế, cả trăm mét bờ, lòng sông ở ngã ba sông Công - sông Cầu đã bị san lấp trái phép. Hoạt động này diễn ra công khai, rầm rộ với quy mô khủng, hủy hoại bờ sông, làm biến dạng mặt bằng của đất khiến đoạn dòng chảy qua đây bị thu hẹp lại, vi phạm nghiêm trọng hành lang bảo vệ đê điều. Thế nhưng, không hiểu vì sao khi sự việc đã rồi, Hạt quản lý đê Sóc Sơn mới “mò” đến lập biên bản theo như lời ông Bảo nói là làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình, rồi chính quyền địa phương thì “rục rịch” xử lý?