Chủ tài khoản có thể xác thực sinh trắc học trực tiếp từ VNeID

Nhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID, người dùng có thể xác thực sinh trắc học thay vì tới trực tiếp quầy giao dịch.

Theo Luật Căn cước năm 2023, Thông tư 17/NHNN và Thông tư 18/NHNN, kể từ ngày 1/1/2025, những khách hàng chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị tạm dừng các giao dịch trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số và các giao dịch online từ thẻ. Đồng thời khách hàng chưa cập nhật giấy tờ tùy thân thay thế giấy tờ tùy thân hết hiệu lực sẽ bị tạm dừng giao dịch trên tất cả các kênh.
Điều này có nghĩa là, nếu trước đây khách hàng đã cung cấp chứng minh nhân dân (CMND) 9 số hoặc 12 số cho ngân hàng, thì nay cần mang CCCD mới đến ngân hàng để cập nhật lại giấy tờ, thông tin sinh trắc học.
Chu tai khoan co the xac thuc sinh trac hoc truc tiep tu VNeID
Ảnh minh hoạ (Nguồn vneconomy.vn)
Nhằm giảm bớt thủ tục cập nhật cho khách hàng, các ngân hàng đã hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng Dữ liệu Dân cư và Căn cước Công dân (RAR) - Bộ Công an để triển khai xác thực khách hàng thông qua giải pháp kết nối “app to app” giữa ứng dụng ngân hàng và ứng dụng VNeID.
Người dùng chỉ cần mở ứng dụng ngân hàng, lựa chọn cập nhật sinh trắc học, lựa chọn tài khoản định danh VNeID rồi làm theo hướng dẫn là có thể dễ dàng cập nhật sinh trắc học, cập nhật thông tin CCCD cho ngân hàng một cách đơn giản, không đòi hỏi điện thoại khách hàng phải có công nghệ đọc chip bằng NFC, khách cũng không cần tới quầy giao dịch ngân hàng.
Tuy nhiên, để xác thực thông tin khách hàng qua VNeID, người dùng cần phải có tài khoản định danh điện tử VNeID mức độ 2.
Hiện nhiều ngân hàng đã triển khai định danh điện tử qua VNeID như: ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) là ngân hàng đầu tiên triển khai xác thực qua VNeID. Mới đây là một loạt các ngân hàng như Vietinbank, BIDV, Agribank, Sacombank, Techcombank…
Để tránh gián đoạn giao dịch  từ 1/1/2025, các ngân hàng khuyến cáo khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học và giấy tờ tùy thân trên ứng dụng ngân hàng số hoặc tại quầy, chi nhánh phòng giao dịch.

Từ 2025-2027: 2 tuổi thắng Tam Tai, hốt vàng hốt bạc về nhà

Từ 2025-2027, mặc dù vướng hạn Tam Tai bủa vây nhưng 2 con giáp này vẫn may mắn hốt vàng hốt bạc.

Tu 2025-2027: 2 tuoi thang Tam Tai, hot vang hot bac ve nha

Người tuổi MãoNăm 2025 là năm Ất Tỵ, mang hành Hỏa, tạo nên sự tương tác khá đặc biệt với tuổi Mão, vốn thuộc hành Mộc. Theo tử vi, năm này sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho những người cầm tinh con Mèo.

Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có nhiều điểm mới

Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 có nhiều điểm mới đáng chú ý. Trong đó sẽ chỉ có 3 buổi thi với 4 môn thi, giảm 2 môn thi so với năm 2024.

Ngày 24/12, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng ký Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ban hành quy chế thi tốt nghiệp THPT, có hiệu lực từ ngày 8/2/2025.

Cả nước có gần 4.800 vụ ngộ độc thực phẩm trong 11 tháng

Trong 11 tháng năm 2024, xảy ra gần 4.800 vụ ngộ độc thực phẩm với 21 ca tử vong.

Sáng 24/12, báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2025, trong năm, công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực an toàn thực phẩm được đẩy mạnh, xử lý nghiêm các vi phạm của Bộ Y tế cho thấy, trong 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam đã ghi nhận 131 vụ ngộ độc thực phẩm, làm 4.796 người mắc và 21 người bị tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số vụ ngộ độc tăng 7 vụ, số người mắc tăng 2.677 người, nhưng số tử vong lại giảm 7 người.

Số vụ ngộ độc thực phẩm lớn (tăng 30 người mắc/vụ) là 29 vụ, khiến 4.049 người mắc và 02 người tử vong. Số vụ ngộ độc nhỏ, vừa (giảm 30 người mắc/vụ) là 102 vụ, khiến 747 người mắc và 19 người tử vong.
Ca nuoc co gan 4.800 vu ngo doc thuc pham trong 11 thang

Vụ ngộ độc thực phẩm ở Nghệ An khiến 84 công nhân nhập viện. (Ảnh KTĐT)

Theo Bộ Y tế, trong số 131 vụ ngộ độc thực phẩm có 43 vụ liên quan đến độc tố tự nhiên (chủ yếu do ngộ độc cóc, nấm rừng, so biển, cá nóc, cua lạ); 06 vụ liên quan đến hóa chất; 45 vụ liên quan đến vi sinh vật và 37 vụ chưa xác định nguyên nhân.
Trong năm 2024, đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể của công ty tại tỉnh Vĩnh Phúc và Đồng Nai, bếp ăn trường học và căng tin cũng như các quán ăn gần trường tại tỉnh Khánh Hòa và TP. HCM, và thực phẩm đường phố tại các tỉnh Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng... Nguyên nhân của các vụ ngộ độc chủ yếu liên quan đến độc tố tự nhiên như ngộ độc cá nóc, nấm rừng, cua lạ, cùng với 45 vụ do vi sinh vật và 6 vụ liên quan đến hóa chất.
Trước tình hình đó, Bộ Y tế đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành các chỉ thị nhằm tăng cường các biện pháp ngăn ngừa và xử lý ngộ độc thực phẩm.
Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Bộ NN&PTNT tăng cường kiểm soát và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm, nhất là đối với các sản phẩm từ thịt gà, thịt lợn, thủy sản và rau quả, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Việc kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm không chỉ giúp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mà còn bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bộ Y tế đề nghị các cơ quan ban ngành cùng các địa phương tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân, nhất là dịp Tết Nguyên đán 2025 cận kề.