![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Ngày anh nghe lời mẹ, chia tay em để đi cưới vợ, anh nghĩ thôi kệ, dẫu sao cưới vợ giàu sau này khi con mình đau ốm, cũng sẽ có tiền thuốc thang; bản thân mình không phải lo lắng chuyện cơm ăn, áo mặc, nhà ở. Khi anh nói điều này với thằng bạn thân, nó bảo anh là người thực dụng. Còn em thì chỉ lặng lẽ khóc.
Nhà vợ anh rất giàu. Mỗi cô con gái khi đi lấy chồng đều được tặng của hồi môn là một căn nhà, một chiếc xe tải và một số tiền để làm ăn. Anh trở thành ông chủ từ đó. Cuộc sống giàu sang ở nhà vợ khiến anh càng củng cố suy nghĩ của mình: Lấy vợ giàu là một lựa chọn sáng suốt. Nếu lấy em - cô giáo ở vùng quê nghèo - thì có lẽ suốt đời anh cũng chẳng biết làm gì ngoài cái nghề bán cháo phổi cùng em vì có thầy cô giáo nào trở thành đại gia đâu?
![]() |
Ảnh minh họa. |
Giữa lúc ấy, ông trời còn trêu ngươi khi cho anh gặp lại em. Chẳng biết can cớ gì mà anh lại than nghèo, kể khổ. Anh quên mất cuộc sống hôm nay là do chính anh tạo ra cho đến khi em nói: “Hạnh phúc hay không là do anh lựa chọn”. Một câu nói thật nhẹ nhàng nhưng nó khiến anh xấu hổ trước em.
Đúng rồi. Có ngày hôm nay là do anh lựa chọn. Thế thì than vãn làm gì phải không em?
Giờ thì anh thấy em hoàn toàn có lý khi đã kiên trì bảo vệ quan điểm của mình. Em luôn dạy các con đi đâu, làm gì, ăn uống bất cứ thứ gì cũng phải nhớ đến ông bà, cha mẹ.
Có một cái bánh, em cũng cắt ra bảo con để phần cho ba dù chỉ là một miếng nhỏ. Lên bàn ăn, trước khi gắp thức ăn cho con, bao giờ em cũng gắp bỏ vào chén anh trước.
Em bảo phải dạy con thảo ăn, biết nghĩ tới người khác. Song, anh thì lại hay cằn nhằn: “Có một chút xíu, ăn không dính kẽ răng mà để phần làm chi?”. Anh nói như vậy là vì thương con, muốn nhịn miệng cho con. Hồi đó nhà nghèo, bữa ăn có gì đâu mà phải chừa, phải để, phải nhường nhịn qua lại cho mất công?
![]() |
Ảnh minh họa. |
Em đi đâu về, có cái bánh ngon vẫn bảo con mang lên cho ông bà mặc chúng thòm thèm. Lên bàn ăn, miếng ngon nhất vẫn là để cho ông bà và ba. Con lớn lên một tí, có dịp tụ tập bạn bè vui chơi, bày chuyện nấu nướng, em vẫn dặn dò nấu xong phải lấy riêng phần cho ba rồi mới được ăn uống… Em đúng là bảo thủ!
Cho đến khi anh sang nhà bà con, bạn bè và tận mắt chứng kiến cảnh con cháu ăn hỗn, không biết chừa, biết để, lên bàn ăn có miếng ngon chẳng biết nhường nhịn, anh mới nghĩ là em có lý. Nghe bạn bè than phiền về con cái của họ, anh càng nể em hơn. Trong chuyện này, em đã đúng hoàn toàn. Anh rất tự hào về con cái của mình khi chúng hiếu thuận, biết kính trên nhường dưới. Trái ngọt này, anh xin nhường cả cho em…
“Thằng đó cái gì cũng được, chỉ tội rượu chè bê tha quá, lấy nó về sau này con sẽ khổ”. Khi nghe em thuật lại lời nói của cha, anh rất tự ái.
Lúc đó anh nghĩ, đó chẳng qua chỉ là một sự từ chối khéo chứ cái chuyện rượu chè thì thằng đàn ông nào chẳng mắc phải? Hơn nữa, anh chỉ xỉn có 2 lần khi đến nhà em chứ có nhiều lắm đâu mà bảo bê tha?
Nhớ hồi đó khi anh nói chia tay, em đã khóc rất nhiều. Em bảo rằng anh không thương em, cha nói vậy chớ đâu có cấm cản hai đứa tiếp tục yêu thương, tìm hiểu. Nếu thật lòng với em, anh có thể sửa đổi, thậm chí chỉ cần anh không xỉn khi đến nhà em, còn những lúc khác thì sao cũng được. Thế nhưng, anh không nghe vì lòng anh đã quyết.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Cho đến ngày có một cô gái khác đột ngột xuất hiện trước anh. Người đó đã mang lại cho anh sinh khí mới, đã vực anh dậy từ vũng lầy bê tha rượu chè, đã thật lòng yêu anh và cảm hóa con người anh. Người ấy đã mang hạnh phúc đến cho anh như em đã từng.
Tưởng như vậy thì cuộc sống cũng đã có hậu lắm rồi. Vậy mà giờ đây, anh tình cờ biết được một điều diệu kỳ khác của tình yêu, tình người. Chính em đã đưa người con gái ấy đến với anh. Một câu chuyện tưởng chỉ có trong thơ ca, cổ tích. Cảm ơn em, người đã “mai mối” cho nhân duyên, hạnh phúc của anh bây giờ. Thế mới biết có những tình yêu vẫn sống mãi ngay cả khi người ta không còn đi chung một con đường. Một lần nữa, cảm ơn em...