Chồng thực dụng

Cô sống thiên về tinh thần, tình cảm; còn anh quá nặng về vật chất. Cứ mở miệng ra là họ cãi nhau.

Lúc mới quen, cô rất nể phục anh vì tính chịu khó, siêng năng và tinh thần cầu tiến, ham học hỏi dù anh đã có một cơ ngơi đáng kể.
Vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó, đông anh em nên anh luôn muốn thoát khỏi cái nghèo bằng mọi cách. Trong nhà anh, chỉ có anh thành đạt nên anh nghiễm nhiên là trụ cột kinh tế và là niềm tự hào của cả gia đình.
Lẽ ra cô phải hạnh phúc khi có được một người chồng như thế nhưng mặt trái của những ưu điểm đó đã bộc lộ khi hai người thành vợ chồng. Thành đạt từ lúc còn khá trẻ nên anh rất tự mãn, coi thường người khác nếu họ thua kém anh. Anh luôn xem tiền là thước đo của mọi giá trị, lúc nào cũng nghĩ đến việc làm sao để có thật nhiều tiền, bất chấp mọi điều, kể cả lòng tự trọng và sĩ diện. Cô không cho rằng sự gian khó thuở ấu thơ đã ám ảnh anh đến mức tôn thờ đồng tiền đến vậy, bởi nhiều người cũng nghèo, thậm chí còn nghèo hơn anh mà người ta có nô lệ đồng tiền đến vậy đâu? Người quen đến nhà chơi với bộ dạng không được tươm tất thì y như rằng anh cho là họ muốn nhờ vả gì đó, tỏ thái độ khinh khỉnh ra mặt, khiến họ chẳng muốn lui tới thêm lần nào nữa.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Ngược lại, anh luôn ân cần, niềm nở với những người thành đạt, khá giả. Người thân ở quê gặp khó khăn, hỏi vay tiền, anh tính lãi sòng phẳng. Em trai cô bị hư xe, mượn xe cô đi làm đỡ một bữa. Lúc trả xe, anh cứ nhăn nhó khi thấy cậu em đi hết xăng mà quên đổ. Anh với một đồng nghiệp kèn cựa nhau vì một khoản huê hồng nào đó ăn chia không đều, cô khuyên anh bỏ qua vì số tiền không đáng nhưng anh không chịu. Vụ việc lùm xùm thế nào tới tai sếp, kết quả là cả hai cùng bị kỷ luật! Anh ra làm ăn riêng nhưng cũng chẳng ai hợp tác với anh được lâu vì không chịu nổi tính “cò kè bớt một thêm hai”, “xem đồng tiền to như bánh xe bò” của anh.
Cô khuyên anh rất nhiều, rằng cuộc sống không chỉ cần có tiền nhưng anh bảo cô sống giữa thời buổi này mà cứ như người trên mây, không thực tế. Mâu thuẫn giữa họ trở nên trầm trọng khi cả hai ngày càng tiến về hai thái cực đối nghịch nhau: cô sống thiên về tinh thần, tình cảm; còn anh quá nặng về vật chất. Cứ mở miệng ra là họ cãi nhau. Cô thấy lo sợ vì đây là khởi điểm dẫn đến sự tan vỡ của nhiều cặp vợ chồng. Dần dần, cô có thói quen câm lặng, nín nhịn mọi thứ cho nhà cửa đỡ ồn ào, con cái đỡ bị tổn thương nhưng cứ như vậy hoài xem ra cũng không ổn.
Kể lại với tôi, cô kết thúc bằng câu hỏi: với người chồng chỉ biết có tiền, thậm chí xem tiền quan trọng hơn cả vợ con, cô phải sống vì lẽ gì: vì tình, vì nghĩa hay vì con?

Tủi phận lấy phải chồng giàu mà “keo“

Chồng em hơn em 9 tuổi, anh ấy là giám đốc một công ty, thu nhập tốt. Còn em là nhân viên văn phòng trong cơ quan nhà nước, lương chẳng đủ tiêu. Chính vì vậy mà sau khi em sinh con, chồng em đề nghị em không đi làm nữa, ở nhà chăm con.

Anh ấy bảo tiền thuê ôsin chăm con còn cao hơn lương đi làm của em mà lại không yên tâm. Nghe chồng nói có lý, em đồng ý. Nhưng giờ đây, em thấy nuối tiếc vì đã quyết định quá vội vàng.

Mọi việc chi tiêu trong gia đình và cả cho bản thân, em hoàn toàn phụ thuộc vào chồng. Đôi khi muốn mua biếu bố mẹ, anh chị em mình một món quà cũng phải hỏi xin anh ấy.

Chồng em kiếm được nhiều tiền, nhưng lại khá chi li, anh ấy nói cần phải tiết kiệm cho những rủi ro, mỗi tháng chỉ đưa em một chừng mực nhất định. Em rất muốn đi làm nhưng em chẳng biết bắt đầu từ đâu, em nghỉ quá lâu rồi, cảm giác như người tụt hậu vậy, vả lại chồng em cũng phản đối, vì giờ em đã có thêm bé thứ 2.

Xin hãy cho em lời khuyên 

(Nguyễn Thúy Quỳnh - Việt Trì, Phú Thọ).

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 

Thúy Quỳnh thân, trong thư em không nói rõ hai cháu nhà em đã được mấy tuổi rồi, có đi học mẫu giáo không? Thực ra, có không ít những gia đình chỉ người chồng đi làm, còn vợ ở nhà đảm nhận việc nội trợ. Nó tùy vào hoàn cảnh và sự thỏa thuận, phân công công việc giữa hai vợ chồng, nhưng quan trọng là phải có được sự vui vẻ, thoải mái.

Trường hợp của em, em định đi làm trở lại chỉ vì muốn được tự chủ về kinh tế, thì em có thể nói rõ với chồng lý do để xem ý anh ấy thế nào. Nếu thực sự muốn em ở nhà chăm sóc các con, thì anh ấy có thể cân đối lại mức tiền đưa cho em, để em cảm thấy được thoải mái, tự do hơn trong việc chi tiêu. Còn nếu không, em hãy "thương thuyết" với chồng về việc sắp xếp trông nom hai bé, có thể là cho đi học hoặc mướn người giúp việc... để em đi làm.

Việc nghỉ quá lâu khiến em cảm thấy bỡ ngỡ thời gian đầu, nhưng em yên tâm, chỉ cần tìm được việc làm, em sẽ nhanh chóng thích nghi thôi. Chúc em vui.BÀI ĐỌC NHIỀU

Sinh con cho ai?

Anh chỉ muốn phân tích thêm cho em hiểu, quan trọng nhất là sinh con cho ai?

Em bảo, muốn sinh thêm một đứa, để cha mẹ chồng vui lòng, vì ông bà muốn nhìn mặt cháu trai để yên tâm nhắm mắt. Vợ chồng mình đã có hai công chúa, vậy mà em cứ thập thò đòi đi tháo vòng tránh thai. Em bảo, hai vợ chồng đều không làm việc ở cơ quan Nhà nước, sinh con thứ ba cũng chẳng sao. Anh vốn có xu hướng chiều theo ý em, nhất là lần này, em muốn sinh thêm con vì muốn làm đẹp lòng cha mẹ anh, hà cớ gì anh không chiều?

Anh biết, em là một trong những nàng dâu hiếm hoi trên trái đất này, được cha mẹ chồng chiều chuộng còn hơn chiều con ruột. Những bữa cơm gia đình, cha mẹ không lo cho con trai, nhưng cứ gắp đồ ăn cho con dâu. Gặp ai, cha mẹ cũng kể về con dâu với vẻ hãnh diện ra mặt. Mà em cũng xứng đáng được cha mẹ dành cho “phần thưởng” như vậy vì xinh đẹp, nết na, lại có tài kinh doanh. Anh cảm thấy vui lây.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tất nhiên, ở góc độ xã hội, “dù gái hay trai, chỉ hai là đủ”. Mà có làm việc ở cơ quan Nhà nước hay không, vẫn chỉ nên sinh hai con. Anh chỉ muốn phân tích thêm cho em hiểu, quan trọng nhất là sinh con cho ai?

Gia đình mình người Hoa, nên khát khao có cháu trai, con trai lại càng mãnh liệt. Từ bao giờ, hai vợ chồng mình phải sống trong sự trói buộc của nỗi lo không có con trai? Bản thân anh đã tự hóa giải được chuyện đó, thực sự cảm thấy có hai con gái là đủ. Nhưng anh biết, cha anh là người không dễ “hạ nhiệt” khát khao có được đứa cháu trai nối dõi tông đường. Công việc kinh doanh bận rộn, lại vất vả chăm sóc hai con gái nhỏ, vợ chồng mình còn phải đau đáu nghĩ đến “món nợ” sinh con trai từ ngày này qua tháng nọ. Bây giờ, sau một thời gian xuôi xuôi, từ bỏ ý định sinh con, em lại tuyên bố “sẽ cố gắng sinh con trai cho cha mẹ chồng vui lòng”.

Anh ghi nhận và thầm biết ơn em vì tấm lòng hiếu đễ với cha mẹ chồng, nhưng em cần đưa ra một quyết định có lý. Nói thì hơi bẽ bàng, nhưng cha mẹ anh đã trên 70 tuổi, cũng chẳng sống với con cháu được lâu. Nếu vợ chồng mình cố sinh một đứa con trai, là sinh cho vợ chồng mình, chứ cha mẹ có ăn đời ở kiếp với con cháu đâu mà hưởng? Em có thể báo hiếu cha mẹ bằng nhiều hình thức khác, như chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, thuốc thang, quà cáp để cha mẹ có thêm niềm vui, chứ không thể lấy đứa con làm “quà”.

Nếu có con, đứa con ấy sẽ gắn bó từ thời gian, không gian đến tình cảm với anh và em. Số phận và cuộc đời của con gắn với cha mẹ là chính, chứ không phải ông bà. Anh chẳng phải người vô cảm, anh cũng rất thích trẻ con. Khi nhắc đến chuyện sinh con, anh đã hồ hởi tưởng tượng ra đủ thứ tốt đẹp. Nhưng dẫu sao, vợ chồng mình cũng cần căn cứ vào điều kiện thực tế. Đối với em, hai lần mang nặng đẻ đau chỉ cách nhau chưa đến hai năm, đã khiến em gần như kiệt sức. Em cần có thời gian chăm sóc hai con, cần để tâm lực lo cho gia đình, công việc. Anh cũng không đủ sức kham thêm việc nuôi một đứa trẻ.

Khi có gia đình, ai nấy đều muốn toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, nhưng cũng cần nghĩ đến bản thân, bởi mỗi người cần sống tốt cho mình mới lo cho người khác được, đúng không em? Nếu em sinh thêm một đứa con, nói hơi quá là gần như em sẽ “chôn” vùi cuộc sống của em vào việc chăm con, khó có thể cân bằng được. Hơn ai hết, chính em cần “gạch đầu dòng” những yếu tố nên và không nên để xem xét khách quan vấn đề. Việc cha mẹ chồng khao khát một đứa cháu trai, chỉ nên là một ý nhỏ trong những “gạch đầu dòng” ấy.

Anh không muốn lấy quyền làm chồng để ép em dừng việc sinh nở, mà thực ra, anh cũng không có cái quyền cấm đoán ấy. Anh chỉ muốn em bình tâm để hiểu đúng vấn đề, từ đó có quyết định hợp lý hơn.

Cuốc lủi là thú vui của chồng

Có lần bà vợ chỉ thẳng vào mặt ông Thoại, đay nghiến: “Sao ông không đi đâu khuất mắt cho tôi nhờ?”, cho dù ông không hề nát rượu.

Các thành viên trong gia đình không ai đồng ý với ông Thoại, đã đành, ngay cả mấy người hàng xóm cũng về hùa với bà vợ ông.

Ông Thoại năm nay đã hơn bảy mươi tuổi. Không làm thêm gì. Không tham gia hội hè như mấy ông, bà về hưu ở địa phương. Cũng xin nói, là ở “địa phương xóm” của ông Thoại, cũng phát sinh ra lắm thứ hội. Nói chính xác hơn, là câu lạc bộ.

Nào là câu lạc bộ thơ (trong câu lạc bộ thơ lại sinh ra nhánh thơ trào phúng, thơ trữ tình, thơ Đường luật…). Nào là câu lạc bộ cầu lông, câu lạc bộ cờ tướng, câu lạc bộ chơi chim, câu lạc bộ võ cổ truyền…Chưa kể chuyện đi lễ, đi chùa, cúng bái…, mọi người thường nói, chơi cho vui. Nhưng có ông, bà đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để in thơ phú, đi chùa chiền, bảo là “cho vui” ấy.

Không tham gia hội hè thơ phú, nhưng ông Thoại có một nhược điểm. Đó là thói nghiện rượu. Coi uống rượu là thú vui không bỏ được.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Thời bao cấp, làm cái anh thợ mộc mẫu (để mấy ông thợ đúc làm khuôn), ông Thoại được tiếng là khéo tay. Hồi đó vừa nghèo, vừa không thể mua rượu quốc doanh thoải mái như bây giờ, nên những quán “cóc”, gọi là quán chè chén năm xu, rất thịnh hành.

Ở các quán này, bao giờ cũng có rượu chén cuốc lủi. Nó là mặt hàng cấm đấy, nhưng không gắt gao, không triệt để. Ấy là món khoái khẩu nhất của dân nghiện. Một cái chén sành đít bằng, thứ rượu hơi đùng đục, sóng sánh, tỏa ra mùi thơm đặc trưng của rượu gạo quê. Bên cạnh chén rượu, là một đĩa đựng lạc rang nông toen hoẻn, mỗi đĩa chỉ chừng hơn chục hạt lạc, được đong từ một cái chén hạt mít.

Thực khách đông nhất chỉ tới ba gã đàn ông. Thường thường là hai. Có khi một. Tợp hớp rượu, đủ mạnh để nhăn mặt, cảm thấy rất rõ dòng rượu lăn từ cổ họng đến dạ dày, cảm giác lâng lâng thật khó tả. Ấy chính là thú vui của những người đàn ông lấy chén rượu giải sầu. Một thú vui đơn sơ, ít tốn kém.

Khi hết thời bao cấp, xã hội khấm khá lên, mọi thứ đều bán mua thoải mái, thì chính ông Thoại lại không quen với sự thoải mái ấy. Ông dường như là một người hoài cổ, vẫn thích thứ rượu cuốc lủi xưa. Thật trớ trêu là bây giờ không cấm đoán, thì cái thứ cuốc lủi nguyên chất thơm lừng ngày xưa, lại vắng bóng dần. Thay vào đó là thứ rượu nấu đại trà, bày bán nhan nhản ở khắp các hàng quán, mọi ngõ ngách.

Muốn có rượu ngon, ông Thoại buộc phải đi tìm, đi lùng, để có được một hàng rượu ưng ý. Khi đã tìm được rồi, yên tâm có rượu ngon uống, thì cũng chỉ nửa năm sau, quán hàng đã lại chuyển nghề. Hỏi ra được biết, để nấu được mẻ rượu ngon, nó cầu kỳ, tốn kém, mà bán không thể giá quá cao. Còn giữ cái giá bình dân, ắt là càng nấu càng lỗ...

Hơn nữa, người sành ăn uống, lắm tiền, thì họ “chơi” rượu Tây cơ. Còn dân lao động, bán giá để khỏi bù lỗ, họ chê đắt. Vậy là phải giải nghệ. Ông Thoại lại phải cất công đi tìm nhà hàng khác. Có lần tìm được bà hàng nấu đặc biệt ngon, sợ ít lâu bà bỏ cuộc, ông vác hẳn cái can hai mươi lít, mua “dự trữ” khiến bà vợ mắt tròn mắt dẹt.

Rồi cũng từ lần ông vác hũ sành hai mươi lít về đựng rượu, thì cái tiếng nát rượu ai đó bỗng gán cho ông. Khốn nạn! Nào ông có uống nhiều? Nếu không có bạn bè đối ẩm, mỗi ngày ông chỉ uống phần tư chai sáu lăm, tức là cỡ một xị rượu. Vậy mà vẫn bị vợ con cằn nhằn là suốt ngày say xỉn. Đã có lần bà vợ chỉ thẳng vào mặt ông, đay nghiến: “Sao ông không đi đâu khuất mắt cho tôi nhờ?”.

Vào một buổi sáng Chủ nhật, người ta thấy ông Thoại ra khỏi nhà. Thì cũng nghĩ như mọi ngày bình thường, ông đi chơi, hoặc có hẹn với ai đó. Đến chiều không thấy ông về, bà vợ đoán ông sa vào cuộc nhậu rồi say xỉn. Chắc phải tối mới mò về. Tối. Rồi đêm. Tới ngày hôm sau, ở nhà bắt đầu lo lắng. Nếu ông vào nhà ai đó, chắc họ phải điện về cho bà. Vậy mà đã hai hôm. Ba hôm…

Đến hôm thứ sáu, ở nhà đã có thể đoan chắc rằng, chính câu nói lỡ lời của bà vợ, mà ông bỏ nhà đi. Nhưng ông đi đâu? Nào ai biết. Chỉ biết vào cái thời bao cấp, ông có khá nhiều bạn bè. Họ nghèo khổ cả, nhưng chân tình. Phần lớn họ trôi dạt lên vùng núi, sinh cơ lập nghiệp.

Người có nghề cơ khí thì mở lò rèn, sửa máy xay xát. Người có nghề xây, nghề mộc, thì theo đuổi các công trình. Vậy có thể ông Thoại đã tìm đến những người bạn ấy. Tính ông bất tử, ngang ngang nhưng tốt bụng. Các bạn thì quá rõ tính tình của nhau. Khổ nỗi, ai có phận nấy.

Từ tức giận chuyển sang lo lắng, bây giờ bà vợ ân hận thì sự đã rồi. Chỉ đến khi ông Trứ, anh họ ông Thoại sang chơi, bà vợ mới phần nào yên tâm. Ông Trứ nói: “Đã đến cái tuổi thất thập cổ lai hy, thì chứng nọ tật kia cũng là lẽ thường. Uống rượu nhưng không nát rượu, thì hà cớ gì phải cấm đoán? Người già đôi khi chỉ lấy chén rượu làm vui. Hãy để cho ông ấy uống thoải mái".

Ờ mà phải! Sao bà lại không thể độ lượng vì một thú vui nho nhỏ của chồng? Bà vợ thừ người, nghĩ vậy. Rồi bà lại than thở: “Ông ơi! Ở đâu, hãy về!”