![]() |
Ảnh minh họa. |
![]() |
Ảnh minh họa. |
Anh Minh bất ngờ qua đời sau một tai nạn không biết nên gọi là tai nạn do rượu hay giao thông: anh đi nhậu đêm, bạn chở về. Ngồi sau xe bạn, anh tự dưng ngã ập xuống đường, chấn thương sọ não và chết sau ba ngày hôn mê.
Cái chết bất ngờ ở vào tuổi 45 của anh khiến tất cả mọi người từ gia đình tới bạn bè đếu bàng hoàng, nhưng bàng hoàng nhất có lẽ là người vợ và ba đứa con nhỏ. Bởi trong gia đình anh Minh là lao động duy nhất. Chị Hiền từ sau ngày cưới chồng đã phải theo lệnh của anh mà bỏ nghề dạy học, về nhà đẻ và nuôi con. Anh thường hay huênh hoang với bạn bè: “Vợ của thằng Minh này sao lại phải đi làm. Đàn bà thì ở nhà làm cho tốt việc đàn bà là được. Chuyện kiếm tiền thì cứ để đàn ông”.
Quả thật là với ba đứa con ra đời trong vòng 10 năm thì dù có muốn, chị Hiền cũng chẳng thể nào đi làm được. Thế nên bạn bè đều khâm phục anh Minh, rằng thời buổi khó khăn đến thế mà anh vẫn chu toàn được cho cả gia đình, thật đáng ngưỡng mộ. Ngưỡng mộ hơn cả là anh luôn khoe khả năng làm ăn, khả năng nhìn xa trông rộng, khả năng làm chủ gia đình của mình. Lần được anh dẫn về thăm nhà, anh em trong cơ quan chúng tôi hơi bất ngờ khi thấy căn nhà của anh nằm giữa một cánh đồng, đúng cảnh “đồng không mông quạnh”. Nơi ở của vợ chồng, con cái là một căn nhà tự anh xây nên bằng gạch và vôi vữa, méo mó xẹo xọ rất… nghệ sĩ.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Thật sự là khi nghe anh Minh nói, chúng tôi cũng phần nào tin vào việc anh và gia đình sống vậy là do máu nghệ sĩ của anh. Chứ suốt ngày, chúng tôi đã được anh khoe dự án này, dự án kia rất hoành tráng. Anh kể anh mở mấy công ty làm ăn rồi giao cho các đàn em điều hành, anh chỉ góp vốn, tư vấn, chỉ đạo từ xa. Nói chuyện tiền bạc, nhà cửa, đất đai, lúc nào anh cũng úp úp mở mở như là đại gia không tiện khoe khoang. Cả cơ quan chúng tôi ai cũng nghĩ rằng anh chơi chứng khoán và thắng rất lớn, rằng anh đang buôn bán nhà đất rất có lời. Hồi đó, đang rộ lên phong trào mua bảo hiểm Prudential, anh khoe với chúng tôi là đã mua hết cho cả ba đứa con, lo cho chúng một tương lai ổn định tới tận khi vào đại học. Thế cho nên anh luôn là hình ảnh đáng ganh tỵ của cánh đàn ông, đáng ngưỡng mộ của cánh đàn bà.
Anh đổ xuống, hôn mê ba ngày, rồi mất. Chị Hiền đứng sõng tay trước thi thể của anh không còn khóc được. Mọi người xúm vào hỏi han chuyện tiền bạc, chị ngơ ngác, lận lưng lấy ra vài trăm nghìn anh phát tiền chợ của tuần xài chưa hết. Hỏi tới nữa, chị nghẹn ngào nói có biết công ty lớn công ty nhỏ, nhà đất chứng khoán này kia nào của anh đâu. Gấp nhất lúc này là tìm cho ra hợp đồng bảo hiểm của anh để xem khả năng được bồi thường. Chị em cả cơ quan náo loạn cùng chị bới tung cái nhà, phá tung cả két sắt anh để trong góc phòng ngủ, nạy hết các ngăn bàn làm việc cơ quan. Chẳng có gì, chẳng có một đồng tiền hay một hợp đồng làm ăn nào. Truy tìm tới tận công ty bảo hiểm, chúng tôi cũng chẳng tìm ra cái gì anh để lại. Mò tìm càng sâu, chị Hiền càng đau đớn khi phát hiện ra những bằng chứng ngoại tình linh tinh của anh, những thơ văn, thư tay bay bướm của những cuộc chơi rất nghệ sĩ, với những lời nổ vang như sấm của anh về tài năng của mình. Không còn nước mắt để khóc, hay tức giận để trách móc, chúng tôi xúm vào cùng chị lo lắng ma chay cho anh.
Giận thì giận anh, mà thương thì thương mẹ con chị, cơ quan chúng tôi cùng bạn bè anh chị bàn bạc, lo toan. Chị bán mảnh đất có cái nhà gạch, về thành phố thuê nhà, buôn bán hàng tạp hóa nuôi ba đứa con ăn học. Hình như quá ngán ngẩm hình ảnh “một tấc tời trời” của cha, thằng con lớn anh càng lớn càng thâm trầm, kín đáo, mạnh mẽ, xốc vác. Nó vừa học, vừa kiếm đủ việc làm thêm phụ giúp mẹ.
Nhiều năm trôi qua, mỗi lần đám giỗ anh, chúng tôi lại tụ họp về thăm chị. Người phụ nữ yếu đuối, run rẩy trước thi hài chồng và cậu con trai gầy nhẳng gầy nhơ như cái dãi khoai ngày đó bây giờ đã là một chủ doanh nghiệp nhỏ, làm ăn khá phát đạt. Những điều anh khoe khoang ngày xưa mà không có, giờ đây chị và cậu con trai lớn đã phần nào gầy dựng, làm nên. Còn anh, trên cái bàn thờ cao cao giữa nhà, vẫn giữ một nụ cười rất… nghệ sĩ. Có lần hỏi chị: “Có trách anh không?”. Chị bảo: “Trách gì? Cũng là nhờ hoàn cảnh tận cùng ấy mà mẹ con chị mới vươn lên tới ngày hôm nay đó thôi. Nhờ anh ấy mà chị biết làm… đàn ông đích thực đó thôi”. Rồi chị chợt cười vui: “Mà em biết không, mảnh đất ngày xưa của anh ấy, bây giờ thành khu du lịch sinh thái thật rồi đó. Vậy là… ảnh cũng không đến nỗi nổ không căn cứ đâu. Biết đâu, còn sống đến bây giờ, anh cũng đã làm được những điều anh đã nói”. Nghe giọng chị đầy thứ tha, dịu dàng, yêu thương mà chúng tôi đứa nào cũng cay mắt.
Tôi cúi mặt trước dự định tốt lành anh đang hớn hở vẽ ra cho mình. Tôi ba mươi hai tuổi, là nhân viên công ty anh từ lúc mới tốt nghiệp, đi làm đến giờ. Rồi tôi lấy chồng, cũng là đồng nghiệp. Hôn nhân không mấy hạnh phúc vì chồng tôi an phận, ít biết dịu ngọt quan tâm. Chúng tôi hay cãi nhau. Mỗi lần như vậy, tôi lại đi làm với đôi mắt sưng húp vì khóc và mất ngủ.
Anh nhận ra điều đó, hay bâng quơ an ủi tôi, rồi nâng đỡ tôi lên phó một bộ phận. Trong lúc buồn bã, yếu lòng, tôi ngã vào tay anh. Từ đó về sau, cứ thỉnh thoảng anh lại gọi tôi “cùng đi công việc” một lần. Tôi có thai với anh, nhưng không dám nói sự thật cho chồng tôi biết. Anh không nói gì, chỉ bảo, nếu muốn sinh con cho anh, thì phải ly hôn với chồng. Anh sẽ lo hết. Tôi loay hoay, cuối cùng quyết định báo tin “đổ vấy” cho chồng. Chồng tôi nhẹ nhàng bảo, hồi nhỏ anh bị quai bị, vô sinh, nếu em sinh con, chúng ta sẽ để nuôi, không có vấn đề gì. Tôi vừa nhục nhã vừa uất nghẹn với ý nghĩ: bấy lâu bị chồng lừa dối chuyện vô sinh. Tôi cương quyết đòi ly hôn. Chồng tôi cũng chẳng phản đối, chỉ nói đơn giản “tùy em quyết định”.
Hai mươi bảy tuổi, tôi thành người phụ nữ đã qua một lần đò, với cái bào thai cuối cùng cũng không giữ được. Tự do rồi, tôi chính thức cặp bồ với anh, tất nhiên là lén lút. Chồng cũ của tôi bị anh tìm cách cho nghỉ việc. Tôi cũng không bận tâm vì còn mải mê vui sướng với những chăm chút của anh, bằng lòng với những “chiến lợi phẩm” vật chất do anh mang lại.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Một lần, tôi tình cờ nghe đám phụ nữ nhiều chuyện trong công ty thì thầm, sếp đang tăm tia em kế toán trẻ đẹp mới vào. Tôi giật mình, nhưng cho rằng đó chỉ là tin đồn của những kẻ ganh ăn tức ở, nhằm hạ uy tín anh. Muốn hỏi anh cho rõ, nhưng những quyền lợi kinh tế gắn kết nhau và cái vị thế nhân viên lệ thuộc đã ngăn tôi lại. Rồi lại rộ lên những xì xầm là có người gặp sếp “đi khách sạn” với cô nhân viên PR bốc lửa dưới chi nhánh. Tôi mặc kệ mọi thứ, nổi cơn tam bành với anh, buộc anh giải thích về những lời đồn đó. Anh chối quanh, thề thốt, mang dao ra dọa sẽ “chứng minh sự trong sạch” cho tôi thấy. Những lời dỗ dành của một người đàn ông nhiều kinh nghiệm cả cuộc sống lẫn tình trường đã làm tôi bùi tai…
Chừng ấy thời gian quen anh, tôi sống trong khổ sở vì ghen tuông, vì ra vô bệnh viện giải quyết, bởi những dằn vặt toan tính của riêng mình để giữ anh, một người đàn ông không có gì hấp dẫn bề ngoài. Chẳng hiểu tình yêu hay thói quen đã khiến tôi dù biết mình mù quáng vẫn không dứt ra được. Hạn hữu lắm, chúng tôi mới cùng nhau xuất hiện ở nơi công cộng, bởi sự chênh lệch tuổi tác thu hút những ánh mắt tò mò của người xung quanh. Điều đó làm cho anh khó chịu, khiến tôi ngại ngần. Tôi ngày càng vật vã với những hờn ghen của mình. Từ lúc bỏ đi cái bào thai thứ ba, tôi cũng không còn khả năng làm mẹ nữa… Lẽ ra, ở tuổi ngoài ba mươi, tôi vẫn có thể làm lại từ đầu. Tôi dư tự tin và kiêu hãnh để khiến anh phải lồng lộn, lo nắm giữ. Nhưng, tôi không làm được. Ngược lại, tôi loay hoay canh chừng những mối quan hệ của anh, mải mê tìm hiểu, thấp thỏm lo âu khi biết mình ngày càng nhàm chán, quen thuộc trong mắt anh. Lời dỗ dành rằng, tôi mới chính là chỗ dựa, là “đồng minh” của anh, khiến tôi mờ mắt bỏ qua những lần anh ham của lạ. Tôi là gì mà có thể ra mặt canh chừng anh? Vợ anh còn phải cam chịu kia mà! Tôi không ghen với chị ấy vì nghĩ chị chẳng có gì nguy hiểm, anh đối với gia đình chỉ là chu toàn là bổn phận. Tôi chỉ cần trái tim người đàn ông mình yêu …
Lâu rồi, những người theo đuổi tôi đã lần lượt bỏ cuộc. Chỉ vài năm nữa thôi, anh cũng tới tuổi hưu. Khi đó, anh sẽ thật sự thuộc về em, bù đắp cho em… Có lần, anh đề nghị tôi nghỉ việc cho êm chuyện, anh nuôi, nhưng tôi cương quyết gạt đi. Tôi im lặng ngó lại chính mình… Tôi đã trên dưới bốn mươi, không con cái, gia đình, chẳng có gì ràng buộc hoặc mong chờ… Tôi sẽ sở hữu một người đàn ông biết toan tính sắp đặt đời mình đâu ra đó, tinh tươm hết rồi. Tôi sẽ cùng người ấy đối mặt với những căn bệnh tuổi già, hay những ngày ấm êm thơ mộng như phim kiểu “trồng hoa nuôi gà” ư? Tôi sẽ hầu hạ anh bữa cơm ly nước, cùng anh ôn lại những ký ức đẹp đẽ trong cuộc đời bay nhảy của mình chăng? Không! Tôi chắc chẳng đủ dũng khí để “hốt cú chót” kiểu ấy. Thậm chí, để ngay lúc này, can đảm nhìn thẳng vào anh và hỏi một câu: Khi ấy, anh còn lại gì để mà cho em? tôi cũng u mê không làm nổi…