Sinh con cho ai?

Anh chỉ muốn phân tích thêm cho em hiểu, quan trọng nhất là sinh con cho ai?

Em bảo, muốn sinh thêm một đứa, để cha mẹ chồng vui lòng, vì ông bà muốn nhìn mặt cháu trai để yên tâm nhắm mắt. Vợ chồng mình đã có hai công chúa, vậy mà em cứ thập thò đòi đi tháo vòng tránh thai. Em bảo, hai vợ chồng đều không làm việc ở cơ quan Nhà nước, sinh con thứ ba cũng chẳng sao. Anh vốn có xu hướng chiều theo ý em, nhất là lần này, em muốn sinh thêm con vì muốn làm đẹp lòng cha mẹ anh, hà cớ gì anh không chiều?
Anh biết, em là một trong những nàng dâu hiếm hoi trên trái đất này, được cha mẹ chồng chiều chuộng còn hơn chiều con ruột. Những bữa cơm gia đình, cha mẹ không lo cho con trai, nhưng cứ gắp đồ ăn cho con dâu. Gặp ai, cha mẹ cũng kể về con dâu với vẻ hãnh diện ra mặt. Mà em cũng xứng đáng được cha mẹ dành cho “phần thưởng” như vậy vì xinh đẹp, nết na, lại có tài kinh doanh. Anh cảm thấy vui lây.
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Tất nhiên, ở góc độ xã hội, “dù gái hay trai, chỉ hai là đủ”. Mà có làm việc ở cơ quan Nhà nước hay không, vẫn chỉ nên sinh hai con. Anh chỉ muốn phân tích thêm cho em hiểu, quan trọng nhất là sinh con cho ai?
Gia đình mình người Hoa, nên khát khao có cháu trai, con trai lại càng mãnh liệt. Từ bao giờ, hai vợ chồng mình phải sống trong sự trói buộc của nỗi lo không có con trai? Bản thân anh đã tự hóa giải được chuyện đó, thực sự cảm thấy có hai con gái là đủ. Nhưng anh biết, cha anh là người không dễ “hạ nhiệt” khát khao có được đứa cháu trai nối dõi tông đường. Công việc kinh doanh bận rộn, lại vất vả chăm sóc hai con gái nhỏ, vợ chồng mình còn phải đau đáu nghĩ đến “món nợ” sinh con trai từ ngày này qua tháng nọ. Bây giờ, sau một thời gian xuôi xuôi, từ bỏ ý định sinh con, em lại tuyên bố “sẽ cố gắng sinh con trai cho cha mẹ chồng vui lòng”.
Anh ghi nhận và thầm biết ơn em vì tấm lòng hiếu đễ với cha mẹ chồng, nhưng em cần đưa ra một quyết định có lý. Nói thì hơi bẽ bàng, nhưng cha mẹ anh đã trên 70 tuổi, cũng chẳng sống với con cháu được lâu. Nếu vợ chồng mình cố sinh một đứa con trai, là sinh cho vợ chồng mình, chứ cha mẹ có ăn đời ở kiếp với con cháu đâu mà hưởng? Em có thể báo hiếu cha mẹ bằng nhiều hình thức khác, như chăm sóc bữa ăn, giấc ngủ, thuốc thang, quà cáp để cha mẹ có thêm niềm vui, chứ không thể lấy đứa con làm “quà”.
Nếu có con, đứa con ấy sẽ gắn bó từ thời gian, không gian đến tình cảm với anh và em. Số phận và cuộc đời của con gắn với cha mẹ là chính, chứ không phải ông bà. Anh chẳng phải người vô cảm, anh cũng rất thích trẻ con. Khi nhắc đến chuyện sinh con, anh đã hồ hởi tưởng tượng ra đủ thứ tốt đẹp. Nhưng dẫu sao, vợ chồng mình cũng cần căn cứ vào điều kiện thực tế. Đối với em, hai lần mang nặng đẻ đau chỉ cách nhau chưa đến hai năm, đã khiến em gần như kiệt sức. Em cần có thời gian chăm sóc hai con, cần để tâm lực lo cho gia đình, công việc. Anh cũng không đủ sức kham thêm việc nuôi một đứa trẻ.
Khi có gia đình, ai nấy đều muốn toàn tâm toàn ý lo cho gia đình, nhưng cũng cần nghĩ đến bản thân, bởi mỗi người cần sống tốt cho mình mới lo cho người khác được, đúng không em? Nếu em sinh thêm một đứa con, nói hơi quá là gần như em sẽ “chôn” vùi cuộc sống của em vào việc chăm con, khó có thể cân bằng được. Hơn ai hết, chính em cần “gạch đầu dòng” những yếu tố nên và không nên để xem xét khách quan vấn đề. Việc cha mẹ chồng khao khát một đứa cháu trai, chỉ nên là một ý nhỏ trong những “gạch đầu dòng” ấy.
Anh không muốn lấy quyền làm chồng để ép em dừng việc sinh nở, mà thực ra, anh cũng không có cái quyền cấm đoán ấy. Anh chỉ muốn em bình tâm để hiểu đúng vấn đề, từ đó có quyết định hợp lý hơn.

Vợ đòi chia của mới chịu sinh con

Trót lấy vợ đẹp, vợ giỏi, nhiều ông chồng cứ phải nịnh nơi nịnh rớt vợ mới chịu sinh con, nhưng kèm theo những điều kiện "trên trời".

"Cho miếng đất thì em mới đẻ"

Băn khoăn chọn chồng bộ đội

(Kiến Thức) - Trong những người đến với em hiện tại, em có tình cảm với anh ấy nhất... đúng mẫu người mà em vẫn tưởng tượng sẽ chọn làm chồng. Nhưng chỉ chán một nỗi, anh lại là bộ đội, mới chuyển công tác lên tận Lào Cai. 

Trong những người đến với em hiện tại, em có tình cảm với anh ấy nhất. Anh vui tính, hiền, tốt bụng, yêu trẻ nhỏ, đặc biệt là rất đẹp trai... đúng mẫu người mà em vẫn tưởng tượng sẽ chọn làm chồng. Nhưng chỉ chán một nỗi, anh lại là bộ đội, mới chuyển công tác lên tận Lào Cai. 
Em suy nghĩ rất nhiều, không biết có nên tiến xa mối quan hệ với anh ấy hay không. Vì nhiều người khuyên em, lấy chồng bộ đội xa nhà rất khổ, nhất là sau này có con cái, chẳng có chồng đỡ đần, thiệt thòi đủ đường. Thực lòng, em cũng rất sợ cảnh vợ chồng Ngâu, nhìn mấy chị hàng xóm cũng có chồng đi xa mà em đã cám cảnh rồi. Tuy nhiên, nếu bỏ lỡ một người như anh ấy em thấy rất tiếc. Xin cho em lời khuyên - Vũ Xuyến Chi (Phú Thọ).

Đàn bà bất hạnh do ảo tưởng

Đàn bà thường lo lắng cho cơ hội tìm kiếm “hạnh phúc” theo quan điểm của người đời hơn là hưởng thụ hạnh phúc đích thực mình đang có.

Nếu tôi có một đứa con gái, tôi sẽ dạy con biết kiêu hãnh về các giá trị bản thân. Kiêu hãnh nhưng đừng hoang tưởng để gìn giữ cơ hội hạnh phúc của chính con.

Đàn bà hạnh phúc nhìn như đóa hoa không tì vết, sự rạng ngời hiện ra cả từ những vết chân chim. Thế nhưng, có mấy người đàn bà viên mãn? Đa phần các bà tự làm khổ mình hoặc làm khổ lẫn nhau.

Một trong những mối đe dọa của hôn nhân là sự thiếu chung thủy khiến không ai có trọn vẹn hạnh phúc. Không ai dám khẳng định người thứ ba là sung sướng. Dù có tình yêu, cô ấy sẽ đau khổ khi chăn đơn gối chiếc, không bao giờ được khoác tay người mình yêu một cách công khai và hãnh diện. Trong miệng đời, cô ấy mãi mãi là “kẻ giựt chồng” và dù có nuôi con chồng đến lớn thì cũng vẫn là “mẹ ghẻ”.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Người vợ nào cũng điên cuồng vật vã khi chia sẻ người đàn ông của mình mà vì sĩ diện và cay cú, dù không còn tình yêu, bà cũng chẳng dám buông tay cho người ấy ra đi. Bà quên rằng nếu bà có hôn nhân bất hạnh thì cứ chủ động ly hôn, nuôi con một mình và cuối tuần mấy mẹ con cùng nhau rong chơi. Bà là nạn nhân của những quan điểm xưa cũ, bị ru ngủ bởi những bài viết ca ngợi người mẹ kiên tâm chung thủy dù ông chồng bồ bịch lăng nhăng, bỏ nhà bỏ cửa, rồi đến cuối đời mỏi gối chồn chân, ông bẽn lẽn quay về xin lỗi vợ con, và cứ như trong các bộ phim nhiều tập của Đài Loan, Hàn Quốc, cả gia đình lại đoàn tụ trong hạnh phúc viên mãn.

Có người con ca ngợi mẹ mình “Nếu ngày xưa má không hy sinh thì gia đình tôi không được sum họp như ngày hôm nay”. Rồi cũng có không ít bài viết ca ngợi, khuyên nhủ đàn bà chấp nhận nuôi nấng chăm lo cho con riêng của chồng. Có vẻ tác giả quá tàn nhẫn với mẹ mình. 60 năm cuộc đời thì bà đã mất phân nửa thời gian đó nuôi con trong cô độc. Không một người đàn bà nào thật sự cao thượng đến nỗi nuôi con riêng của chồng mà không đau khổ. Ca ngợi sự hy sinh của bà là cổ xúy cho lối sống bất công với phụ nữ. Để bà chịu đựng định kiến mà đánh mất những tháng ngày đáng ra phải được hạnh phúc. Bà quên rằng thà mạnh tay thay đổi cuộc đời còn hơn sống trong u uất.

Trên con đường tìm kiếm hạnh phúc, phụ nữ rạng ngời kiêu hãnh về các giá trị bản thân. Làm gì có một quy tắc chuẩn nào quy định về phụ nữ hoàn hảo? Thế nên nhan sắc, tiền bạc, gia đình không bao giờ là yếu tố làm giảm giá trị của bạn! Mà dù bạn hoàn hảo đi chăng nữa thì liệu người đàn ông của bạn có xứng đáng? Đàn bà thường lo lắng cho cơ hội tìm kiếm “hạnh phúc” theo quan điểm của người đời hơn là hưởng thụ hạnh phúc đích thực mình đang có. Cô ấy vì mọi người hối thúc mà cuống cuồng lấy chồng. Cô ấy vì lỡ đã trao thân mà chấp nhận một người chồng kém cỏi. Cô ấy sợ hãi hai chữ “bỏ chồng” mà trói cuộc đời mình cho người khác vùi dập.

Đàn bà thường hay bất hạnh do ảo tưởng. Họ thường kỳ vọng về một bạch mã hoàng tử nhưng nếu lấy phải con cóc thì cũng cho là do số phận và chịu đựng tất cả. Họ quên rằng phép màu không có thật trên đời và chỉ có họ là người tự quyết định hạnh phúc của mình.

Trên cuộc đời này không có gì là may mắn. Đàn ông khi yêu và cầu hôn là lúc họ nhún mình nhất. Đó chính là cơ hội để những người đàn bà mạnh mẽ thiết lập các quy tắc gia đình. Nếu không tìm được tiếng nói chung thì chia tay là giải pháp đẹp nhất. Không ai xấu hoàn toàn và cũng chẳng dễ tìm được thánh sống, vấn đề là có phù hợp hay không? Đàn ông gia trưởng đi tìm một người đàn bà có tính phục tùng. Đàn bà tham vọng đi tìm một người đàn ông cá tính mạnh mẽ. Thị Nở còn có Chí Phèo nên nếu chưa tìm được người “trời sinh một cặp” thì đừng kết hôn. Vì số lượng người chết vì thất tình không thể cao bằng những cuộc đời chết vì hôn nhân bất hạnh.

Thậm chí đàn bà có một cuộc hôn nhân viên mãn, chồng con đuề huề vẫn chưa chắc thật sự hạnh phúc. Họ bị tác động bởi xã hội. Và xã hội thì quá khắt khe khi giao trọng trách phát triển đất nước cùng với gìn giữ gia đình lên vai các bà. Phụ nữ chỉ nên làm những gì khiến họ hạnh phúc. Nếu yêu gia đình thì nghiêng về gia đình, nhưng đừng bỏ đi những niềm vui cá nhân, đừng dùng chữ hy sinh vì hy sinh đi kèm với thiệt thòi. Mỗi phụ nữ nên thiết lập thời khóa biểu cho những điều mà mình thấy hạnh phúc khi làm: đi du lịch, đi shopping, đi spa, nuôi thú cưng, trồng trọt, làm bánh, nấu ăn… Mình không ngăn cản sự hiến thân cho gia đình, bất cứ sự cống hiến nào cũng đem lại kết quả nhưng sự cân bằng cũng quan trọng. Đừng đặt toàn bộ trứng vào một rổ, vì gia đình mà bỏ cả sự nghiệp, bỏ hết niềm vui riêng thì đàn bà đánh mất đi sự an toàn.

Tôi thích hình ảnh một phụ nữ kiêu kỳ và viên mãn bất kể đến người đàn ông trong cuộc đời cô ấy. Nước đục thì lọc lại cho trong và bến này đục thì neo thuyền bến khác.